VnFinance
Thứ năm, 18/04/2019, 15:02 PM

Vì sao các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại “chậm lớn”?

Khu vực kinh tế tư nhân mặc dù được coi là quan trọng nhưng phát triển chưa xứng tiềm năng, nguyên nhân là do môi trường kinh doanh vẫn còn khó khăn.

Rất ít DN mới thành lập có “sinh nhật” lần thứ 2

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy mỗi năm hàng chục ngàn doanh nghiệp (DN) tạm ngừng kinh doanh, giải thể, và con số năm sau thường cao hơn năm trước. Đáng chú ý, số doanh nghiệp (DN) tạm ngừng kinh doanh, giải thể trong quý I/2019 ghi nhận mức cao nhất trong mười năm trở lại đây. Điều này cho thấy nhiều DN không có sức sống lâu bền.

Doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam cần "bệ đỡ" để bứt phá. (Ảnh minh họa)

 

Hầu hết các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam hiện nay có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Mặc dù khu vực kinh tế tư nhân đóng góp tới 40% GDP cho nền kinh tế, thế nhưng sự phát triển của khu vực này vẫn đang phải đối mặt với nhiều rào cản nên rất “chậm lớn”.

Tổng hợp điều tra PCI năm 2018 cho thấy, 51% DN tư nhân sẽ không mở rộng quy mô kinh doanh trong 2 năm tới và nhiều dấu hiệu gia tăng tỷ lệ doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong hoạt động; trong đó, phần lớn là các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và siêu nhỏ.

Theo đánh giá của GS. TS. Ngô Thắng Lợi - Trưởng Bộ môn Kinh tế Phát triển, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, tốc độ cải thiện môi trường kinh doanh chưa đạt yêu cầu mong muốn, Việt Nam vẫn còn nằm ở thứ hạng thấp về môi trường kinh doanh. Khu vực DN tư nhân nhìn chung còn bị đối xử thiếu công bằng so với khu vực DN nhà nước và khu vực FDI.

GS. TS. Ngô Thắng Lợi

 

“Đây là khu vực hiệu quả kinh doanh đang thấp nhất (thể hiện ở sự gia tăng lợi nhuận) nhưng lại là khu vực bị gánh nặng thuế lớn nhất”, GS. Lợi nói.

Bên cạnh đó, nhiều yếu tố về môi trường kinh doanh ở các cấp địa phương, đặc biệt là liên quan đến môi trường kinh doanh chưa có lợi cho DN tư nhân thông qua điều tra các doanh nghiệp này trong khi tính toán chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

GS. Ngô Thắng Lợi nhận định, các DN mới thành lập đa số là các DN nhỏ và vừa, không có sức sống lâu bền, rất ít DN có sinh nhật lần thứ 2. Nguyên nhân cơ bản là năng lực còn nhiều điểm yếu như: quy mô nhỏ và siêu nhỏ, quy trình công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý thấp, lao động hầu hết là thủ công chưa qua đào tạo...

Tình trạng trên dẫn đến các doanh nghiệp rất dễ bị tổn thương, hạn chế về khả năng cạnh tranh trên thị trường, số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phải ngừng hoạt động vẫn còn lớn.

Môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn

Nhìn nhận về bức tranh kinh tế trong nước, TS. Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, vẫn có nhiều mảng tối, khiếm khuyết, mô hình tăng trưởng đang dần hết dư địa… Do đó, cần tập trung tối đa cho tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng để tạo động lực cho kinh tế tư nhân phát triển.

“Khu vực kinh tế tư nhân mặc dù được coi là quan trọng nhưng đóng góp thực của doanh nghiệp còn hạn chế và nguyên nhân chủ yếu là do môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế chưa được cải thiện căn bản. Phải quyết liệt trong việc thay đổi mô hình tăng trưởng, chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, chú ý đến hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh cải thiện cho động lực tăng trưởng cho kinh tế tư nhân”, ông Tuấn nói.

TS. Bùi Quang Tuấn.

Để doanh nghiệp tư nhân bứt phá, phát triển, yêu cầu đặt ra là phải coi kinh tế tư nhân là lực lượng, động lực phát triển cơ bản của nền kinh tế thị trường và phải được áp dụng nguyên tắc đối xử bình đẳng trong các chính sách, cơ chế quản lý và ứng xử.

Mặt khác, TS. Bùi Quang Tuấn lưu ý, các doanh nghiệp tư nhân cũng phải quan tâm, chú trọng đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh bài bản, nâng cao khả năng thích ứng với thị trường, phát triển những thế mạnh của mình nâng cao sức cạnh tranh, đặc biệt, cần bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cũng như phát huy thế mạnh của cuộc cách mạng 4.0.

