Thêm góc nhìn thú vị về nguyên nhân BĐS Việt Nam sốt nóng khắp nơi
Khi dịch Covid bùng phát, việc đi ra nước ngoài hết sức khó khăn, học sinh cũng phải về nước, do đó, việc mua nhà ở nước ngoài để định cư hoặc cất trữ tài sản cũng trở nên khó khăn và kém an toàn hơn trước. Con số hàng trăm triệu đô la người Việt Nam dùng để mua nhà ở nước ngoài nếu đổ ngược vào BĐS Việt Nam sẽ là một nhân tố làm cho bất động sản gia tăng, đặc biệt là các bất động sản có giá trị cao.

Từ đầu năm 2020, có một nghịch lý đang diễn ra trên thị trường Bất động sản Việt Nam, thậm chí là ở một số thị trường lớn trên thế giới, giá bất động sản tăng nhanh, bất chấp đại dịch Covid -19, bất chấp nền kinh tế thế giới tăng trưởng âm và mất việc làm diễn ra trên diện rộng.
Điều gì đã xảy ra khi các nền kinh tế tạo ra ít giá trị hơn, các cá nhân kiếm được ít tiền hơn, các mặt bằng thuê đều trống vắng khách thuê, nhưng giá bất động sản lại tăng nhanh như vậy.
Như ở Việt Nam, một số khu vực bất động sản đã tăng 100-200% so với giá giữa năm 2019, thậm chí quí 1-2021 vẫn tăng đâu đó khoảng 10%, thậm chí một số Dự án hoặc khu vực giá cả tăng theo tuần. Điều đáng nói là, các bất động sản có giá trị càng cao thì tốc độ tăng trưởng càng mạnh mẽ, một số ngôi nhà năm 2019 được mua với giá 10 tỷ đông hiện nay đều có giá trên 20 tỷ đồng, có nơi còn tăng đến gần 30 tỷ đồng!
Đi khắp Hà Nội, giá của các khu biệt thự ven đô đang ở mức từ 150 -300 triệu/m2, trong khi năm 2019 đang dưới 100 triệu đồng, Ở thành phố Hồ Chí Minh, giá cũng đang ở mức tương đương, thậm chí có nơi giá tăng gấp 3 lần trong vòng 12 tháng như khu vực Thủ Đức.
Có một số giải thích cho rằng giá bất động sản gần đây tăng là do đơn giá đất của các tỉnh đều đồng loạt tăng, tuy nhiên, từ cuối năm 2019 hầu như các tỉnh thành trên cả nước đều không có dự án mới đồng nghĩa với việc tăng giá đất ít tác động đến các sản phẩm hiện hữu. Ngoài ra, theo tính toán thì mặc dù giá đất tăng nhưng khi tính vào giá thành của sản phẩm thì cũng chỉ tăng từ 2-10% tùy từng sản phẩm là chung cư hay biệt thự.
Có một số quan điểm cho rằng giá bất động sản tăng do nguyên vật liệu xây dựng khan hiếm, vận chuyển khó khăn do dịch nên tăng giá thành. Tuy nhiên, chi phí cho việc xây dựng bất động sản hiện nay chủ yếu được cung ứng trong nước (cát, xi măng, sắt thép, gạch ốp lát) nên nếu tăng giá thì cũng chỉ chiếm không đến 1 giá thành của toàn bộ sản phẩm.
Vậy thì điều gì đã làm cho bất động sản tăng giá? Trước hết, có vẻ như đang có hiện tượng "dồi dào tiền mặt" ở trên khắp Việt Nam. Trước đây, khi có tiền, có nhiều lựa chọn như mua vàng, mua ngoại tệ cất trữ, mua nhà ở nước ngoài, mua chứng khoán, gửi tiết kiệm và mua bất động sản.
Tuy nhiên, từ 2019, giá vàng đã lập đỉnh mới và có nhiều biến động khó lường, khả năng tăng giá hay giảm giá không quá lớn, do đó ngoại trừ là một kênh tích trữ thì khả năng tạo ra lợi nhuận là thấp. Tỷ giá USD ổn định, đồng EURO suy yếu cũng không làm cho kênh đầu tư này trở nên hấp dẫn.
