Thương hiệu đáng nhớ: Giày Thượng Đình huyền thoại và ‘cú trượt dài’ hậu cổ phần hoá
Với thương hiệu 65 năm tuổi đời, Giày Thượng Đình đã bước qua thời hoàng kim và đang đối diện với nhiều khó khăn, đặc biệt là sau khi cổ phần hoá.
Công ty Giày Thượng Đình được thành lập từ năm 1957, tiền thân là xưởng X30 thuộc Cục quân nhu - Tổng cục hậu cần (Quân đội nhân dân Việt Nam). Với gần 200 cán bộ, nhân viên có nhiệm vụ sản xuất mũ cứng, dép cao su phục vụ cho quân đội, công nghệ chủ yếu là thủ công và bán cơ khí.
Từ ngày 19/7/2016 công ty chuyển đổi thành Công ty CP Giầy Thượng Đình, với lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính là chuyên sản xuất giày vải, dép các loại.
Đôi giày huyền thoại
Giày Thượng Đình là một trong số những thương hiệu có tuổi đời hàng chục năm của Việt Nam, hình ảnh đôi giày bata trắng đơn giản với họa tiết ba sọc xanh lam cùng phần đế cao su dẻo được nhiều đối tượng, lứa tuổi ưa chuộng bởi tính bền, hữu dụng.
Đặc biệt, trong thời kỳ “hoàng kim” của mình, đôi giày vải Thượng Đình đã trở thành thương hiệu quốc dân, bám sâu vào tâm trí người tiêu dùng Việt.

Đôi giày vải mang thương hiệu Thượng Đình đến nay đã có 65 năm tuổi đời. Ảnh: Công ty CP Giày Thượng Đình
Không chỉ thành công ở trong nước, Giày Thượng Đình còn có những lô hàng xuất khẩu lớn ra thị trường quốc tế. Ít ai biết, trong giai đoạn 1960 – 1972, khi cả nước đang trong cuộc chiến giải phóng miền Nam, Giày Thượng Đình vẫn xuất khẩu gần 40 vạn đôi giày basket sang Liên Xô và Đông Âu cũ. Đặc biệt, vào tháng 9/1992, lô hàng đầu tiên của xí nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế và xuất sang thị trường Pháp và Đức.
Thậm chí, khi Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp định mậu dịch tự do giữa các nước ASEAN (AFTA) vào năm 2003, sản phẩm Giày Thượng Đình vẫn có chỗ đứng vững vàng trên thị trường nội địa. Nhiều sản phẩm nước ngoài xuất hiện tại thị trường Việt Nam, nhưng vẫn không thể cạnh tranh được với Giày Thượng Đình ở cả chất lượng, mẫu mã và giá cả. Liên tục những năm 2000 – 2006, các sản phẩm giày của Thượng Đình luôn đứng đầu các cuộc bình chọn hàng Việt từ phía khách hàng.
Tuy nhiên, cũng giống nhiều thương hiệu vang bóng một thời khác của Việt Nam như: Mì Miliket, Cao Sao Vàng, Diêm Thống Nhất,… thời “hoàng kim” của Giày Thượng Đình cũng dần khép lại. Đến nay, với 65 năm tuổi đời, thương hiệu này đã trở nên "già dặn" và đối diện với nhiều khó khăn.
Trong những năm gần đây, thị trường Việt Nam liên tục đón nhận những cuộc đổ bộ mạnh mẽ của các thương hiệu giày nổi tiếng của nước ngoài như Adidas, Puma, Nike,... với nhiều mẫu mã thời thượng, quảng cáo rầm rộ để thu hút người tiêu dùng.
Cũng chính điều này đã khiến hãng giày vang bóng một thời đang dần tụt lại phía sau trong cuộc đua giành giật thị phần. Giờ đây, khi nhắc tới giày Thượng Đình, thứ đầu tiên và có thể là duy nhất mà người tiêu dùng nghĩ đến chỉ là những đôi giày thể thao giá rẻ khoảng 100.000 đồng và được gán mác là "giày bảo hộ lao động".
“Cú trượt” hậu cổ phần hoá
Việc cổ phần hoá công ty được đánh già là một cuộc lột xác mang lại những đột phá trong định hướng chiến lược và kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Song trái ngược với thực tế này, những chuỗi ngày huy hoàng của Giày Thượng Đình lại chính thức khép sau khi công ty này tiến hành cổ phần hoá.
Từ năm 2016 đến nay, Giày Thượng Đình liên tiếp lâm vào cảnh thua lỗ, đơn vị này cho biết sau khi cổ phần hoá, tình hình tài chính của công ty gặp rất nhiều khó khăn như nợ khó đòi, các khoản chi phí lương, bảo hiểm tăng cao,… đặc biệt là chi phí khấu hao và tiền thuê đất.
