Tất tần tật về SWIFT, "đòn trừng phạt chưa từng có" giáng xuống Nga
SWIFT trở thành trung tâm của sự chú ý khi Mỹ và các quốc gia châu Âu đe dọa loại bỏ Nga ra khỏi thế giới tài chính. Đây có thể là một đòn chí mạng đối với các ngân hàng Nga, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ.
TỪ SỰ KIỆN NGA BỊ LOẠI KHỎI SWIFT: SWIFT LÀ GÌ VÀ TẦM ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO MÀ KHIẾN NGA LO LẮNG?
Trong khi cuộc chiến Nga - Ukraine đang diễn ra căng thẳng, hệ thống thanh toán SWIFT trở thành trung tâm của sự chú ý khi Mỹ và các quốc gia châu Âu đe dọa loại bỏ Nga ra khỏi thế giới tài chính. Đây có thể là một đòn chí mạng đối với các ngân hàng Nga, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ.

Khi các chính phủ phương Tây đe dọa Nga bằng một gói các biện pháp trừng phạt chưa từng có nhằm ngăn cản Nga đưa quân vào Ukraine, thì có một biện pháp đặc biệt gây ra nỗi sợ hãi cho Điện Kremlin: cắt nước này khỏi hệ thống ngân hàng toàn cầu.
Trong số các biện pháp trừng phạt, đây là biện pháp khắc nghiệt nhất đối với Moscow kể từ khi lực lượng của nước này tiến vào Ukraine và dự kiến nó sẽ giáng đòn nặng nề vào một quốc gia phụ thuộc nhiều vào nền tảng SWIFT cho hoạt động thương mại tài nguyên thiên nhiên quan trọng, đặc biệt là các khoản thanh toán cho xuất khẩu dầu và khí đốt. Việc cắt đứt một quốc gia khỏi SWIFT trong thế giới tài chính tương đương với việc hạn chế quyền truy cập Internet của một quốc gia. Trước đó, chỉ có một nước bị cắt khỏi SWIFT, đó là Iran.
Các nhà lập pháp cấp cao của Nga đã đáp trả bằng cách nói rằng các chuyến hàng dầu, khí đốt và kim loại đến châu Âu sẽ dừng lại nếu điều đó xảy ra.
"Nếu Nga bị ngắt kết nối với SWIFT, chúng tôi sẽ không nhận được ngoại tệ, nhưng trước tiên các nhà nhập khẩu châu Âu sẽ không nhận được hàng hóa từ chúng tôi, bao gồm dầu, khí đốt, kim loại và các hàng hóa quan trọng khác", Nikolai Zhuravlev, Phó Chủ tịch Thượng viện Nga, tuyên bố trên hãng truyền thông nhà nước TASS.

Chính xác thì SWIFT là gì và tại sao nó lại quan trọng đến mức Mỹ và các quốc gia châu Âu đang sử dụng nó như một sự đe dọa lớn chống lại Nga?
SWIFT là gì?
SWIFT là viết tắt của Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication (Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng thế giới), được thành lập năm 1973 thay thế cho telex và là một nền tảng an toàn cho các tổ chức tài chính để trao đổi thông tin về các giao dịch tiền tệ toàn cầu như chuyển tiền.
SWIFT giống như Gmail hoặc SMS dành cho ngân hàng, nhưng để chuyển tiền. Nói một cách đơn giản, SWIFT là một hệ thống nhắn tin để chuyển tiền.
SWIFT có phạm vi bao phủ rộng rãi, bao gồm hơn 11.000 tổ chức tại hơn 200 quốc gia trên thế giới. Điều này khiến cho nó trở thành một hệ thống được chấp nhận rộng rãi. Thành viên của SWIFT gồm các ngân hàng trung ương của các quốc gia như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore và những nước khác trong danh sách giám sát của nó.
Các ngân hàng và tổ chức tài chính sử dụng hệ thống thanh toán SWIFT để gửi và nhận các hướng dẫn chuyển tiền một cách an toàn và đáng tin cậy. Mỗi tổ chức được gán một mã duy nhất có 8 hoặc 11 ký tự.
SWIFT có trụ sở tại Bỉ và được điều hành bởi một hội đồng bao gồm 25 người, trong đó có Eddie Astanin, Chủ tịch hội đồng quản trị Trung tâm lưu ký thanh toán quốc gia Nga. SWIFT tự coi mình là một "cơ quan trung lập", được thành lập theo luật pháp Bỉ và phải tuân thủ các quy định của Liên minh châu Âu.