Khi dịch Covid bùng phát, việc đi ra nước ngoài hết sức khó khăn, học sinh cũng phải về nước, do đó, việc mua nhà ở nước ngoài để định cư hoặc cất trữ tài sản cũng trở nên khó khăn và kém an toàn hơn trước. Con số hàng trăm triệu đô la người Việt Nam dùng để mua nhà ở nước ngoài như một số báo chí nước ngoài đưa tin nếu dùng để mua nhà tại Việt Nam trong 02 năm gần đây cũng sẽ là một nhân tố làm cho bất động sản gia tăng, đặc biệt là các bất động sản có giá trị cao.
Ngoài ra, lãi suất tiết kiệm thấp, thị trường chứng khoán hấp dẫn nhưng tăng nóng cũng là động lực để người có tiền tích lũy chuyển qua kênh đầu tư khác như bất động sản. Trong thời điểm bất động sản tăng giá, giá đất ở vùng lõi lên đến 500 triệu – 1 tỷ đồng/m2 thì giá đất vùng ven cũng bắt đầu có biến động.
Các vùng ngoại thành xa xôi của Hà Nội đất đang lên giá từng ngày, chỉ với vài ba tỷ đồng, mua một vài trăm m2 đất và kiếm được hàng trăm triệu sau nửa năm là một khoản đầu tư rất hấp dẫn. Nhưng qui luật của bất động sản luôn là nóng thì nóng vùng lõi trước, nguội thì nguội vùng ven trước, nên các nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể phải đối mặt với nguy cơ ôm mảnh đất đấy đợi đợt sóng tiếp theo (có thể hàng chục năm) nếu không thoát ra trước khi bong bóng bị nổ.
Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất vẫn đang là nguyên nhân phát sinh từ chính sách tài chính tiền tệ. Từ khi phát sinh dịch, trên thế giới, mọi người đều đang được sống bằng những khoản trợ cấp, các khoản trợ cấp đủ để trang trải sinh hoạt và tiền thuê nhà, tiền trả góp nhà, do đó, không có nguy cơ của việc phát mãi nhà cửa.
Ở Việt Nam, thông tư 01/2020/TT-NHNN hiện đang cho phép các tổ chức tín dụng trong nước cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn giảm lãi cho khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 đang là một công cụ được các Ngân hàng và khách hàng vận dụng hết sức triệt để.
Trong khoảng 1 triệu tỷ đồng dư nợ mà các Ngân hàng thương mại đang cho khách hàng cá nhân vay để mua nhà, xây sửa nhà, hầu như đều đang được cơ cấu lại thời gian trả nợ, chỉ trả một phần gốc và lãi. Phần gốc và lãi phát sinh trong năm 2020 và cho đến nay vẫn đang được cơ cấu lại và phân bổ cho toàn bộ khoảng thời gian vay còn lại.
Điều này giải thích tại sao mặc dù đại dịch, nhà cửa không thể khai thác kinh doanh được, lương giảm thu nhập giảm nhưng tại các NHTM không phát sinh các khoản nợ xấu liên quan đến vay mua hoặc xây sửa nhà hoặc cá nhân, và cũng hiếm khi có tài sản nào bị xiết nợ, phát mãi do không trả được nợ.
Không có áp lực của việc trả nợ gốc và lãi vay ngân hàng, không có nguồn cung của dự án mới cũng như của những tài sản bị xiết nợ hay phát mãi, đó là lý do vì sao dư nợ bất động sản của các NHTM vẫn tiếp tục tăng cao và giá nhà đất leo thang hàng ngày.
Tất nhiên, các giải pháp hỗ trợ khách hàng theo Thông tư 01 là hoàn toàn hợp lý, nhưng điều gì sẽ xảy ra khi đại dịch kết thúc và khi Thủ tướng Chính Phủ công bố hết dịch?. Lúc đó, toàn bộ các khoản vay sẽ được khôi phục tình trạng như cũ, lịch trả nợ sẽ trở nên áp lực hơn vì ngoài khoản gốc và lãi phải trả theo lịch cũ, khách hàng còn phải thanh toán gốc và lãi hiện đang được cơ cấu.
