Thất nghiệp tuổi 15-24 tăng: Nguy cơ tụt hậu xa hơn?
Thiếu kỹ năng, thiếu trình độ... tình trạng thất nghiệp ở độ tuổi trẻ đang là vấn đề đáng báo động
Báo động lao động thất nghiệp trẻ
Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa có báo cáo về tác động của dịch COVID-19 đến thị trường lao động quý 1/2021. Theo báo cáo này, dù số người thất nghiệp giảm nhưng tỷ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập hoặc đào tạo tăng lên so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, số người thất nghiệp rơi vào khoảng 1,1 triệu người (tăng 12,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước).
![]() |
Thanh niên thất nghiệp tăng. Ảnh minh họa: VnE |
Đáng chú ý, thanh niên từ 15-24 tuổi lại là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất. Tỷ lệ nhóm này không có việc làm và không tham gia học tập hoặc đào tạo (NEET) trong quý 1 là 16,3%, tương đương gần 2 triệu thanh niên, tăng 51.600 người so với cùng kỳ năm trước.
Không quá bất ngờ trước con số trên, PGS.TS. Mạc Văn Tiến, Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp, quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp cho rằng, dịch COVID-19 là lúc làm bộc lộ rõ hơn những mặt trái của thị trường lao động.
Nguyên nhân là do dịch bệnh làm cầu thị trường lao động suy giảm rất lớn. Từ chỗ các hoạt động sản xuất bị ngưng trệ, doanh nghiệp gặp khó khăn, không có nguồn thu bù đắp dẫn tới tình trạng lao động bị sa thải, nghỉ việc, tạm dừng tăng lên rất nhanh.
Trong số những người bị thất nghiệp, mất việc tỷ lệ những người trẻ, trong độ tuổi từ 15-24 là nhóm đối tượng bị ảnh hưởng và phải rời khỏi dây chuyền sản xuất nhiều nhất.
Nhóm lao động này chủ yếu là những lao động chưa qua đào tạo, không có tay nghề, không có kỹ năng, chủ yếu lao động chân tay, vì thế, khi bị tác động từ dịch bệnh thì nhóm này chính là nhóm chịu tác động tiêu cực lớn nhất.
Một lý do nữa cũng là do những người thuộc nhóm độ tuổi này không có tay nghề, không có kỹ năng nên không tham gia vào thị trường lao động, hoặc chỉ lao động tại nhà hoặc là những nhóm học sinh do tác động của dịch bệnh phải nghỉ học ở nhà, không đi làm thêm được... đây cũng là nguyên nhân khiến nhóm lao động ở độ tuổi 15-24 bị giảm đi.
PGS.TS Mạc Văn Tiến cho hay, số liệu thống kê không khẳng định 100% trong số 2 triệu lao động độ tuổi đó bị thất nghiệp tuy nhiên qua thực tế trên cũng cho thấy điểm yếu trong thị trường lao động Việt Nam chính là kỹ năng. Dịch COVID-19 là yếu tố tác động gián tiếp khiến những yếu điểm về lao động có dịp được bộc lộ rõ hơn.
Theo ông Tiến, cùng với những yếu tố như dịch bệnh thì sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 tới đây cũng sẽ khiến thị trường lao động có nhiều biến đổi. Đặc biệt khi công nghệ, máy móc có thể thay thế được con người thì những lao động chân tay, lao động đơn giản sẽ có nguy cơ thất nghiệp cao hơn. Lúc đó, chỉ những người lao động có tay nghề, được đào tạo bài bản, phù hợp mới có điều kiện tham gia vào thị trường lao động hiện đại.
Vì lao động chân tay, lao động tay nghề thấp sẽ khiến năng suất lao động thấp, làm giảm sự cạnh tranh của doanh nghiệp, làm ảnh hưởng tới sự tăng trưởng chung của cả nền kinh tế.
"Nếu sử dụng máy móc mà mang lại năng suất lao động cao hơn, sản xuất hiệu quả hơn so với sử dụng lao động rẻ nhưng năng suất thấp chắc chắn doanh nghiệp sẽ lựa chọn máy móc, công nghệ để thay thế con người. Vì thế, tình trạng thất nghiệp ở độ tuổi trẻ theo dự báo còn là vấn đề đáng báo động trong thời gian tới", vị chuyên gia cảnh báo.
