Tập đoàn Hòa Phát: Hiệu quả kinh doanh năm 2022 thấp nhất trong 5 năm, tham vọng phát triển 10 khu công nghiệp
Năm 2022, chỉ số ROE tại Tập đoàn Hòa Phát (tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) ghi nhận mức thấp từ 38% năm 2021 xuống còn 8,8%.
Chỉ số ROE và ROA tại Tập đoàn Hòa Phát thấp kỷ lục
CTCP Tập đoàn Hoà Phát (mã CK: HPG) đã công bố báo cáo thường niên năm 2022. Trong đó, ông Trần Đình Long – Chủ tịch tập đoàn đã có thư gửi tới các cổ đông của tập đoàn.
Ông Trần Đình Long cho biết, năm 2021 là năm Tập đoàn Hòa Phát đạt được doanh thu và lợi nhuận rực rỡ nhất trong lịch sử 30 năm phát triển. Tuy nhiên, những biến động lớn về kinh tế, chính trị thế giới diễn ra trong năm 2022 đã ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch sản xuất kinh doanh của Hòa Phát.
Mặc dù dịch Covid 19 đã được đẩy lùi nhưng xung đột địa chính trị, lãi suất, lạm phát, tỷ giá đã tạo thành lốc xoáy cuốn bay thành quả tích lũy của nhiều nền kinh tế và Hòa Phát lần đầu tiên ghi nhận kết quả kinh doanh lỗ sâu liên tiếp trong 2 quý cuối năm 2022.
Doanh thu năm 2022 của Hoà Phát chỉ đạt 89% kế hoạch đề ra, giảm 5% so với năm 2021. Lợi nhuận cả năm 2022 chỉ 8.444 tỷ đồng, chỉ hoàn thành 34% kế hoạch. Doanh thu của toàn Tập đoàn sụt giảm chủ yếu do ngành thép giảm 76% lợi nhuận và nông nghiệp giảm 92% lợi nhuận so với cùng kỳ. Hiện nay, 95% doanh thu lợi nhuận của Hòa Phát đến từ lĩnh vực sản xuất kinh doanh thép.

Chính vì doanh thu và lợi nhuận lao dốc mạnh khiến hiệu quả kinh doanh năm 2022 tại Tập đoàn Hòa Phát thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.
Khi đánh giá hiệu quả kinh doanh tại một doanh nghiệp, chỉ số quan trọng cần quan tâm đó là ROE (tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) và ROA (tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản).
Trong năm 2022, chỉ số ROE của Hòa Phát đạt 8,8%, giảm so với mức 38% của năm 2021. Chỉ số ROE giảm phản ánh một năm kinh doanh khó khăn của Tập đoàn khi thị trường tiêu thụ giảm sút, giá nguyên nhiên liệu đầu vào diễn biến phức tạp; đặt trong bối cảnh chung của nền kinh tế thắt chặt do chính sách tiền tệ của Chính phủ.
Cùng với đó, chỉ số ROA của Hòa Phát cũng giảm còn 5% trong khi hệ số này ở cùng kỳ năm 2021 là 19,4%. Trong khi tổng tài sản giảm 4,4% mà chỉ số ROA giảm so với cùng kỳ năm 2021, càng cho thấy sự suy giảm mạnh của lợi nhuận sau thuế.

Bên cạnh đó, trong năm 2022, cơ cấu tài chính của Tập đoàn được duy trì ở mức ổn định. Vốn chủ sở hữu tăng 6%, từ 90.781 tỷ đồng lên 96.113 tỷ đồng đến từ dòng lợi nhuận làm ra trong năm. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu giảm dưới mức 1, hệ số nợ vay ngân hàng trên vốn chủ sở hữu giảm còn 0,6 lần, hệ số nợ vay ròng trên vốn chủ sở hữu là 0,24 lần. Hệ số nợ ở mức an toàn cho thấy khả năng tự chủ tài chính, ổn định về tài chính của Tập đoàn.
Năm 2022 chứng kiến những khó khăn khi Hòa Phát phải cắt giảm công suất sản xuất thép để giảm lượng tồn kho thành phẩm giá cao, đồng thời phù hợp với sức tiêu thụ của thị trường. Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 54% so với năm 2021, từ 26.721 tỷ đồng giảm còn 12.277 tỷ đồng.
