Tư lệnh ngành tin tưởng năm 2021 tươi sáng
Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư, Bộ trưởng Công thương tin tưởng vào các Hiệp định FTA thế hệ mới góp phần đưa Việt Nam vươn mình ra thế giới.
Năm 2021, Việt Nam đứng trước các thách thức và cơ hội mới, rộng mở, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, cần phải hành động ngay, mạnh mẽ và quyết liệt để không bỏ lỡ các cơ hội, dù là nhỏ nhất.
Khu vực kinh tế tư nhân đang ngày càng lớn mạnh, từng bước khẳng định là một động lực quan trọng của đất nước. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế tư nhân lớn của Việt Nam được hình thành và dẫn đầu trong một số ngành lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế.
Các sản phẩm thương hiệu Việt ngày càng lớn mạnh, các doanh nghiệp muốn lớn mạnh bắt buộc phải vươn ra thị trường quốc tế. Họ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và ổn định xã hội, góp phần nâng cao năng lực tự chủ, tự lực, tự cường, giải quyết công ăn việc làm cho phần lớn lao động trong nước, nhất là khu vực nông thôn.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, với khu vực này, cần thay đổi tư duy quản lý từ chủ yếu là kiểm soát, xin phép sang chủ yếu phục vụ phát triển.
Để thực hiện mục tiêu 2030 và chiến lược phát triển đất nước thịnh vượng 2045, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư cho rằng, cần khuyến khích các chuyên gia, cán bộ quản lý đang làm việc ở các doanh nghiệp nước ngoài, tách ra thành lập các doanh nghiệp của Việt Nam.
"Đây là những người có kiến thức, nắm rõ công nghệ, quy trình sản xuất, quy trình vận hành, quản trị doanh nghiệp, có mối quan hệ, kinh nghiệm... Những người này khi tách ra thành lập doanh nghiệp sẽ là những người thành công nhanh nhất.
Đây là hướng rất mới, rất tốt, rất nhanh để kết nối ngay với các doanh nghiệp, cung cấp sản phẩm cho các doanh nghiệp FDI, giúp họ giảm chi phí" - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư nhận xét.
Về đầu tư công, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhiều lần nhắc đến việc đầu tư trọng tâm, trọng điểm. Nhưng có lẽ lần này kiến nghị mạnh hơn là Việt Nam phải tập trung vào các công trình trọng yếu, nhất là hạ tầng giao thông và năng lượng tạo sự lan tỏa.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, bối cảnh thế giới còn nhiều bất định do tác động của đại dịch COVID-19; căng thẳng địa chính trị, cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia dự báo sẽ ngày càng gay gắt. Nền kinh tế vẫn còn những nút thắt trong quá trình phát triển, chưa thực sự được giải quyết, khơi thông...
Tuy nhiên, khó khăn, thách thức luôn đi kèm với những cơ hội rộng mở, như 13 Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được ký kết; cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sự dịch chuyển của dòng thương mại và đầu tư quốc tế, thời kỳ dân số vàng… đều đang chờ đợi Việt Nam.
Nói về các cơ hội cho Việt Nam trong năm 2021, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cũng có chung nhận định như vậy.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) là một Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, mang lại nhiều tác động tích cực đến nhiều mặt của nền kinh tế Việt Nam. Riêng đối với thương mại hàng hóa, EVFTA với lộ trình cam kết cắt giảm thuế còn tiếp tục trong các năm tới sẽ có tác động ngày càng lớn đến thúc đẩy tăng trưởng XNK của Việt Nam sang EU.
EU hiện là một trong các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, xếp ngay sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường này bao gồm hàng dệt may, giày dép các loại và các sản phẩm nông - lâm - thủy sản. Các ngành này sẽ được giảm thuế tới gần 90%, trong đó có những dòng thuế được xóa bỏ hoàn toàn ngay khi cam kết có hiệu lực.
Năm 2020, xuất khẩu đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm trước. Xuất siêu cả năm đạt khoảng 19,1 tỷ USD, qua đó đánh dấu năm thứ 5 liên tiếp đạt xuất siêu với mức thặng dư năm sau cao hơn năm trước.
Kể từ khi có hiệu lực, EVFTA đã trở thành cú hích rất lớn cho XK của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu.
Với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Anh (UKVFTA), các lợi ích trong mối quan hệ thương mại hiện có của hai bên tại EVFTA được duy trì, thương mại hàng hóa không bị gián đoạn.