Khi đó, nếu nền kinh tế không thể phục hồi ngay như trước dịch, nếu thu nhập cũng không thể phục hồi lại ngay 100% hoặc hơn cả trước đây, Ngân hàng và khách hàng sẽ đối mặt với nguy cơ mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, hàng loạt khoản nợ xấu sẽ phát sinh, đối với các Ngân hàng là rủi ro cao về nợ xấu và trích lập dự phòng, đối với khách hàng là khả năng phải phát mãi tài sản trả nợ. ư
Nếu việc này diễn ra trên diện rộng, giả sử chỉ là 10% số lượng khách hàng hiện hữu của 1 triệu tỷ đồng như trên, thì bong bóng của thị trường bất động sản hiện nay sẽ được kích hoạt.
Ngày công bố hết dịch của Thủ tướng Chính Phủ liệu sẽ là khoảng thời gian nào, có thể sẽ không dự đoán được, nhưng chắc cũng không thể là vô thời hạn. Do đó, thị trường bất động sản Việt Nam, có thể coi tiềm ẩn nguy cơ sẽ sịt.
TIN LIÊN QUAN
-
Nhận trái đắng khi liều lĩnh nhảy vào cơn sốt đất
-
Sốt đất khắp nơi ăn theo quy hoạch sân bay: Những dấu hiệu nhận biết cơn 'sốt ảo' giá nhà đất
-
Xây mới 100 cây cầu, sân bay thứ 2 vùng Thủ đô chuyển về Tiên Lãng: Hải Phòng chuẩn bị 'sốt đất' khắp nơi?
-
Chuyện sốt đất 30 năm qua: Cứ có sân bay là tăng giá?
-
Vỡ bong bóng sốt đất huyện Hớn Quản – Sân bay không phải 'cây đũa thần'
-
Trăm cơn 'sốt đất', một kịch bản: Tin đồn biến thành cuộc chơi của giới đầu cơ, khi nhà đầu tư đổ xô mua thì 'sập'
-
Nghịch lý giá nhà: TP. HCM tăng dần đều về vùng ven, Hà Nội căn hộ trung tâm chỉ bằng một nửa giá căn hộ ngoại thành
-
Nghịch lý giá nhà tăng giữa Covid-19: Xu thế khó đảo chiều
Chung cư tại TPHCM bị nứt tường nghi do dư chấn động đất: Sở Xây dựng nói gì?
Theo Sở Xây dựng TPHCM, bước đầu đánh giá các vết nứt, bong tróc được ghi nhận tại các căn hộ chung cư Diamond Riverside (quận 8) có độ sâu...
Chung cư 2 phòng ngủ giá dưới 3 tỷ gần như “biến mất”, người trẻ có xu hướng chọn thuê nhà
Dù lãi suất vay mua nhà hiện nay có xu hướng giảm, nhưng ưu đãi chỉ áp dụng ưu đãi trong thời gian ngắn, sau đó chuyển sang lãi suất thả nổi khó dự báo...
Khốn đốn vì dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ
Nhiều dự án nhà ở xã hội đang rơi vào tình trạng chậm tiến độ khiến hàng nghìn người lâm vào cảnh khốn đốn. Họ không chỉ mất tiền, mất thời gian mà còn phải...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 4/4: Bộ Xây dựng bị thanh tra Chính phủ chỉ ra vi phạm trong nhiều dự...
Quảng Ngãi đề xuất dừng đầu tư dự án khu đô thị 3.800 tỷ đồng; Huyện Đông Anh ( Hà Nội ) sắp có thêm hai khu nhà ở xã hội hơn 1600 tỷ đồng;,,,
Dự án Siêu cầu vượt sông Hồng hơn 15.000 tỷ đồng chuẩn bị bước vào giai đoạn triển khai
UBND TP Hà Nội mới phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên, với kinh phí dự kiến trên 15.000 tỷ đồng. Dự án này sẽ góp phần giảm tải cho các....