Cụ thể, kết thúc năm 2016, doanh thu thuần của Giày Thượng Đình đạt 125,9 tỷ đồng, giảm tới 54% so với năm 2015. Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt gần 460 triệu đồng. Đến năm 2017, doanh thu thuần của đạt 197,8 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ, nhưng lại lỗ hơn 17 tỷ đồng và năm 2018 lỗ xấp xỉ 17 tỷ đồng.
Trong năm 2019, công ty đặt mục tiêu doanh thu gần như không đổi so với 2018, ở mức 175 tỷ đồng, và mức lãi chỉ là 50 triệu đồng, nếu không tính 2 năm trước đó lỗ ròng, đây là mục tiêu lợi nhuận khiêm tốn nhất mà hãng giày này từng đặt ra.
Mặc dù vậy, câu chuyện thua lỗ của doanh nghiệp này vẫn chưa thể chấm dứt. Kết thúc năm 2019, Giày Thượng Đình ghi nhận mức doanh thu thuần đạt 165,8 tỷ đồng, giảm 4,8% so với năm trước và hoàn thành 95% so với kế hoạch đặt ra. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế thu về tiếp tục báo số âm 13 tỷ đồng.
Đến năm 2020, để cải thiện việc bán hàng, công ty đã chi gấp đôi số tiền quảng cáo so với năm trước đó nhưng trước tác động của dịch Covid-19, doanh thu thuần giảm đến 37%, xuống còn 104 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tiếp tục ở mức âm 13,7 tỷ đồng.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đã kiểm toán của Giày Thượng Đình năm 2021.
Lần gần đây nhất, Giày Thượng Đình công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021, theo đó, doanh thu thuần của công ty đạt 108,5 tỷ đồng, tăng 4,3% so với năm trước. Đáng chú ý là mức lỗ đã giảm xuống chỉ còn 774 triệu đồng.
Đại diện Công ty CP Giầy Thượng Đình cho biết năm 2021 tiếp tục là một năm gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, khiến các đơn hàng không thể xuất khẩu thuận lợi, công ty thiếu công nhân sản xuất trực tiếp, chưa kể, thị trường nội địa bị cạnh tranh gay gắt. Bên cạnh đó, các chi phí sản xuất tăng cao như tiền lương, thuê đất, bảo hiểm xã hội…
“Mặc dù vậy, ban lãnh đạo công ty đã tìm mọi biện pháp để ổn định sản xuất, từng bước vượt qua khó khăn, theo đó doanh thu thuần đạt 104% so với cùng kỳ và đạt 80% so với kế hoạch đề ra”, đại diện Công ty CP Giầy Thượng Đình thông tin.
Tính đến ngày 31/12/2021, tổng tài sản của Giày Thượng Đình là 108,9 tỷ đồng, giảm nhẹ so với thời điểm đầu năm (109,9 tỷ đồng). Trong đó, phần lớn là tài sản dài hạn 56,2 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn là 52,6 tỷ đồng gồm: Các khoản thu ngắn hạn 21 tỷ đồng, hàng tồn kho 26,4 tỷ đồng,…
Bên kia bảng cân đối kế toán, chiếm phần lớn là nợ ngắn hạn 54,7 tỷ đồng, trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là 21,7 tỷ đồng, phải trả người bán ngắn hạn hơn 19,2 tỷ đồng,… Nợ dài hạn là 10 tỷ đồng. Trong khi đó, lỗ luỹ kế tại thời điểm 31/12/2021 của Giày Thượng Đình lên tới 49 tỷ đồng, chiếm hơn một nửa vốn điều lệ công ty (93 tỷ đồng).
Hốt bạc từ "mỏ vàng" AI, "kỳ lân" công nghệ VNG bùng nổ doanh thu
Công ty Cổ phần VNG (mã chứng khoán: VNZ) - được mệnh danh là "kỳ lân" công nghệ của Việt Nam vừa công bố kết quả tài chính kiểm toán cho năm tài chính 2024...
Doanh nghiệp Việt Nam ứng phó ra sao với thuế quan mới nhất của Mỹ?
Doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với thách thức lớn do có thể bị Mỹ áp mức thuế mới lên tới 46%. Tiến sĩ Scott McDonald - Giảng viên ngành Quản lý chuỗi cung ứng...
Cổ phiếu ngành gỗ đồng loạt giảm kịch sàn sau tin ông Trump công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam
Cổ phiếu ngành gỗ Việt Nam rơi tự do sau tuyên bố thuế sốc từ ông Trump. Các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ có thể đang bước vào giai đoạn thử lửa khốc liệt nhất...
Cổ phiếu ngành gỗ chao đảo sau đòn thuế 46% từ Mỹ: “Ông lớn” Phú Tài (PTB) công bố kết quả kinh doanh khả quan!