Hiệp định song phương này là sự khởi đầu của một giai đoạn mới trong quan hệ giữa hai nước đối với việc phát triển các lĩnh vực thương mại chủ chốt. UKVFTA không chỉ tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ, mà còn tích hợp nhiều yếu tố quan trọng khác, chẳng hạn như hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Bước sang năm 2021, dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu sẽ được khắc phục hoàn toàn trong ngắn hạn. Các hoạt động kinh tế sẽ tiếp tục được thực hiện trong trạng thái "bình thường mới", xuất khẩu năm 2021 vẫn tiếp tục đối mặt với những rủi ro tiềm tàng. Tuy nhiên, sang năm 2021, xuất khẩu của ta có những cơ sở để tin tưởng vào một kết quả tích cực.
Các FTA thế hệ mới CPTPP và EVFTA đã trải qua giai đoạn thực thi ban đầu, với ưu đãi về thuế quan và các điều kiện tiếp cận thị trường mở ra cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng mà ta có lợi thế sang thị trường các nước thành viên. Đặc biệt, nếu tình hình dịch bệnh ở châu Âu khả quan hơn nhờ hiệu quả của việc sử dụng vacxin trong tiêm chủng phổ thông thì cơ hội này càng trở nên rõ rệt.
Ngoài ra, năm 2021 cùng kỳ vọng sự dịch chuyển luồng đầu tư của các doanh nghiệp FDI từ các nước trong khu vực sang Việt Nam, định vị lại chuỗi cung ứng cũng như tận dụng các ưu đãi mang lại từ các FTA mà Việt Nam đã ký kết.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tuyên bố sẽ tiếp tục theo sát diễn biến tình hình thị trường, đặc biệt là tình hình phòng chống dịch Covid-19 ở các thị trường đối tác lớn, quan trọng của Việt Nam để kịp thời đề xuất, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc chủ động triển khai các biện pháp để tận dụng cơ hội thị trường, giảm thiểu khó khăn, tác động bất lợi đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Lấy tăng trưởng làm gốc nuôi dưỡng nguồn thu
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhận định, năm 2020 là năm ghi dấu thêm hai hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên. Tính đến ngày 11/12/2020, Việt Nam có 13 FTA đang thực hiện, 1 FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực, 1 FTA đã kết thúc đàm phán và 2 FTA đang đàm phán.
Để nghiêm túc tuân thủ cam kết thuế quan trong các FTA, Chính phủ đã ban hành 13 Nghị định về biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện các FTA áp dụng cho từng giai đoạn. Hiện mức thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi và thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt tại các Nghị định của Chính phủ nêu trên được áp dụng đến hết ngày 31/12/2022.
Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, vẫn còn quá sớm để cho rằng chúng ta đã thoát ra khỏi khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thêm vào đó những yếu kém nội tại của nền kinh tế vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ đặt ra tiếp tục thực hiện linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép”-vừa phòng, chống đại dịch COVID-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội trong trạng thái bình thường mới đồng thời phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước năm 2021 đã được Quốc hội quyết định.
Với quan điểm lấy tăng trưởng kinh tế làm gốc để nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu, chúng tôi cho rằng các giải pháp về thuế, phí và lệ phí, Bộ Tài chính nhận định, quan điểm này sẽ làm giảm nguồn thu trong ngắn hạn. Nhưng khi sản xuất-kinh doanh phát triển, doanh nghiệp mạnh lên thì sự gia tăng về quy mô nền kinh tế sẽ làm cho nguồn thu ngân sách Nhà nước nhiều lên, không chỉ bù đắp số giảm thu do thay đổi chính sách, mà còn tăng thu ngân sách so với dự toán được giao.
Cho đến nay, việc đề xuất các giải pháp chính sách trên đang được các bộ, cơ quan liên quan tổ chức thực hiện để trình Chính phủ xem xét, quyết định trong thời gian gần nhất.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhận định, điểm sáng trong tổ chức thực hiện chi ngân sách năm 2020 là tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển tiến bộ hơn so với những năm trước. Ước tính đến ngày 31/12/2020, chi đầu tư phát triển đạt 82,8% dự toán và phấn đấu đến hết thời điểm khóa sổ kế toán năm 2020 (ngày 31/1/2021) đạt 92-93% dự toán.
Tuy nhiên, giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn vay nước ngoài vẫn chậm và còn tới 26.000 tỷ đồng không thực hiện được, phải hủy dự toán.
Về nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, việc triển khai công tác cổ phần hóa không nhằm mục đích trực tiếp tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Cổ phần hóa cùng với thoái vốn chỉ là một trong các biện pháp để cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước.