Trong tuyên bố ngày 23/2/2021, SWFIT nêu rõ: "SWIFT là một hệ thống hợp tác toàn cầu trung lập được thành lập và hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng. Mọi quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quốc gia hoặc các tổ chức cá nhân hoàn toàn thuộc về các cơ quan chính phủ và các nhà lập pháp có thẩm quyền".
Mục đích của động thái loại bỏ Nga khỏi SWIFT
Việc loại trừ các ngân hàng Nga khỏi nền tảng SWIFT dự kiến sẽ ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của đất nước - và theo cách nói của Nhà Trắng, điều đó sẽ khiến nước này dựa vào "điện thoại hoặc máy fax" để thanh toán.
Theo đó, tài sản của ngân hàng trung ương Nga dự kiến sẽ bị đóng băng, hạn chế khả năng tiếp cận nguồn dự trữ ở nước ngoài của Moscow. Mục đích của các động thái này là nhằm "cô lập Nga hơn nữa khỏi hệ thống tài chính quốc tế", một tuyên bố chung nêu rõ.
Theo cựu Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Nga Sergei Aleksashenko: "Sẽ có một thảm họa trên thị trường tiền tệ Nga". Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy ban châu Âu, cho biết quyết định làm tê liệt tài sản của ngân hàng trung ương Nga sẽ ngăn Điện Kremlin "sử dụng hòm chiến tranh".
Các ngân hàng bị ảnh hưởng là "tất cả những ngân hàng đã bị trừng phạt bởi cộng đồng quốc tế, cũng như các tổ chức khác, nếu cần thiết", BBC trích dẫn một phát ngôn viên của Đức. Việc chỉ nhắm vào một số ngân hàng của Nga nhằm mục đích vừa tránh cho tình trạng leo thang thêm căng thẳng, vừa đảm bảo rằng các lệnh trừng phạt có tác động tối đa để đối với Moscow trong khi ngăn chặn tác động lớn đến các công ty châu Âu giao dịch với các ngân hàng Nga để thanh toán cho nhập khẩu khí đốt của họ. Ngoài ra, các hạn chế đối với ngân hàng trung ương của Nga sẽ ngăn ngân hàng này thâm nhập vào tiền gửi ngoại hối của mình để hạn chế ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt.

Nga sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi bị loại khỏi SWIFT?
Theo Hiệp hội SWIFT Quốc gia Nga, khoảng 300 ngân hàng và tổ chức tài chính ở nước này thuộc mạng SWIFT, nhóm người dùng lớn thứ hai sau Mỹ. Hơn một nửa số tổ chức tín dụng ở Nga cũng là thành viên của SWIFT.
Việc loại bỏ Nga khỏi SWIFT sẽ khiến các tổ chức tài chính gần như không thể gửi tiền vào hoặc ra khỏi nước này, gây ra "cú sốc" cho các công ty Nga và khách hàng nước ngoài của các công ty này - đặc biệt là những nhà nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt bằng đồng USD.
Việc loại một quốc gia khỏi hệ thống SWIFT đã từng xảy ra trước đây. Năm 2012, SWIFT đã loại các ngân hàng Iran ra khỏi hệ thống sau khi bị Liên minh châu Âu trừng phạt vì chương trình hạt nhân của nước này. Theo học giả Maria Shagina từ Viện Các vấn đề quốc tế Phần Lan, Iran đã mất gần một nửa doanh thu xuất khẩu dầu và 30% giá trị thương mại quốc tế sau động thái này.
Theo học giả Shagina, việc bị loại bỏ khỏi SWIFT sẽ chấm dứt tất cả giao dịch quốc tế của Nga, gây ra những biến động tiền tệ và khiến dòng vốn đổ ra ngoài cực lớn. Từ năm 2014, cựu Bộ trưởng Tài chính Nga Alexei Kudrin đã đưa ra con số ước tính rằng khi Nga bị loại khỏi SWIFT, quy mô nền kinh tế nước này sẽ sụt giảm 5%.
