Thu phí chống ngập CĐT cao ốc: Không hết ngập thì sao?
Đề xuất thu phí chống ngập CĐT cao ốc khó đi vào thực tế bởi mỗi công trình gây ngập khác nhau, nếu thu phí mà không hết ngập thì sao?
Ngày 10/7/2020, nói về đề xuất thu phí chống ngập đối với chủ đầu tư cao ốc của Đại biểu HĐND TP. HCM, nhiều chuyên gia về kiến trúc, quy hoạch cho rằng đây là phương án không khả thi bởi sẽ gặp khó trong việc thực thi, thậm chí còn có nguy cơ bị phản ứng ngược nếu chưa hết ngập.
KTS Phạm Đức Cường - Hội KTS TP. HCM cho rằng, nguyên nhân gây ra việc ngập lụt ở TP. HCM phần lớn đến từ việc bê tông hóa khiến cho nước mưa ít có khả năng thẩm thấu xuống dưới lòng đất. Bên cạnh đó, hệ thống kênh, rạch thoát nước của TP. HCM cũng bị phá bỏ, thu hẹp bởi hiện tượng xây dựng quá nhiều cũng khiến cho việc ngập úng xảy ra.
"Sông Sài Gòn được coi là một trong những điểm thoát nước chính của TP. HCM nhưng hiện nay hay bên bờ sông xây dựng nhiều, lấn chiếm cả lòng sông khiến dòng chảy bị ảnh hưởng. Các điểm dẫn nước từ nội thành ra sông Sài Gòn cũng bị thu hẹp dẫn tới nước bị ứ đọng, không thoát ra được" - ông Cường nói.
Vì vậy, ông Cường cho rằng việc xây dựng quá nhiều nhà cao tầng khiến tình trạng ngập úng xảy ra là đúng. Nhưng đằng sau đó là lỗi của vấn đề quy hoạch đến từ các nhà quản lý. "Nếu cơ quan chức năng không phê duyệt ồ ạt, không chỉ chăm chăm phát triển cao ốc mà quên đi hạ tầng thoát nước thì làm sao có thể ngập được" - vị KTS này bày tỏ.
Chính vì thế, việc thu phí chống ngập đối với chủ đầu tư cao ốc xét ở một khía cạnh nào đó cũng có mặt đúng đắn. Tuy nhiên để thực hiện thì vô cùng khó khăn, bởi mỗi công trình tác động khác nhau tới ngập lụt tại TP. HCM, nếu thực hiện thì phải phân loại như thế nào cho hợp lý... mà để tính toán được mức độ tác động của từng công trình sẽ rất khó, nó còn liên quan tới các công trình phụ cận.
Hơn nữa, nếu thu phí mà khu vực đó không hết ngập thì sẽ tính sao? Thành phố có phải bồi thường hay hoàn trả lại số tiền đã thu cho chủ đầu tư vì dịch vụ không đảm bảo?
"Giải pháp chống ngập hữu hiệu nhất của TP. HCM hiện nay là quy hoạch lại các công trình xây dựng, đồng thời hoàn thiện các công trình chống ngập đang thực hiện để có được một giải pháp đồng bộ, khả thi nhất" - ông Cường bày tỏ.
Trong khi đó, TS Hồ Long Phi - Giám đốc Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu (thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM), nhận định việc thu phí dịch vụ chống ngập là điều hoàn toàn nên làm.
“Cũng như các dịch vụ công khác, chúng ta vẫn đóng thuế nhưng khi đi bệnh viện phải đóng viện phí, đi học phải đóng học phí, di chuyển đóng phí đường bộ thì tại sao chống ngập phải giữ bao cấp?
Đối với tất các lĩnh vực, phải dựa trên quy luật kinh tế chung: Thu đủ bù chi. Nếu ngân sách không đáp ứng được thì phải thu thêm” - ông Phi nói.
Theo vị này, các nước phát triển gộp chung phí thoát nước vào 1 sắc thuế liên quan đến nước đầu vào, đầu ra bao gồm cả xử lý nước thải, môi trường... Loại thuế, phí này thường cao gấp 2 - 3 lần tiền thu nước sạch. Đối với 1 dự án, tỷ lệ mặt phủ không thấm tăng lên thì phần nước mưa thặng dư phải do doanh nghiệp trả tiền.
Theo Ngọc Văn/ Báo Đất Việt
Link nguồn: https://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/thu-phi-chong-ngap-cdt-cao-oc-khong-het-ngap-thi-sao-3413429/
Hình dung trung tâm kinh tế biển, đô thị thông minh Phú Quốc trong tương lai?
Những công trình hạ tầng trăm nghìn tỷ được đầu tư cho APEC 2027 cùng cơ chế đặc khu sẽ mở ra không gian phát triển chưa từng có cho Phú Quốc...
"Nhà ở cần được nhìn nhận như một phần thiết yếu của hạ tầng quốc gia"
Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh và giá nhà vượt xa thu nhập, các chuyên gia cho rằng đã đến lúc tái định vị nhà ở như một phần thiết yếu...
Giá vật liệu xây dựng tăng cao, chủ nhà và chủ thầu cùng "méo mặt"
"Giá tăng cao quá, xây nhà trong thời điểm này đến khổ" - đó là câu than thở chung của cả chủ nhà lẫn những chủ thầu xây dựng.
TPHCM: Giải quyết thông suốt các thủ tục nhà đất sau hợp nhất
Cách thức hoạt động tại các phường, xã, trung tâm phục vụ hành chính công, nhất là những vấn đề về thủ tục xây dựng, nhà đất, hạ tầng đô thị...
Rà soát, đề xuất bổ sung nhu cầu sử dụng đất phục vụ điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất Quốc gia
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu khẩn trương rà soát, cập nhật và đề xuất bổ sung nhu cầu...
Hợp tác giữa Cảng HKQT Vân Đồn và Crystal Holidays: Thúc đẩy giao thương quốc tế tại Đặc khu kinh tế Vân Đồn
Lễ ký kết hợp tác giữa Cảng HKQT Vân Đồn và Crystal Holidays diễn ra vào ngày 07/7/2025 tại Vân Đồn (Quảng Ninh), đánh dấu mối quan hệ hợp tác...
Các địa phương hoàn thành kiểm kê đất đai trước ngày 20/8
Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu các tỉnh, thành phố hoàn tất kiểm kê đất đai sau khi sắp xếp đơn vị hành chính trước ngày 20/8/2025 để đảm bảo quản lý hiệu quả.
Gần 22.000 căn nhà đủ điều kiện mở bán tại Hà Nội trong nửa đầu năm 2025
Số lượng căn hộ và nhà thấp tầng đủ điều kiện kinh doanh tại Hà Nội đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ, cho thấy tín hiệu phục hồi rõ nét của thị...
Nhà đầu tư miền Bắc “Nam tiến” tìm bến đỗ mới cho dòng tiền
Sau giai đoạn “nóng” với mức giá tăng cao và nguồn cung eo hẹp, nhiều nhà đầu tư miền Bắc đang chuyển hướng tập trung vào các thị trường mới hấp dẫn hơn.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 7/7: Đà Nẵng quy hoạch khu đô thị hơn 2.800ha quanh núi
Ninh Bình thành lập cụm công nghiệp rộng gần 75ha; Hà Nội đề xuất 155 khu đất thí điểm nhà thương mại; Đà Nẵng quy hoạch khu đô thị hơn 2.800ha quanh núi…
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 5/7: Hải Phòng “trải thảm đỏ” kêu gọi đầu tư loạt dự án nghìn tỷ
Ninh Bình phê duyệt dự án khu nhà ở công vụ gần 211 tỷ đồng; Hải Phòng “trải thảm đỏ” kêu gọi đầu tư loạt dự án nghìn tỷ… là những tin tức xây dựng - bất động sản đáng chú ý.
Siêu dự án nghỉ dưỡng 20.000 tỷ đồng của FLC tại Quảng Bình được khởi động trở lại
Đại dự án nghỉ dưỡng ven biển FLC Quảng Bình có quy mô gần 2.000ha, tổng vốn đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng vừa có động thái mới sau thời gian dài gián đoạn.
Cơ hội nào cho thị trường bất động sản trong bối cảnh mới?
Khi "điểm nghẽn của điểm nghẽn" được gỡ rối cùng quyết sách sáp nhập thành 34 tỉnh/thành, thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ có sự thay đổi lớn...
Từ 1/7, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đất đai không quá 3 ngày làm việc
Từ 1/7, thời gian đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu không quá 17 ngày, thời gian cấp giấy chứng nhận không quá 3 ngày làm việc,...
Kiến trúc Blanca City: Vang vọng thanh âm của biển và lịch sử “Cap Saint Jacques” rực rỡ
Blanca City là một chương sống động trong hành trình tái định nghĩa đô thị nghỉ dưỡng ven biển Việt Nam – nơi nghệ thuật kiến trúc vượt ra khỏi những khối hình,...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 3/7: Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng
Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng ở khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi); Sun Group đề xuất làm đường ven sông và tuyến metro...
Siết cho thuê ngắn ngày trong chung cư: “Cửa mở” cho người mua ở thực
Việc siết lại hoạt động cho thuê lưu trú ngắn hạn tại các chung cư không chỉ hướng tới mục tiêu lập lại trật tự quản lý, mà còn mở ra một "khoảng trống đầu...
Người dưới 35 tuổi được vay mua nhà ở xã hội với lãi suất 5,9%
Từ nay đến hết năm 2025, người dưới 35 tuổi vay mua nhà ở xã hội sẽ được áp dụng mức lãi suất 5,9%/năm.
Từ ngày 1/7 chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, phường trực tiếp ký cấp sổ đỏ
Từ ngày 1/7/2025, thẩm quyền giải quyết thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu cho cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam sẽ được thực hiện tại cấp xã.
Xem nhiều