Nguy cơ tụt hậu xa hơn
Thực trạng trên theo PGS.TS Mạc Văn Tiến là rất đáng lo ngại, bởi Việt Nam đang ở trong giai đoạn cơ cấu "dân số vàng" khi có 69% dân số trong tuổi lao động. Đây được xem là cơ hội thuận lợi để nâng cao hiệu quả lao động, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế cho đất nước. Đây là cơ hội không thể bỏ qua để Việt Nam có thể cất cánh cùng các nước trong khu vực.
Vì ở độ tuổi này là thời điểm thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học, kỹ thuật và linh hoạt trong chuyển đổi nghề. Nếu không tận dụng được lực lượng lao động độ tuổi này cũng như không nắm bắt được thời điểm này sẽ đặt ra những thách thức không nhỏ cho giai đoạn cơ cấu "dân số vàng". Mà trước tiên là lực lượng đông đảo trong độ tuổi lao động thiếu việc làm, người thất nghiệp dễ mắc tệ nạn xã hội, trở thành gánh nặng cản trở sự phát triển của đất nước.
Do đó, PGS Mạc Văn Tiến cho rằng, ở thời điểm này điều quan trọng nhất là phải thu hút được thật đông đảo đội ngũ lao động trẻ, có tay nghề tham gia vào thị trường lao động, dần thay thế đội ngũ lao động già.
Để làm được như vậy, phải đầu tư cho thế hệ trẻ về giáo dục, y tế, cũng như các kỹ năng bảo đảm đáp ứng được nhu cầu trong một nền kinh tế hiện đại, gắn với năng suất lao động và sự phát triển của Việt Nam trong tương lai.
Như vậy, quay trở lại gốc dễ của vấn đề, PGS Mạc Văn Tiến cho rằng vẫn là câu chuyện của vấn đề đào tạo, làm sao để xây dựng được một đội ngũ lao động trẻ nhưng vẫn có đủ khả năng, kỹ năng, trình độ thích ứng được với môi trường kinh tế hiện đại mới.
"Điều quan trọng nhất là phải đào tạo được đội ngũ lao động có khả năng thích ứng được với thị trường lao động, nếu không sẽ là sự lãng phí "kép" khi thế hệ lao động kế cận không tận dụng được thời cơ "dân số vàng", cũng như không đẩy nhanh được năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Khi đó, năng suất lao động của chúng ta không chỉ tụt hậu tới 60 năm so với Nhật, 40 năm so với Malaysia và 10 năm so với Thái Lan mà khoảng cách tụt hậu có thể còn xa hơn nữa", PGS Mạc Văn Tiến cảnh báo.
TIN LIÊN QUAN
-
Phía sau việc người có trình độ cao đẳng và đại học có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất
-
Thất nghiệp tuổi xế chiều: Dịch Covid-19 chỉ là lực đẩy...
-
Khổ như xin việc mùa dịch: Thạc sĩ 29 tuổi nộp tới 800 CV, phỏng vấn 80 cuộc vẫn chịu cảnh thất nghiệp
-
30,8 triệu người bị ảnh hưởng bởi covid-19, tỷ lệ thất nghiệp tăng
-
50% sàn giao dịch BĐS ngủ đông, hàng ngàn môi giới thất nghiệp
3 kịch bản GDP Việt Nam ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ
Cục Thống kê cho biết, chính sách thuế mới của Mỹ, đặc biệt là mức thuế đối ứng 46% áp dụng cho hàng hóa từ Việt Nam, đang tạo ra những thách thức lớn đối...
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch gửi thông báo về mức thuế quan cho các nước vào hôm nay, dự kiến có 100 quốc gia nhận mức thuế quan...
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ
Trong 5 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với sự mở rộng về quy mô lực lượng lao động và cải thiện chất lượng...
Quy mô nền kinh tế AI tại Việt Nam dự kiến đạt 120 - 130 tỷ USD
Ngày 12/6, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia-NIC (Bộ Tài chính) phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Tập đoàn Tư vấn Boston Consulting Group (BCG)...
Xem nhiều