Mỹ và Đức sẽ chịu nhiều thiệt hại nhất nếu Nga bị cắt khỏi hệ thống này bởi vì ngân hàng của họ sử dụng SWIFT thường xuyên nhất để liên lạc với các ngân hàng Nga, theo Shagina.
Tờ Financial Times cho biết Ngân hàng Trung ương châu Âu đã cảnh báo những người cho vay có quan hệ mật thiết với Nga để chuẩn bị cho các biện pháp trừng phạt chống lại Moscow. Các quan chức Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cũng đã thăm dò phản ứng của các ngân hàng trong các tình huống, bao gồm động thái ngăn chặn các ngân hàng Nga truy cập SWIFT.
Tuy nhiên, liên minh vẫn chưa cho biết ngân hàng nào của Nga, hoặc có bao nhiêu ngân hàng đang nằm trong tầm ngắm.

Mỹ và các nước bị ảnh hưởng như thế nào bởi việc Nga bị loại bỏ khỏi SWIFT?
Mối quan tâm lớn nhất đối với Mỹ trong việc cấm các ngân hàng Nga là sự suy yếu của đồng USD: Kể từ năm 2014, Nga đã theo đuổi kế hoạch xóa sổ đồng đôla Mỹ trong giao dịch quốc tế, mặc dù Theo S&P Global, phần lớn doanh số bán dầu của họ vẫn bằng đôla.
Việc trục xuất Nga có thể làm suy yếu đồng đôla và ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu năng lượng của Mỹ.
Đức và Ý là hai trong số các quốc gia châu Âu ban đầu phản đối việc loại bỏ các ngân hàng Nga khỏi SWIFT, chủ yếu là do họ phụ thuộc vào dầu khí của Nga. Các quốc gia khác như Hà Lan có giao thương nhiều với Nga sẽ bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm.
Ý định của liên minh với việc cấm các ngân hàng Nga được chọn là nhằm tối đa hóa tác động tiêu cực lên Nga trong khi giảm thiểu tác động ngược trở lại châu Âu, theo BBC.
Các biện pháp trừng phạt khác đang được áp dụng đối với Nga là gì?
Mỹ đã áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế liên tục đối với Nga kể từ tuần trước.
Trước khi chiến sự bắt đầu, Mỹ đã đáp trả việc Nga công nhận sự độc lập của các khu vực Donetsk và Luhansk của Ukraine bằng cách ngăn chặn đầu tư vào các khu vực này, cũng như cấm nhập khẩu công nghệ. Sau đó, Bộ Tài chính đã đưa ra những hạn chế nghiêm trọng đối với một số ngân hàng và nhà phát triển thuộc sở hữu nhà nước của Nga.
Sau khi Nga tiến vào Ukraine chính thức bắt đầu vào ngày 24/2, Mỹ đã bổ sung các lệnh cấm và hạn chế đối với 10 tổ chức tài chính hàng đầu của Nga, chiếm khoảng 80% tổng tài sản ngân hàng ở nước này. Australia, Canada, EU, Nhật Bản và Anh đã áp đặt các biện pháp trừng phạt tương tự.
Ngày 25/2, EU và Mỹ đều công bố các biện pháp trừng phạt cá nhân đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov và các thành viên khác của đội an ninh, bao gồm lệnh cấm đi lại.
Cùng với quyết định loại các ngân hàng Nga khỏi SWIFT, ngày 26/2, EU và Mỹ cũng cam kết hạn chế Ngân hàng Quốc gia Nga triển khai dự trữ quốc tế và khiến giới giàu có của Nga khó mua "hộ chiếu vàng" và trở thành công dân của các quốc gia khác.
Các biện pháp đáp trả của Nga
Ông Zhuravlev Phó Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga, lưu ý rằng, mặc dù SWIFT rất tiện lợi nhưng nó không phải là cách chuyển tiền duy nhất. Chưa kể, quyết định ngắt kết nối của Nga với hệ thống này sẽ cần có sự nhất trí đồng loạt của các thành viên của SWIFT.

"SWIFT là một công ty của châu Âu, và là một hiệp hội có liên quan tới rất nhiều quốc gia", ông Zhuravlev nói. "Để đưa ra quyết định loại bỏ Nga thì cần phải có quyết định chung mà tất cả các nước tham gia SWIFT đều nhất trí. Tôi không chắc rằng các quốc gia có hợp tác thương mại đáng kể với Nga sẽ ủng hộ điều đó".
Trong những năm gần đây, Nga đã thực hiện các bước để giảm thiểu thiệt hại nếu họ bị loại khỏi SWIFT.
Mặc dù các giải pháp thay thế cho SWIFT đã được thử nghiệm, nhưng không có giải pháp nào được chứng minh là có hiệu quả. Trong 7 năm qua, Nga cũng đã nghiên cứu các giải pháp thay thế, bao gồm SPFS (Hệ thống chuyển các thông điệp tài chính) - một hệ thống tương đương với hệ thống chuyển giao tài chính SWIFT do Ngân hàng Trung ương Nga phát triển. SPFS hiện có khoảng 400 người dùng. 20% hoạt động chuyển tiền ở Nga hiện được thực hiện thông qua SPFS nhưng kích thước tin nhắn bị hạn chế và hoạt động bị giới hạn trong giờ các ngày trong tuần.
Nga cũng được cho là đang hợp tác với Trung Quốc trong một dự án có thể sẽ là một thách thức tiềm năng đối với SWIFT. Trung Quốc đang phát triển Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới (CIPS), một hệ thống nhắn tin thanh toán toàn cầu có khoảng 80 tổ chức tài chính thành viên vào cuối năm 2021. Theo Asia Markets, ít nhất 23 ngân hàng Nga sử dụng CIPS và nhiều ngân hàng khác có thể dễ dàng chuyển đổi. Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới còn non trẻ của Trung Quốc có thể cung cấp một giải pháp thay thế khác cho SWIFT, nhưng rõ ràng đây không phải là lựa chọn thay thế hấp dẫn.
Moscow đã và đang xây dựng một vùng đệm ngoại tệ sau vòng trừng phạt trước đó vào năm 2014, với dự trữ chạm mức cao kỷ lục 630 tỷ USD vào tháng 1 năm 2022. Các biện pháp mới sẽ làm giảm đáng kể dự trữ có sẵn cho ngân hàng trung ương của nước này, theo các chuyên gia.
Cần phải xem liệu Moscow có thể tận dụng nền tảng này ở một mức độ nào đó để vượt qua lệnh cấm một phần hay không, vốn có thể sớm trở thành lệnh cấm hoàn chỉnh.
Mặc dù lệnh cấm có thể mất một thời gian để có tác động, nhưng điều quan trọng là chúng thể hiện quyết tâm mạnh mẽ từ các quốc gia phương Tây. Đáp lại các lệnh trừng phạt kinh tế mới nhất, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal gọi họ là ""sự giúp đỡ thực sự trong thời kỳ đen tối này". Theo Dân trí
TIN LIÊN QUAN
Điểm tin ngân hàng ngày 1/7: Lãi suất ngân hàng có tín hiệu điều chỉnh tăng
Nhiều ngân hàng cơ cấu lại nhân sự cấp cao; Lãi suất ngân hàng có tín hiệu điều chỉnh tăng; Ngân hàng ngoại “hụt hơi” trên đường đua tăng trưởng…
Ngân hàng NCB liên tục tăng vốn nghìn tỷ đồng, mục tiêu tổng tài sản hơn 135.000 tỷ
Liên tục tăng vốn điều lệ lên gấp gần 3 lần chỉ trong vòng 3 năm, Ngân hàng NCB hướng tới sự phát triển bền vững, mở rộng quy mô hoạt động,...
Ngày đầu tháng 7, giá vàng tăng gần 1 triệu đồng
Mở đầu tháng 7, giá vàng tăng mạnh 800.000 đồng/lượng, vượt 120 triệu đồng.
ACB vừa phát hành thành công 10.000 tỷ đồng từ hai lô trái phiếu
Chỉ trong hai ngày cuối tháng 6, ACB đã phát hành thành công hai lô trái phiếu trị giá 10.000 tỷ đồng, cho thấy động thái đẩy mạnh huy động vốn của ngân hàng.
Cơ hội trúng iPhone 16 Pro max & vàng 999.9 khi chuyển tiền quốc tế tại SHB
Với mong muốn giúp khách hàng cá nhân trải nghiệm dịch vụ chuyển tiền quốc tế nhanh chóng, an toàn, đồng thời đón tài lộc vàng, từ ngày 01/07 đến 30/09/2025, Ngân hàng Sài Gòn...
