VnFinance
Thứ năm, 05/05/2022, 07:04 AM

Tháo gỡ điểm nghẽn của thị trường bất động sản

Để thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản (BĐS), yêu cầu sửa đổi các luật liên quan đến thị trường BĐS đang trở nên cấp bách không chỉ với doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân mà ngay cả với cơ quan quản lý nhà nước.

Ngay từ đầu năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội với quy mô 350.000 tỉ đồng nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng GDP bình quân 6,5-7% mỗi năm trong vòng 5 năm tới.

Sản phẩm bất động sản du lịch chưa có định danh rõ ràng

TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh - nhận xét: Quyết tâm của Chính phủ và Quốc hội trong việc tạo động lực bằng gói kích thích kinh tế và tháo gỡ những điểm nghẽn chính sách là tín hiệu tích cực, giúp nền kinh tế nói chung, thị trường BĐS nói riêng phục hồi và phát triển.

Sự quyết liệt trong việc tháo gỡ những điểm nghẽn chính sách sẽ giúp các doanh nghiệp BĐS tự tin hơn với kế hoạch kinh doanh năm 2022, nhất là sau 2 năm hứng chịu “cú sốc” do dịch Covid-19, từ đó tạo tác động lan tỏa tới nhiều ngành kinh tế khác.

Đồng quan điểm, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh (HoREA) - bày tỏ: Việc xem xét sửa đổi các luật liên quan đến thị trường BĐS là một trong những điều được các doanh nghiệp chờ đợi nhất. Bởi thị trường BĐS hiện còn tồn tại nhiều vướng mắc, đặc biệt là sự chưa khớp nối giữa Luật Đầu tư và Luật Kinh doanh BĐS, Luật Nhà ở, Luật Đất đai khiến cho nhiều dự án lâm vào bế tắc.

Thống kê của HoREA cho thấy, trong số hàng trăm dự án mắc kẹt tại TP Hồ Chí Minh có hơn 100 dự án nhà ở thương mại. Ước tính, mỗi dự án nhà ở thương mại có vốn đầu tư 1.000 tỉ đồng, tổng mức đầu tư lên tới hơn trăm nghìn tỉ đồng. Việc không được công nhận chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại dẫn đến Nhà nước bị thất thu hàng chục tỉ đồng thuế giá trị gia tăng. Nếu lợi nhuận các dự án đạt khoảng 20%, Nhà nước còn bị thất thu thêm hàng nghìn tỉ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp... Bởi vậy, theo ông Lê Hoàng Châu, việc tạo ra những chính sách cởi mở, thông thoáng cho môi trường kinh doanh BĐS đang được doanh nghiệp mong đợi như “nắng hạn chờ mưa”.

TS Nguyễn Quang Tuyến - Phó chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội - chia sẻ, cần có sự nghiên cứu, đánh giá để nhận diện những điểm nghẽn giữa một số luật có liên quan trực tiếp đến thị trường BĐS bao gồm: Luật Đất đai năm 2013, Luật Đấu thầu năm 2013, Luật Nhà ở năm 2015, Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, Luật Kinh doanh BĐS năm 2014.

Theo TS Nguyễn Quang Tuyến, đầu tiên phải kể đến vướng mắc, chồng chéo giữa Luật Đất đai năm 2013 và Luật Đấu thầu năm 2013. Cụ thể, về hình thức giao đất sau khi trúng đấu thầu dự án; về thời điểm giao đất, định giá đất sau khi trúng đấu thầu; tiếp đó là điểm “vênh” giữa Luật Đất đai và Luật Nhà ở, trong đó điển hình là sản phẩm BĐS du lịch chưa có định danh rõ ràng.