Tham vọng phát triển 10 khu công nghiệp trong 10 năm tới
Báo cáo thường niên năm 2022 cho biết, Tập đoàn Hòa Phát đặt kế hoạch phát triển 10 khu công nghiệp (KCN) trong 10 năm tới, bao gồm cả 3 khu công nghiệp hiện có. Doanh nghiệp đẩy mạnh mảng bất động sản với công ty vận hành vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng.

Hiện nay Hòa Phát sở hữu và vận hành 3 khu công nghiệp (KCN), bao gồm KCN Phố Nối A có quy mô hơn 688,94 ha (Hưng Yên), KCN Hòa Mạc -131 ha (Hà Nam), KCN Yên Mỹ II - 313,5ha (Hưng Yên). Tổng quỹ đất KCN được phê duyệt quy hoạch là 1133,44 ha.
Theo Hòa Phát, tại KCN Phố Nối A, tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 87% với 136 doanh nghiệp thuê đất. Nhiều doanh nghiệp FDI đến từ Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)…
Giai đoạn 1, khu công nghiệp Yên Mỹ II có tỷ lệ lấp đầy đạt 100%. KCN Yên Mỹ II được quy hoạch nhằm thu hút đầu tư trong các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất sạch, ít gây ảnh hưởng tới môi trường.
Năm 2022, Hòa Phát được chấp thuận chủ trương dự án KCN Yên Mỹ II mở rộng tại tỉnh Hưng Yên và được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng. Hòa Phát đang tiến hành giải phóng mặt bằng giai đoạn mở rộng với diện tích 216 ha, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 2.682 tỷ đồng.
Về KCN Hòa Mạc (Hà Nam), Hòa Phát cho biết, từ năm 2010 đến nay đã có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến tìm hiểu thông tin tiến tới thuê đất và xây dựng nhà xưởng tại đặc biệt là các công ty của Hàn Quốc, Nhật Bản. Đến nay, KCN này đã thu hút được 30 doanh nghiệp cho 35 dự án đầu tư, tỷ lệ lấp đầy 100%.
Năm 2023, Hòa Phát cho biết sẽ đầu tư thêm hạ tầng kỹ thuật dự án Khu công nghiệp Yên Mỹ II mở rộng với diện tích quy hoạch 216 ha, đáp ứng nhu cầu cao về thuê đất khu công nghiệp hiện nay. Kế hoạch trong 10 năm tới, tập đoàn sẽ phát triển 10 khu công nghiệp, bao gồm cả các khu công nghiệp đang có.
Đối với mảng dự án nhà ở - khu đô thị, tập đoàn sẽ tập trung phát triển các đại đô thị diện tích từ 300-500 ha, đóng góp vào quá trình đô thị hóa các khu dân cư hiện hữu của địa phương. Các dự án bất động sản nhà ở - khu đô thị đang được nghiên cứu và nộp hồ sơ đăng ký thực hiện.
Tập đoàn Hòa Phát gia nhập thị trường bất động sản từ khá sớm bằng việc thành lập CTCP Xây dựng và Phát triển đô thị Hòa Phát vào cuối tháng 9/2001. Vì tập trung cho mảng thép và nội thất nên doanh nghiệp của tỷ phú Trần Đình Long chưa thực sự thành công trong lĩnh vực địa ốc.
Qua nhiều năm ‘bình chân tại chỗ’ mảng bất động sản, phải đến năm 2020 trở lại đây, Hòa Phát mới trở lại “đường đua” ở mảng này.

Đầu tiên là việc thành lập CTCP Phát triển Bất động sản Hoà Phát với mục tiêu hoạt động đầu tư, xây dựng, phát triển bất động sản và các hoạt động phụ trợ của doanh nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp liên tục tham gia vào các cuộc đua săn quỹ đất với loạt dự án từ khu đô thị đến khu công nghiệp.
Năm 2022, Hòa Phát rót thêm 3.300 tỷ đồng vào công ty bất động sản này thông qua góp vốn trực tiếp, qua đó, tăng vốn điều lệ công ty từ 2.700 tỷ lên 6.000 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu của Hòa Phát cũng sẽ ghi nhận thay đổi từ 99,926% lên 99,967%.