Ngay sau khi ông Donald Trump tuyên bố áp thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam, nhóm doanh nghiệp xuất khẩu gỗ lao dốc mạnh trên sàn chứng khoán.
Tổng Giám đốc Techcombank Jens Lottner: Việt Nam có thể tận dụng những lợi thế để phát triển trung tâm tài chính
Với vai trò tiên phong dẫn dắt ngành Ngân hàng trong hành trình chuyển đổi số, đóng góp tích cực vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đại diện Techcombank - Tổng Giám đốc...
REE lên kế hoạch mở rộng đầu tư vào điện khí LNG trong 2025
Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 của CTCP Cơ Điện Lạnh (MCK: REE) ngày 1/4, công ty đã trình thông qua kế hoạch doanh thu 10.248 tỷ, tăng hơn 22%...
WinMart báo lãi lần đầu tiên sau 5 năm về tay tỷ phú Nguyễn Đăng Quang, chiến lược nào giúp Masan thắng lớn?
Theo đó, năm 2024, WinCommerce đã ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 5,7 tỷ đồng, đảo ngược hoàn toàn so với khoản lỗ hơn 599 tỷ đồng trong năm 2023.
Từng làm F&B, doanh nghiệp Việt gây bất ngờ khi lấn sân năng lượng, vừa ký hết hợp tác cùng ông lớn châu Âu
Từng bắt đầu từ một lĩnh vực khác, doanh nghiệp Việt này đang khiến giới chuyên môn bất ngờ khi chính thức ký kết hợp tác với một tập đoàn sừng sỏ trên thế giới.
KCN Dốc Đá Trắng – "Cứ điểm" chiến lược mới của Viglacera
Với quy mô lên tới 288ha và tổng vốn đầu tư hơn 1.807 tỷ đồng, Dự án Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh Kết cấu Hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Dốc Đá Trắng...
Mua lại Altair Engineering, Siemens mở rộng danh mục phần mềm công nghiệp
Tập đoàn Siemens mới đây ra công bố đã hoàn tất việc mua lại Altair Engineering Inc., một nhà cung cấp phần mềm hàng đầu trong thị trường mô phỏng và phân tích công nghiệp,...
Thâu tóm công ty AI tạo sinh của Vingroup, ‘gã khổng lồ’ ngành chip Qualcomm đang toan tính điều gì?
Vingroup vừa hoàn tất thương vụ chuyển nhượng Movian AI cho Qualcomm, đánh dấu bước tiếp theo trong chiến lược tái cấu trúc trong lĩnh vực AI của tập đoàn.
The Coffee House ngậm ngùi về tay "đại gia" với giá cực sốc sau nhiều năm lỗ nặng
Golden Gate đã hoàn tất thương vụ mua lại The Coffee House với giá 270 tỷ đồng, chỉ bằng một phần tư định giá vào năm 2021, khi chuỗi chuỗi đồ uống này được....
Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines
Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản...
Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) luôn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, không chỉ tập trung vào việc cải thiện công suất, hiệu quả hoạt động mà còn chú trọng đến bảo vệ môi trường và cải thiện các tiêu chuẩn an toàn.
Ông Phạm Nhật Vượng tiếp tục nhận thù lao 0 đồng, mạnh tay rót hơn 27.000 tỷ đồng cho công ty con
Trong năm 2024, Tập đoàn Vingroup (VIC) đã thu về 189.068 tỉ đồng doanh thu, tăng 17% so với năm 2023. Đặc biệt, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT tiếp tục...
VinFast hợp tác ‘ông lớn’ logistics hàng đầu thế giới: Giao phụ tùng siêu tốc phủ sóng châu Âu chỉ trong 24h
VinFast vừa công bố hợp tác với công ty logistics và vận chuyển hàng đầu DHL để tối ưu hóa mạng lưới phụ tùng thông tin qua gói giải pháp quản lý hậu cần.
Vì sao công ty Bách Việt chậm công bố thông tin khi không đủ điều kiện là công ty đại chúng?
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa quyết định xử phạt công ty Bách Việt do không còn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng theo quy định pháp luật...
LNG Quảng Trạch II sẽ cung cấp khoảng 9 tỷ kWh điện mỗi năm
Khi đi vào hoạt động, Nhà máy Nhiệt điện LNG Quảng Trạch II sẽ cung cấp khoảng 9 tỷ kWh điện mỗi năm, điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu điện năng cho khu...
Cập nhật tiến độ dự án khu công nghiệp hơn 2.100 tỷ đồng của THACO tại Thái Bình...
Mới đây, lãnh đạo tỉnh Thái Bình vừa tiến hành kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng và tiến độ xây dựng hạ tầng tại khu công nghiệp THACO Thái Bình.
Xem nhiều