Tuy nhiên, ông Tuyến cũng lý giải, tại thời điểm ban hành Luật Đất đai 2014, lúc đó BĐS du lịch chưa phát triển. Đến năm 2016, khi BĐS du lịch phát triển thì các địa phương lúng túng. Do đó, nhiều địa phương đã “đánh tráo khái niệm”, đó là quy định “đất ở không hình thành đơn vị ở”. Do đó, trong lần sửa đổi luật sắp tới, Luật Kinh doanh BĐS cần định danh được BĐS du lịch với các tiêu chí rõ ràng, cần phải sửa và bổ sung các quy hoạch để đón nhận những sản phẩm mới trong tương lai.

Dưới một góc nhìn khác, bà Lê Thị Phương Lan - Trưởng bộ phận tư vấn đầu tư Savills Hà Nội - nhận xét, ngay từ những tháng đầu năm 2022, Việt Nam tiếp tục ghi nhận tình hình hoạt động mua bán - sáp nhập (M&A) rất tích cực. Đặc biệt, lĩnh vực kinh doanh BĐS xếp thứ 2 trong số các ngành thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với số vốn đầu tư đăng ký chiếm khoảng 30%, phần nào khẳng định nhu cầu và kỳ vọng của các doanh nghiệp nước ngoài trong việc phát triển các dự án BĐS tại Việt Nam.

Tháo gỡ những điểm nghẽn chính sách sẽ giúp các doanh nghiệp bất động sản tự tin hơn với kế hoạch kinh doanh năm 2022

Tuy nhiên, đổi lại những cơ hội và tiềm năng mà Việt Nam mang tới, hoạt động M&A tại Việt Nam vẫn tồn tại nhiều hạn chế, khiến doanh nghiệp FDI trở nên dè dặt hơn, phần nào kìm hãm sự phát triển của thị trường M&A.

Rào cản tiềm ẩn của thị trường M&A Việt Nam đầu tiên phải kể đến là hệ thống luật pháp về đất đai vẫn còn tương đối phức tạp. Nhiều điều khoản trong các bộ luật, tiêu biểu như Luật Nhà ở, Luật Đất đai và Luật Kinh doanh BĐS vẫn tồn tại nhiều điểm chưa thống nhất, gây những ách tắc, lãng phí hiện nay chưa tìm được hướng giải quyết. Bất chấp việc cải cách thể chế của Chính phủ trong những năm qua, những hạn chế đó sẽ là yếu tố cản trở sự phát triển của các thương vụ M&A trong lĩnh vực BĐS - bà Lan phân tích.

Xét về cấu trúc giao dịch, đa số doanh nghiệp FDI đều mong muốn triển khai cấu trúc liên doanh (joint venture). Theo mô hình này, họ nắm chủ yếu quyền đưa ra quyết định và nhà đầu tư Việt Nam chỉ hỗ trợ về mặt pháp lý của dự án. Tuy nhiên, do sự khác biệt trong tập quán kinh doanh cũng như hệ thống luật pháp, việc đàm phán giữa hai bên mất nhiều thời gian và đôi khi dẫn đến những mâu thuẫn ở giai đoạn hậu M&A.

Mặc dù thị trường BĐS có nhiều trợ lực để thu hút nguồn vốn FDI, nhưng những hạn chế trong hệ thống pháp luật cũng như cách thức doanh nghiệp tiếp cận M&A sẽ kiềm chế khả năng chuyển đổi của các giao dịch.

Bởi vậy, đã đến lúc tháo bỏ rào cản trong hành lang pháp lý để hỗ trợ thị trường BĐS phục hồi, tăng tốc trong thời gian tới.

Cần có sự nghiên cứu, đánh giá để nhận diện những điểm nghẽn giữa một số luật có liên quan trực tiếp đến thị trường BĐS bao gồm: Luật Đất đai năm 2013, Luật Đấu thầu năm 2013, Luật Nhà ở năm 2015, Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, Luật Kinh doanh BĐS năm 2014.