Mới đây nhất, liên danh Tổng CTCP Đầu tư Hợp Nghĩa - CTCP Xây dựng và Phát triển đô thị Hòa Phát là doanh nghiệp duy nhất "rộng cửa" trúng Dự án khu dân cư nông thôn sinh thái Cao Xá (tỉnh Phú Thọ) khi là đơn vị duy nhất nộp hồ sơ và đạt yêu cầu sơ bộ năng lực, kinh nghiệm.
Tháng 5/2022, CTCP Phát triển Đô thị Hòa Phát Yên Mỹ được thành lập với vốn điều lệ 750 tỷ đồng. Trong đó Tập đoàn Hòa Phát sở hữu gián tiếp 99,9% vốn.
Ngoài bất động sản KCN, Hòa Phát còn phát triển mảng nhà ở với dự án đầu tiên là tòa nhà Hòa Phát 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội (gồm 5 tầng văn phòng và 133 căn hộ) thông qua hoạt động M&A vào năm 2010.
Sau đó, doanh nghiệp phát triển thêm nhiều dự án với các quy mô, phân khúc sản phẩm khác nhau như: Khu phức hợp Mandarin Garden (Cầu Giấy, Hà Nội); Tổ hợp dịch vụ thương mại văn hóa thể thao, nhà ở và văn phòng cho thuê - Mandarin Garden 2 (đường Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội); Tòa nhà chung cư (70 Nguyễn Đức Cảnh, Hoàng Mai, Hà Nội).
TIN LIÊN QUAN
-
Tập đoàn Bamboo Capital muốn bán bớt cổ phần công ty con, huỷ rót vốn vào Bảo hiểm AAA
-
Sau Nghị định 08, Fecon vẫn cấp tập mua lại trái phiếu trước hạn
-
Loạt doanh nghiệp bất động sản chào bán thành công gần 12.000 tỷ đồng trái phiếu
-
Một doanh nghiệp vừa huy động lô trái phiếu trị giá 2.300 tỷ đồng với lãi suất chỉ 6%
-
Trái chiều mục tiêu kinh doanh năm 2023: Nhóm ngành bán lẻ và xây dựng tự tin, nhóm ngành thép và địa ốc dè dặt
-
Đâu là lý do khiến ngân hàng dè dặt với mục tiêu kinh doanh năm 2023?
Chi gần 450 tỷ thâu tóm tòa nhà 19 tầng tại Hà Nội, SSI của "ông trùm" Nguyễn Duy Hưng gây sốc giới đầu tư
SSI vừa chi gần 447 tỷ đồng để sở hữu tòa nhà văn phòng cao 19 tầng tại Hà Nội, đánh dấu bước đi chiến lược quan trọng trong việc mở rộng...
Báo lãi quý 1 tăng trưởng hai chữ số: FPT Online trả cổ tức “khủng”, tỷ lệ 100% bằng tiền mặt
Với hơn 18 triệu cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp dự kiến chi hơn 184 tỷ đồng để thanh toán cổ tức cho cổ đông.
Quốc tế Sơn Hà (SHI) sắp phát hành hơn 8 triệu cổ phiếu tăng vốn, cơ hội lớn cho cổ đông hiện hữu?
SHI chuẩn bị phát hành cổ phiếu thưởng từ lợi nhuận chưa phân phối, giữa lúc lợi nhuận quý I/2025 tăng mạnh và cơ cấu tài chính được cải thiện rõ nét.
Thuduc House bất ngờ báo lãi, cổ phiếu TDH tăng mạnh 5 phiên liên tục
Với mức lãi sau thuế hơn 5,6 tỷ đồng trong quý 1/2025 – trái ngược với khoản lỗ cùng kỳ năm ngoái, Thuduc House (TDH) đang mang đến bất ngờ tích cực cho thị trường.
Đường Man - Doanh nghiệp từng làm nên tên tuổi đại gia Đường ‘bia’ tiếp tục thua lỗ
Công ty Cổ phần Đường Man – thành viên của Tập đoàn Hòa Bình (Hòa Bình Group) – từng được biết đến là đơn vị tiên phong trong sản xuất malt bia tại Việt Nam...