Sacombank 4 năm liền dẫn đầu lĩnh vực ngoại hối và thị trường vốn
Sacombank tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng khi lần thứ 4 liên tiếp được Tạp chí tài chính quốc tế The Asset bình chọn là “Ngân hàng có...
Điểm tin ngân hàng ngày 30/6: Nhiều ngân hàng chuẩn bị trả cổ tức, thưởng cổ phiếu cho cổ đông
Thị trường trái phiếu phục hồi mạnh trong tháng 5; Thị trường trái phiếu phục hồi mạnh trong tháng 5; Vietcombank công bố kết quả kinh doanh tích cực 6 tháng đầu năm; Tín dụng...
Phó Tổng Giám đốc VietinBank: Nghị quyết 68 là cầu nối quan trọng giữa ngân hàng và doanh nghiệp
Bà Nguyễn Bảo Thanh Vân, Phó Tổng Giám đốc VietinBank nhấn mạnh: "Chúng tôi tin rằng, Nghị quyết 68 là cầu nối quan trọng giữa ngân hàng và doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ...
Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: MB ra mắt giải pháp chi lương siêu tốc
Nhiều ngân hàng đã có những động thái quan trọng nhằm mở rộng dịch vụ và thu hút khách hàng với hàng loạt diễn biến đáng chú ý liên quan đến hoạt động kinh doanh...
Điểm tin ngân hàng ngày 28/6: VietABank sắp niêm yết gần 540 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE
VPBank tài trợ 75 triệu USD cho Amata City Hạ Long; Người dân gửi hơn 400.000 tỷ đồng vào ngân hàng chỉ trong 3 tháng đầu năm; Tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu tăng...
Vốn tín dụng là "nhiên liệu" cho cỗ xe kinh tế tư nhân bứt tốc từ Nghị quyết 68
Tại Tọa đàm “Phát huy vai trò của các ngân hàng thương mại trong thực hiện Nghị quyết 68” ngày 27/6, các chuyên gia đều thống nhất rằng: vốn tín dụng chính là “xăng” cho...
Sacombank đạt 2 giải thưởng VIE 10 và ESG 10 - khẳng định mục tiêu kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững
Sacombank vừa được vinh danh Top 10 Ngân hàng đổi mới sáng tạo và kinh doanh hiệu quả 2025 (VIE 10) và Top 10 Ngân hàng ESG Việt Nam Xanh 2025 (ESG 10) do Báo...
Eximbank được chấp thuận chuyển trụ sở chính ra Hà Nội
Ngày 24/06, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính tại Hà...
Điểm tin ngân hàng ngày 27/6: Dòng vốn tín dụng đẩy mạnh vào phân khúc nhà ở giá rẻ
Tạm dừng một số hệ thống thuế điện tử đến ngày 1/7; VietABank được chấp thuận tăng vốn lên hơn 8.100 tỷ đồng; VPBank bổ nhiệm loạt nhân sự mới cho GPBank, đẩy nhanh...
VPBank được nới room ngoại, đặt mục tiêu lợi nhuận tỷ USD
Năm 2025, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank - Mã: VPB) đặt mục tiêu lợi nhuận gần 25.300 tỷ đồng. Kết thúc quý I/2025, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5.015 tỷ...
Trái phiếu xanh: Công cụ tài chính quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero
Sáng 26/6/2025, tại tọa đàm trực tuyến “Phát triển thị trường trái phiếu xanh: Tìm kiếm cơ hội trong hành trình tiến đến Net Zero”, các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách và đại...
BIDV và FinFan hợp tác thúc đẩy các giải pháp thanh toán xuyên biên giới
Ngày 25/06/2025 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (BIDV Thăng Long) và Công ty Cổ phần Nhất Phương (FinFan) đã ký kết Biên...
Chứng khoán Techcombank chuẩn bị chào bán 231 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng
Chứng khoán Kỹ thương - TCBS (Chứng khoán Techcombank), công ty có vốn điều lệ lớn nhất trong ngành, chuẩn bị chào bán 231 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
Gia tăng trải nghiệm gắn kết, tận hưởng ưu đãi cùng hệ sinh thái PVOne
Với tính năng tặng điểm PVOne trên ứng dụng PVConnect, khách hàng tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) không chỉ dễ dàng kết nối, “trao gửi yêu thương” tới người thân...
Xem nhiều