Điều kiện được cấp sổ đỏ cho đất giao sau 2014 theo Luật Đất đai mới
Điều kiện được cấp sổ đỏ cho đất giao sau 2014 theo Luật Đất đai mới

Khoản 4 Điều 140 Luật Đất đai 2024 quy định cụ thể, trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền cho hộ gia đình, cá nhân từ ngày 1/7/2014 đến trước ngày 1/1/2025...

Vay ngân hàng mua nhà, vợ chồng trẻ cần chú ý gì để tránh 'bẫy' lãi suất?
Vay ngân hàng mua nhà, vợ chồng trẻ cần chú ý gì để tránh 'bẫy' lãi suất?

Hiện các ngân hàng có động thái giảm lãi suất cho vay với bất động sản, mức thấp nhất từ 5%/năm khiến nhiều vợ chồng trẻ muốn vay tiền mua nhà...

Dòng kiều hối sẽ đổ mạnh vào thị trường bất động sản
Dòng kiều hối sẽ đổ mạnh vào thị trường bất động sản

Lượng kiều hối gửi về Việt Nam mỗi năm tương đương giá trị 10.000 căn hộ. Với các quy định thông thoáng hơn về sở hữu nhà ở, dòng tiền này có thể sẽ chảy nhiều hơn nữa vào lĩnh vực bất động sản trong thời gian tới.

Tin bất động sản ngày 1/5: Gần 1.400 doanh nghiệp gia nhập thị trường
Tin bất động sản ngày 1/5: Gần 1.400 doanh nghiệp gia nhập thị trường

TP HCM siết quy trình xác định đối tượng mua nhà ở xã hội; Quảng Ngãi thu sử dụng đất chỉ đạt gần 10%; Quốc Oai (Hà Nội) đấu giá thành công 34 lô đất,...

Đề xuất bổ sung thời hạn hoàn thành và di dời khẩn cấp nhà chung cư hư hỏng
Đề xuất bổ sung thời hạn hoàn thành và di dời khẩn cấp nhà chung cư hư hỏng

Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về cải tạo,...

Hà Nội thông tin về tiến độ xây dựng 6 dự án trọng điểm
Hà Nội thông tin về tiến độ xây dựng 6 dự án trọng điểm

Cục Thống kê Hà Nội vừa có báo cáo thông tin về tiến độ triển khai 4 công trình hạ tầng giao thông và 2 công trình hạ tầng xã hội trên địa bàn...

Hồ sơ thanh toán dự án đầu tư công gồm những gì?
Hồ sơ thanh toán dự án đầu tư công gồm những gì?

Ban Quản lý dự án nơi ông Nguyễn Văn Quang (Hải Phòng) làm việc có thực hiện thanh toán khối lượng công việc hoàn thành gói thầu tư vấn thiết kế bản vẽ thi công...

Sau 'sóng' chung cư sẽ đến lượt 'sóng' đất nền, biệt thự nghỉ dưỡng?
Sau "sóng" chung cư sẽ đến lượt "sóng" đất nền, biệt thự nghỉ dưỡng?

Những tháng cuối năm 2023, đầu năm 2024 chứng kiến phân khúc nhà chung cư “dậy sóng", khi mà giá liên tiếp được đẩy lên theo… tuần...

Tin bất động sản ngày 30/4: Thanh Hóa duyệt đồ án 2 KCN rộng 700 ha
Tin bất động sản ngày 30/4: Thanh Hóa duyệt đồ án 2 KCN rộng 700 ha

Long An chuyển 43 ha đất lúa làm Dự án Cụm công nghiệp Tân Phú; Bình Thuận ban hành hệ số điều chỉnh giá đất năm 2024; Bắc Ninh hủy bỏ phê duyệt điều chỉnh đồ án quy hoạch Cụm công nghiệp Lâm Bình… là những tin tức bất động sản đáng chú ý.