Các nguồn thu về cổ phần hóa và thoái vốn sau khi được ưu tiên sử dụng để tái đầu tư cho các doanh nghiệp Nhà nước thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ theo danh mục quy định, phần còn lại được sử dụng cho chi đầu tư phát triển theo quyết định của Quốc hội; trong đó tập trung cho các dự án trọng điểm, có tính lan tỏa để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của vùng, khu vực và cả nước.
Và cụ thể, giai đoạn 2016-2020, nguồn thu này đã đóng góp 217.300 tỷ đồng cho nguồn chi đầu tư phát triển của cả nước.
"Hiện nay, Bộ Tài chính cũng đang xây dựng Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2021-2025 để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, làm cơ sở tiếp tục triển khai cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động để doanh nghiệp Nhà nước là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo độc lập, tự chủ và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội" - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.
TIN LIÊN QUAN
Chỉ bàn làm, không bàn lùi!
Đó là câu chuyện đại sự mà Quốc hội đang thảo luận: Đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao. Đại đa số tán thành, phải làm ngay, không bàn lùi, để mất cơ hội...
Giới chuyên gia dự báo giá dầu toàn cầu sẽ chạm mức thấp mới vào năm 2025
Trong một báo cáo gửi tới AFP vào tối thứ Tư tuần này, các chiến lược gia của Macquarie cho biết họ kỳ vọng giá dầu thế giới sẽ “chạm mức thấp mới” vào năm 2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Tập đoàn Petronas
Ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới thăm Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas)...
Ủy ban Tài chính, Ngân sách: Tán thành việc ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Sáng 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra báo cáo về dự án...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về chính sách, pháp luật quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội
Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết và chính thức thông qua Nghị quyết về...
Sửa đổi Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu phát triển mới của nền kinh tế
Sáng 22/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã nghe báo cáo của Chính phủ và cơ quan thẩm tra về dự án Luật Thuế...
Cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 23,28 tỷ USD
Trong kỳ 1 tháng 11/2024, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 31 triệu USD. Theo đó, lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2024, cán cân thương mại hàng hóa...
Hà Nội: Bãi bỏ các Quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ý ban hành Quyết định số 67 2024 QĐ-UBND ngày 21/11/ 2024 về việc bãi bỏ Quyết định số 19/2019 QĐ-UBND ngày 15/10/2019...
Cần rà soát lại nội dung Điều 15 dự thảo Luật Thuế GTGT
Mới đây, tại Tọa đàm “Áp thuế giá trị gia tăng phân bón: Vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững” do Tạp chí Năng lượng Mới/PetroTimes tổ chức, đại biểu Quốc hội...
Nguyên nhân chậm tiến độ giai đoạn 1 sân bay Long Thành
Chiều 20/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận hội trường về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành).
Mỹ tăng sản lượng dầu khí có kích hoạt phản ứng mới từ OPEC+?
Trong một báo cáo từ Stratas Advisors gửi đến AFP vào cuối ngày thứ Năm, công ty này cảnh báo rằng các dấu hiệu cho thấy Mỹ đang tăng cường sản lượng dầu có thể kích thích phản ứng từ OPEC+.
6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm từ ngày 14/1/2025
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu khai thác bay đêm từ 0h - 24h hàng ngày tại 6 Cảng hàng không từ ngày 14/1/2025.
Giá xăng dầu hôm nay 16/11: Thấp nhất trong 1 tháng trở lại đây, RON 95 sẽ còn giảm tiếp!
Cập nhật giá xăng dầu mới nhất chiều ngày 16/11.
Thành phố Hồ Chí Minh: Thành lập Tổ công tác giải quyết thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vừa ban hành Quyết định thành lập Tổ công tác giải quyết thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở thương mại,...
UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh trên địa bàn tỉnh,...
Hội nghị Ban Thường vụ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (mở rộng) lần thứ 5 - nhiệm kỳ V
Ngày 15/11, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (mở rộng) lần thứ 5 – Nhiệm kỳ V...
Kinh tế số Việt Nam giữ vững mức tăng trưởng ấn tượng
Theo Báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á của Google, Temasek và Bain & Company, năm 2024, kinh tế số Việt Nam tiếp tục giữ đà tăng trưởng hai con số...
Miễn, giảm và ghi nợ tiền sử dụng đất cho hộ khó khăn
Theo phản ánh của cử tri tỉnh Cà Mau, hiện nay vẫn còn nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không đủ điều kiện đăng ký quyền sử dụng đất,...
VPI dự báo giá xăng dầu giảm từ 0,5 - 2% trong kỳ điều hành ngày 14/11
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 14/11/2024,...