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 3/4: Thanh tra Chính phủ chỉ ra loạt sai phạm tại các dự án BĐS...
Quảng Nam đề nghị công an vào cuộc xử lý tình trạng bất động sản "sốt ảo"; Ban hành cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án tại 3 địa phương;...
Giá đất tại Vinhomes Đan Phượng đang ở đâu so với thị trường phía Tây Hà Nội?
Chủ đầu tư Vinhomes Wonder City phát triển đa dạng sản phẩm với nhiều mức diện tích và giá bán, đồng thời mở rộng tiện ích nội khu và áp dụng chính sách ưu đãi...
Hải Phòng: Chuyển đổi gần 500ha đất trồng lúa 2 vụ để làm KCN Tràng Duệ 3
Khu công nghiệp Tràng Duệ 3 do công ty Cổ phần khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng làm chủ đầu tư có tổng diện tích 652,73ha, trong đó dự án chuyển mục đích sử dụng 495,31ha đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên.
Chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025
Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”....
“Át chủ bài” tiếp theo của Sun Group Hà Nam gọi tên các tòa căn hộ cận kề 3 đại công viên
Sau loạt “siêu phẩm” chiếm lĩnh thị trường BĐS miền Bắc vừa qua, Sun Group tiếp tục giới thiệu dòng căn hộ Park Residence tại Đô thị nghỉ dưỡng 1001 tiện ích Sun Urban City...
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 1/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 2/4: Hà Nội yêu cầu xử lý hơn 700 dự án chậm triển khai, lãng phí...
Hà Nội yêu cầu xử lý hơn 700 dự án chậm triển khai, lãng phí đất đai; Quảng Nam phát hiện nhiều sai phạm tại 5 dự án bất động sản; Đề xuất đầu tư...
Ecopark tại TP Vinh ra mắt phân khu mới Central Bay, sau khuyến mại giá còn bao nhiêu?
Phân khu Central Bay không chỉ mang đến không gian sống, làm việc và giải trí tích hợp, mà còn góp phần tạo dựng một cộng đồng hiện đại, tiện nghi và bền vững.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 1/4: Nhiều sai phạm tại Dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở...
Chủ đầu tư dự án The Esme Dĩ An nợ thuế, nợ trái phiếu hơn 2.500 tỷ đồng; Dự án Khu đô thị Hưng Yên chọn lại nhà đầu tư, tăng vốn gấp 10 lần...
Những khoảnh khắc ấn tượng tại lễ khởi công dự án Essensia Parkway
Lễ khởi công dự án Essensia Parkway đã diễn ra vào sáng ngày 31/03 với nhiều khoảnh khắc ấn tượng. Sự kiện đánh dấu sự xuất hiện của một dự án nhà ở thấp tầng...
Hé lộ loạt trải nghiệm mới đưa Cát Bà thành điểm đến bốn mùa
Với sự nâng cấp vượt bậc về hạ tầng giao thông, các sản phẩm du lịch độc đáo kéo dài trải nghiệm, đảo Cát Bà không chỉ khẳng định vị thế điểm đến bốn mùa...
HoREA đề xuất chính sách nhà ở đặc thù cho công chức, viên chức
Theo HoREA, lực lượng này đóng vai trò quan trọng trong bộ máy hành chính nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc sở hữu nhà ở, trong khi các chính sách hiện tại...
Đại gia bất động sản Dubai muốn đầu tư siêu dự án 2,6 tỷ USD tại Bình Thuận
Vị trí dự kiến triển khai dự án sẽ đặt tại khu vực phía Nam thành phố Phan Thiết kéo dài đến giáp ranh xã Thuận Quý - huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận...
'Siêu dự án' bất động sản nghìn tỷ của Hòa Phát tại Hưng Yên có diễn biến mới
Dự án Phân khu A - Khu đô thị phía Bắc QL5 (Khu đô thị Phố Nối), từng do công ty con của Hòa Phát làm chủ đầu tư, sẽ được đấu thầu lại.
Xem nhiều