Đất huyện Hà Nội trúng đấu giá hơn 74 triệu đồng/m2, sắp đấu thêm hàng chục thửa
Đất huyện Hà Nội trúng đấu giá hơn 74 triệu đồng/m2, sắp đấu thêm hàng chục thửa

Huyện Quốc Oai vừa đấu giá thành công 34 lô đất, trong đó lô có giá trúng cao nhất là 74,1 triệu đồng/m2. Sang tháng 5, các huyện Chương Mỹ và Phú Xuy

Hạ Long (Quảng Ninh): Dân căng biểu ngữ đề nghị dự án cấp “bìa đỏ”
Hạ Long (Quảng Ninh): Dân căng biểu ngữ đề nghị dự án cấp “bìa đỏ”

Mới đây, nhiều người dân kéo đến trụ sở nhà đầu tư dự án Khu đô thị Cao Xanh - Hà Khánh C ở phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) căng biểu...

Hà Tĩnh: Thành lập Tổ giám sát hoạt động thanh tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp
Hà Tĩnh: Thành lập Tổ giám sát hoạt động thanh tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp

Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường vừa có Quyết định số 12/QĐ-TTr, về việc thành lập Tổ giám sát hoạt động thanh tra chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường...

Kiến nghị mở rộng đối tượng vay gói 125.000 tỷ đồng
Kiến nghị mở rộng đối tượng vay gói 125.000 tỷ đồng

Sau hơn 1 năm triển khai, tiến độ giải ngân gói tín dụng 125.000 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội (NƠXH), nhà ở công nhân vẫn còn chậm. Theo các chuyên gia...

Quy định về đất ở tại nông thôn theo Luật Đất đai 2024
Quy định về đất ở tại nông thôn theo Luật Đất đai 2024

Điều 195 Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 quy định về đất ở tại nông thôn.

Tin bất động sản ngày 29/4: Loạt dự án nhà ở xã hội tại Bà Rịa - Vũng Tàu chậm tiến độ
Tin bất động sản ngày 29/4: Loạt dự án nhà ở xã hội tại Bà Rịa - Vũng Tàu chậm tiến độ

Quảng Bình sắp đấu giá 128 thửa đất, khởi điểm từ 560 triệu đồng; Quảng Ngãi dành 330 ha đất để thu hút đầu tư các dự án nhà ở xã hội;...

Phú Thọ: Hạ tầng giao thông đồng bộ tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Phú Thọ: Hạ tầng giao thông đồng bộ tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Những năm qua, tỉnh Phú Thọ đặc biệt chú trọng đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, không chỉ tăng kết nối giữa các huyện, thành,...

Thành phố Hồ Chí Minh: Bắt Giám đốc “vẽ” dự án “ma”, lừa 40 tỷ đồng của khách hàng bỏ trốn
Thành phố Hồ Chí Minh: Bắt Giám đốc “vẽ” dự án “ma”, lừa 40 tỷ đồng của khách hàng bỏ trốn

Liên quan đến bài viết: Giám đốc “vẽ” dự án “ma” lừa hàng chục tỷ đồng của khách hàng bỏ trốn, mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC01) Công an Thành phố...

Nguyên nhân nào khiến chung cư Hà Nội 'sốt giá'?
Nguyên nhân nào khiến chung cư Hà Nội 'sốt giá'?

Nhu cầu về nhà ở không ngừng tăng, gây áp lực lên nguồn cung và thúc đẩy giá bất động sản nói chung liên tục thiết lập mặt bằng mới, sau cao hơn trước.

Tin bất động sản tuần qua: Lâm Đồng xử phạt chủ đầu tư dự án khu du lịch Nam Hồ
Tin bất động sản tuần qua: Lâm Đồng xử phạt chủ đầu tư dự án khu du lịch Nam Hồ

Khởi công khu đô thị hơn 62ha tại Vĩnh Phúc; Đồng Tháp tìm nhà đầu tư cho dự án Khu dân cư hơn 3.400 tỷ đồng; Phú Xuyên (Hà Nội)...

VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance