Thực phẩm bảo vệ sức khỏe NaviGout: Có cố tình vi phạm quảng cáo bán hàng?
Chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có khả năng hỗ trợ giảm nguy cơ tăng acid uric và Cholesterol trong máu, hỗ trợ giảm triệu chứng đau nhức xương khớp nhưng NaviGout lại quảng cáo công dụng sản phẩm như thuốc chữa bệnh…
Theo phản ánh của bạn đọc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) NaviGout được thổi phồng công dụng sản phẩm 100% có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, tự phong có khả năng điều trị bệnh… gây ra nhầm lẫn cho người sử dụng.
Tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 hướng dẫn Luật ATTP quy định: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement) là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh”.
Ngoài ra, các chuyên gia ngành Dược cũng khẳng định, TPCN chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, phòng ngừa bệnh tật, chứ không thể thay thế được thuốc điều trị bệnh.
Chiếu theo quy định của Pháp luật, nghiêm cấm các đơn vị quảng cáo TPCN có thể gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc chữa bệnh hoặc dùng từ “chấm dứt”, “chữa khỏi”, “đẩy lùi”, giải quyết dứt khoát”,“điều trị”, “thoát khỏi”,… để nói về tác dụng của TPCN. Nhưng hiện nay, nhiều đơn vị đang cố ý quảng cáo bằng đủ mọi cách khiến người tiêu dùng hiểu nhầm công dụng thật sự của sản phẩm.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe NaviGout thổi phồng công dụng có khả năng điều trị bệnh?
TPBVSK có khả năng điều trị bệnh?
Để làm rõ thông tin phản ánh, PV đã có những ghi nhận như sau: TPBVSK NAVIGOUT được Cục An toàn thực phẩm cấp giấy tiếp nhâ%3ḅn đăng ký công bố sản phẩm số 47615/2017/ATTP-XNCB doCTCP TRUEPHARMCO sản xuất; địa chỉ tại Nghĩa Hảo, Phú Nghĩa, Chương Mỹ, TP. Hà Nội. Phân phối bởi và chịu trách nhiệm sản phẩm do Công ty TNHH Mộc Hoa Đường; địa chỉ tại số nhà 07, Lô L2, dự án khu nhà ở thấp tầng Hải Ngân, thôn thượng, Thanh Liệt, Thanh Trì, TP. Hà Nội.
Sản phẩm NaviGout có “Giấy xác nhâ%3ḅn nô%3ḅi dung quảng cáo” số 00883/2018/ATTP-XNQC do Cục An toàn thực phẩm cấp ngày 23/8/2018 chỉ là TPBVSK có khả năng hỗ trợ giảm nguy cơ tăng acid uric và Cholesterol trong máu, hỗ trợ giảm triệu chứng đau nhức xương khớp.
Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu, trên một số trang web như:
"http://xkmh.xuongkhoptaigia.xyz/nvgout?utm_source=GoutSP-6327&utm_term=navigout&utm_medium=c&gclid=CjwKCAjw8df2BRA3EiwAvfZWaBRZF77AjUfECCLya_UaU4pCHxFSmLewrlHmsGNZjjgDI-KPwguzIxoCnv4QAvD_BwE
https://benhgout.biquyetsongkhoe.asia/td?gclid=CjwKCAjw8df2BRA3EiwAvfZWaP17LLxVMli1S_8z8a70wC--W5H0Xl7SrU92RDxwNNtGumDPgNppjRoCyfoQAvD_BwE
https://caogam.navigout.vn/facebook
http://hangchinhhang.ladi.me/navigout?utm_source=coccoc_context&utm_medium=CPC&utm_campaign=Search%20-%20Gout%20-%2010.4.2020&utm_term=navi%20gut&utm_content=27276655”
Sản phẩm NaviGout lại được quảng cáo với nhiều công dụng như: “Giải pháp tiêu trừ bệnh Gout dựa trên phương pháp đông y; giải quyết tận gốc bệnh Gút; giải quyết dứt khoát tận gốc bệnh gout nhanh chóng; hạ Axit Uric trong máu về mức an toàn; thanh lọc tinh thể muối Urat ra khỏi cơ thể; đánh tan cục Tophi lâu ngày; tiêu viêm, khử trùng giúp hết sưng, nóng đỏ;Chống viêm, hoạt huyết, giảm đau nhức; chấm dứt đau nhức - đẩy lùi" bệnh Gout độc đáo; chấm dứt đau nhức, hồi phục sức khỏe; ngăn chặn quá trình kết đọng tinh thể Urat, không lo tái phát lại gút; tăng cường chuyển hóa và đào thải Axit Uric trong máu ra ngoài cơ thể, làm sạch muối Urat tại khớp, tiêu trừ hạt Tophi;…”. Sản phẩm sử dụng những từ ngữ lập lờ rất dễ gây nhầm lẫn với người tiêu dùng đây là một loại thuốc chữa bệnh.
Cách quảng cáo vượt xa khả năng hỗ trợ điều trị bệnh so với thực tế của thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Kanka-Katsuryokujn hiểu nhầm như thuốc chữa bệnh đã có dấu hiệu vi phạm khoản 3, Điều 3 của Thông tư 08/2013/TT – BYT hướng dẫn về quảng cáo thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế quy định rõ các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo thực phẩm đó là “Quảng cáo thực phẩm chức năng có tác dụng như thuốc chữa bệnh’’.
Ngoài ra, trên một số website trên, doanh nghiệp còn quảng cáo sản phẩm dưới dạng liệt kệ công dụng của từng thành phẩm của sản phẩm, quy định tại điểm c khoản 4 Điều 70 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 55 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP). Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Bổ sung điểm c khoản 4 Điều 70 như sau:“c) Quảng cáo thực phẩm chức năng dưới dạng liệt kê công dụng của từng thành phần của sản phẩm.”
Một số website còn quảng cáo sản phẩm dưới dạng liệt kê công dụng của từng thành phần sản phẩm có vi phạm pháp luật hay không?
Núp bóng “nhân vật chia sẻ, thư cảm ơn”
Đặc biệt, theo tìm hiểu của phóng viên, những trang web này còn sử dụng rất nhiều thư cám ơn, lời chia sẻ hoặc video chia sẻ của khách hàng làm tăng uy tín cho sản phẩm, tạo sự tin tưởng đối với người đọc. Đơn cử như một vài chia sẻ (trích nguyên văn) như sau:
Chị Lê Quỳnh Như – tổ 2, khu phố 3, phường Phước Bình, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước chia sẻ:
“Chồng tôi bị bệnh gút, mẹ chồng bị bệnh khớp, bản thân cũng bị chứng viêm khớp hành hạ. Cứ tái phát đi tái phát lại nhiều lần không khỏi. Khi đọc được thông tin có sản phẩm Navigout dùng cho người bệnh gout và khớp trên báo mạng, tôi quyết định mua 3 hộp cao cho cả gia đình cùng uống.
Sau khi sử dụng thấy bệnh đỡ đau, nên chúng tôi quyết định dùng tiếp. Cho đến nay, cả gia đình tôi có 4 người đều sử dụng sản phẩm này (mẹ chồng, chị gái và hai vợ chồng tôi) không bị chứng đau khớp hành hạ nữa, chỉ số axit uric của chồng tôi xét nghiệm lần gần đây đã được giảm xuống mức 328 mol/l”....
Theo quy định trong nghị định 158 của Chính phủ về xử lý vi phạm về quảng cáo, hành vi sử dụng thư tín, hình ảnh của nhân viên và cơ sở y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm, quảng cáo gây hiểu lầm thực phẩm chức năng là thuốc chữa bệnh... sẽ bị xử phạt 20-30 triệu đồng.
Kiếm tiền dựa trên niềm tin của khách hàng?
Vào vai mô%3ḅt người bê%3ḅnh cần mua hàng, PV đã để lại SĐT trên trang web:
“http://hangchinhhang.ladi.me/navigout?utm_source=coccoc_context&utm_medium=CPC&utm_campaign=Search%20-%20Gout%20-%2010.4.2020&utm_term=navi%20gut&utm_content=27276655”
Mô%3ḅt thời gian ngắn sau có nhân viên tư vấn gọi điện theo SĐT:0398xx2832, tự xưng bên nhà thuốc đông y chuyên nghiên cứu và điều trị bệnh gout. Cụ thể, sau một hồi nói về các biểu hiện của bệnh, người tư vấn kê cho một bộ liệu trình sử dụng trong vòng 1 tháng, chuyên đặc trị bệnh gout bao gồm hàm lượng "thuốc" uống và "thuốc" xoa để điều trị. Sau đó, người này khẳng định trong vòng 3 tháng sẽ khỏi dứt điểm chứ không phải hỗ trợ không!
Nhân viên tư vấn bên phía NaviGout đã vẽ ra mô%3ḅt loạt công dụng giống như mô%3ḅt loại “thuốc tiên” có thể chữa được bê%3ḅnh như: tác động trực tiếp làm giảm đau, giảm sưng, làm tan và ngăn chặn u cục, lọc máu tốt hơn, tiêu hết viêm ở các đầu khớp,… Thế nhưng, sản phẩm này chỉ là TPBVSK được Cục ATTP công bố với công dụng hỗ trợ giảm nguy cơ tăng acid uric và Cholesterol trong máu, hỗ trợ giảm triệu chứng đau nhức xương khớp.
Đáng chú ý, khi PV hỏi đây là thực phẩm chức năng hay là thuốc? Phía nhân viên tư vấn cho biết:“Bên ngoài ghi là TPBVSK để phân biệt với bên thuốc tây nhưng bên trong hàm lượng là thuốc đông y được bào chế theo công thức gia truyền và đặc trị”. Vậy rốt cuộc đây là thuốc?
Như vậy, việc Công ty TNHH Mộc Hoa Đường thực hiện hành vi quảng cáo những thông tin không nằm trong danh mục các nội dung đã đăng ký trong “Giấy xác nhận nội dung quảng cáo” vi phạm nghiêm trọng quy định về quảng cáo thực phẩm chức năng?
Theo đó, tại Khoản 3 điều 43 của Luật An toàn thực phẩm, quy định về quảng cáo thực phẩm như sau: “Người phát hành quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, tổ chức, cá nhân có thực phẩm quảng cáo chỉ được tiến hành quảng cáo khi đã được thẩm định nội dung và chỉ được quảng cáo đúng nội dung đã được xác nhận”.
Với những hành vi nêu trên, liệu đơn vị phân phối sản phẩm là Công ty TNHH Mộc Hoa Đường có đang vi phạm các quy định về quảng cáo thực phẩm chức năng nói riêng và Luật Quảng cáo nói chung?
Theo Hà Phương/Sở hữu trí tuệ
Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-navigout-co-co-tinh-vi-pham-quang-cao-ban-hang-d78102.html
Tin tức kinh tế ngày 4/7: Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục mới về kim ngạch
Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục mới về kim ngạch; Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn, giảm thuế; Thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm đạt mức tăng trưởng vượt trội… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 4/7.
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 xuống dưới 20.000 đồng/lít
Theo thông báo từ Liên Bộ Công Thương - Tài chính, kỳ điều hành ngày 3/7, giá các mặt hàng xăng dầu đồng loạt giảm mạnh, đưa giá xăng RON 95 xuống dưới...
VPI dự báo giá xăng dầu giảm mạnh từ 6,8 - 7,5% trong kỳ điều hành ngày 3/7
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 3/7/2025,...
Cuộc chiến chống hàng giả: Không thể thắng nếu thực thi vẫn lỏng lẻo
Dù hành lang pháp lý chống hàng giả, hàng nhái đã được xây dựng tương đối đầy đủ, tuy nhiên theo các chuyên gia, điểm yếu nằm ở khâu thực thi,...
Giá bán lẻ xăng dầu đồng loạt giảm từ 0h ngày 1/7
Từ 0h00 ngày 1/7/2025, giá bán lẻ xăng dầu trong nước chính thức giảm đồng loạt theo thông báo của liên Bộ Công Thương - Tài chính, nhờ hiệu lực của chính sách giảm 2%...
Giá dầu hôm nay 1/7 duy trì sắc đỏ
Giá dầu thô khởi đầu tuần giao dịch với xu hướng giảm khi giới đầu tư dự đoán OPEC+ sẽ tiếp tục tăng nguồn cung vào tháng tới.
OPEC+ sẽ linh hoạt quyết định sản lượng dầu trong tháng 8
OPEC+ sẽ đưa ra quyết định về sản lượng dầu trong tháng 8 một cách linh hoạt tại cuộc họp sắp tới vào ngày 6/7, Nga xác nhận thông tin này, cũng như nhấn mạnh...
Giá khí đốt “lao dốc không phanh” trong tuần qua
Trong báo cáo gửi AFP hôm thứ Sáu, nhóm phân tích EBW Analytics Group cho biết giá khí đốt giao tháng 7 đã “lao dốc không phanh” trong tuần qua.
Giá dầu hôm nay 30/6 dự báo giảm nhẹ
Tuần vừa qua, giá dầu thế giới chứng kiến những phiên tăng, giảm trái chiều.
Giá dầu hôm nay 27/6 duy trì đà tăng nhẹ
Giá dầu thế giới duy trì đà tăng nhẹ khi nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tại Mỹ ở mức cao.
Giá xăng dầu tiếp tục đồng loạt tăng
Trong kỳ điều chỉnh ngày 26/6, giá xăng dầu tiếp tục tăng phiên thứ 5 liên tiếp. Từ đầu năm đến nay, xăng RON 95 tăng 15 lần, giảm 11 lần.
Giá dầu hôm nay 26/6 nhích tăng nhẹ
Giá dầu thế giới sáng nay nhích tăng nhẹ sau khi giảm mạnh trong các phiên giao dịch đầu tuần.
Bô Y tế cảnh báo khẩn vụ phát hiện dầu ăn cho động vật được dùng cho người
Dầu chăn nuôi bị hô biến thành dầu ăn cho người, len lỏi vào bếp ăn, hàng quán, vừa bị lực lượng chức năng phát hiện tại Hưng Yên.
VPI dự báo giá xăng vẫn duy trì đà tăng 2,8-3,2% trong kỳ điều hành ngày 26/6
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 26/6/2025, giá xăng bán lẻ có thể vẫn duy trì...
Giá dầu hôm nay 25/6 tăng nhẹ trở lại sau khi giảm mạnh
Giá dầu thế giới tiếp tục ghi nhận đà giảm mạnh khi thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Iran làm hạ nhiệt rủi ro nguồn cung dầu tại Trung Đông.
Cú sốc địa chính trị thế giới: Giá dầu sẽ đi về đâu?
Việc Mỹ không kích các cơ sở hạt nhân của Iran liệu có tiếp tục đẩy giá dầu tăng cao, hay thị trường sẽ phớt lờ nguy cơ Iran phong tỏa eo biển Hormuz và...
Xuất khẩu 'vàng đen' của Việt Nam tiếp tục tăng mạnh
Thống kê của Cục Hải quan cho thấy, 5 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu hạt tiêu - mặt hàng được ví như “vàng đen” của Việt Nam - đạt 99.900 tấn...
Giá dầu hôm nay 24/6 quay đầu giảm mạnh
Giá dầu thế giới bất ngờ giảm mạnh sau khi Iran tấn công một căn cứ quân sự của Mỹ tại Qatar.
Những yếu tố nào chi phối thị trường dầu khí thế giới tuần qua?
Thị trường dầu mỏ toàn cầu lại một lần nữa xoay quanh nước Mỹ, khi cả yếu tố cung – cầu lẫn địa chính trị đều tạo nên bức tranh khó đoán.
Xem nhiều