Nhà máy ray thép 14.000 tỷ của Hòa Phát có động thái mới: Tỷ phú Trần Đình Long ‘chốt đơn’ sản phẩm vào năm 2027
Hòa Phát ghi nhận quý khởi sắc đầu năm 2025 với doanh thu đạt gần 38.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế vượt 3.300 tỷ đồng tăng 16%...
Tập đoàn năng lượng Zarubezhneft (Nga) dự kiến xây nhà máy điện gió ngoài khơi ở Việt Nam
Thông tin này được công bố trong Tuyên bố chung trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Tổng Bí thư Tô Lâm.
BIM Group đổ 3.000 tỷ xây ‘siêu dự án’ tại Hạ Long, đại gia Đoàn Quốc Việt đang toan tính điều gì?
BIM Hạ Long, thành viên của Tập đoàn BIM Group, đang triển khai dự án “Tổ hợp công trình thương mại, dịch vụ và căn hộ lưu trú” tại trung tâm du lịch Hạ Long...
Vietnam Airlines họp ĐHĐCĐ bất thường ngày 15/5: Trình phương án tăng vốn, bàn thương vụ 50 máy bay thân hẹp
Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa công bố quyết định triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường vào chiều 15/5 tại Hà Nội....
Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) - Khẳng định thương hiệu Việt với thị trường quốc tế
PVCFC vừa được Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp Úc cấp Chứng chỉ Level One (Cấp độ 1) cho xuất khẩu phân bón hàng rời (Bulk In-Ship Fertiliser). Với bước tiến mới này,...
MCP: Vững tăng trưởng, quyết tâm dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam
Bao bì Mỹ Châu (HOSE: MCP) – doanh nghiệp bao bì kim loại duy nhất niêm yết trên sàn HOSE báo lãi sau thuế năm 2024 vượt 35% kế hoạch và tăng tới 173% so...
Bức tranh trái chiều ngành xi măng Quý 1/2025: Bỉm Sơn, Hà Tiên thận trọng bám trụ, La Hiên bất ngờ lội ngược dòng
Trong khi các tên tuổi lớn như Bỉm Sơn (BCC), Hà Tiên (HT1) đang nỗ lực kiểm soát chi phí để thu hẹp thua lỗ, thì Xi măng La Hiên (CLH) lại gây bất ngờ...
Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để PV Power phát triển bền vững
Trong bối cảnh ngành năng lượng đang chuyển dịch mạnh mẽ trước yêu cầu phát triển xanh và áp lực bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, Tổng công ty Điện lực Dầu khí...
Ông Phạm Hữu Quốc giữ chức Tổng giám đốc Bamboo Capital
Tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán và Luật Kinh tế tại Đại học Kinh tế TP.HCM, ông Phạm Hữu Quốc được đánh giá cao bởi nền tảng kiến thức chuyên sâu và tư duy phân tích sắc bén.
Trao quyền chủ động cho doanh nghiệp trong huy động và sử dụng dòng vốn nội bộ
Sáng ngày 13/5, trong phiên thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà (Đoàn đại biểu Quốc...
Bình Thuận "chốt hạ" cứ điểm sản xuất linh kiện ô tô hơn 2.000 tỷ, sẽ đón 1.000 lao động về làm việc
Với công suất dự kiến 12 triệu sản phẩm/năm, nhà máy mở ra cơ hội việc làm cho 1.000 lao động địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế bền vững.
VEFAC lãi đậm 15.000 tỷ đồng trong quý I/2025, cổ đông sắp nhận cổ tức tiền mặt tỷ lệ 435%
VEFAC đề xuất chia cổ tức tiền mặt “khủng” hơn 7.200 tỷ đồng, sau quý kinh doanh đầu năm 2025 tăng trưởng bùng nổ với lợi nhuận gấp hơn 160 lần cùng kỳ.
“Cởi trói” để doanh nghiệp nhà nước vươn mình trong kỷ nguyên mới
Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế sâu rộng, doanh nghiệp có vốn nhà nước cần một môi trường pháp lý thuận lợi hơn là ràng...
Công ty của ông Phạm Nhật Vượng chính thức ra mắt nền tảng giao đồ ăn “Xanh SM Ngon”
Không dừng lại ở taxi điện, Xanh SM tiếp tục mở rộng hệ sinh thái của mình với nền tảng giao đồ ăn Xanh SM Ngon, cạnh tranh với những cái tên lớn...
Xem nhiều