Tuy nhiên, trên thực tế, GS. Ngô Thắng Lợi cho rằng, DN tư nhân hay gặp phải khó khăn trong sản xuất kinh doanh, trong đó có những khó khăn xuất phát từ chính bản thân DN. Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê, năm 2018, trong số các doanh nghiệp hoạt động, có 55,2% luôn gặp khó khăn do yếu kém về năng lực, có tới 61% doanh nghiệp được hỏi cho rằng khó khăn trong cạnh tranh, 31,7% doanh nghiệp được hỏi cho rằng khó khăn về tài chính.

Đa số các DN nhỏ và vừa đều có nhu cầu vay vốn nhưng khoảng một nửa trong số đó bị từ chối hoặc không thể tiếp cận được. Nguyên nhân là do không có tài sản thế chấp, lãi suất quá cao, các thủ tục hành chính, dịch vụ tín dụng chưa đa dạng, và sự thiên vị các doanh nghiệp lớn, DN nhà nước và FDI của các tổ chức tín dụng, GS. Lợi nêu thực tế.

Khó khăn trong tuyển dụng lao động cũng khiến DN tư nhân “ốm yếu”. GS. Lợi dẫn kết quả khảo sát của Hiệp hội DNNVV cho biết, có tới 69% doanh nghiệp nêu khó khăn trong tuyển dụng và giữ chân lao động có kỹ thuật là do điều kiện làm việc không hấp dẫn và mức tiền lương thấp. Khu vực DNNVV không phát triển được lực lượng lao động, các giá trị lao động không được lan toả, thu nhập của người lao động không tăng.

Cùng với đó là những khó khăn về môi trường đầu tư. Báo cáo công bố kết điều tra DNNVV do nhóm nghiên cứu gồm Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển Thế giới, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Đại học Copenhagen và Viện Khoa học Lao động và Xã hội thực hiện cho thấy, trong số hơn 2.600 DNNVV Việt Nam tham gia khảo sát, có tới 83% số DN được điều tra cho biết họ có gặp trở ngại trong kinh doanh, dù đã có hơn 42% thừa nhận họ đã phải chi những khoản không chính thức để có thể có được hoạt động kinh doanh dễ dàng hơn.

Song, điều đáng nói nhất lại là những khoản tiền “lót tay” mà các DN phải bỏ ra vẫn tăng. Theo kết quả cuộc khảo sát, có 42,7% DN được hỏi cho rằng họ đã phải chi những khoản “lót tay” và hai phần ba trong số đó cho biết tần suất chi từ 2 - 5 lần mỗi năm.

Khó khăn trong tiếp cận thị trường cũng được GS. Lợi dẫn chứng để lý giải cho sự “chậm lớn” của DN tư nhân. Thiếu thông tin liên quan đến thị trường xuất khẩu, trong đó, tập trung ở các vấn đề như: thiếu hiểu biết về nội dung của các Hiệp định thương mại tự do mà Chính phủ đã ký với các nước và các tổ chức quốc tế; không được thông tin đầy đủ về xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, nhất là những thông tin về thuế xuất, luật pháp, nhu cầu, giá cả ... của nước nhập khẩu.

 

Theo Trần Ngọc/VOV.VN


Ngân hàng Nhà nước đề nghị các bộ hỗ trợ đấu thầu vàng miếng
Ngân hàng Nhà nước đề nghị các bộ hỗ trợ đấu thầu vàng miếng
16/04/2024 Tin nóng

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có các văn bản gửi các bộ gồm Bộ Bộ Tài chính, Công an và Bộ Công Thương đề nghị phối hợp tăng cường...

Cuộc xung đột Iran - Israel làm đảo lộn dự tính về giá dầu của OPEC+
Cuộc xung đột Iran - Israel làm đảo lộn dự tính về giá dầu của OPEC+

Tình hình địa chính trị của Trung Đông, mới đây nhất là cuộc tấn công của Iran nhằm vào Israel, đang làm xáo trộn các yếu tố cần thiết để OPEC+ thiết lập một mức giá dầu hoàn hảo - không quá cao và cũng không quá thấp - the

Vì sao cần phải có hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua bán vàng?
Vì sao cần phải có hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua bán vàng?
15/04/2024 Tin nóng

Các chuyên gia cho rằng, khi buộc tiệm vàng phải xuất hóa đơn điện tử như kinh doanh xăng dầu sẽ giúp minh bạch hóa thị trường vàng.

Căng thẳng Trung Đông tác động đến dự báo giá khí và dầu mỏ như thế nào?
Căng thẳng Trung Đông tác động đến dự báo giá khí và dầu mỏ như thế nào?
14/04/2024 Tin nóng

Giá dầu tăng, phản ánh mối lo ngại của thị trường về cuộc khủng hoảng Trung Đông đang leo thang, có khả năng liên quan đến Iran, một nhà khai thác dầu lớn của OPEC....

NHNN đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng
NHNN đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng
13/04/2024 Tin nóng

Ông Phạm Thanh Hà, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, để ổn định thị trường, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án...

Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu giải ngân vốn đầu tư công đạt 30% trong quý II/2024
Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu giải ngân vốn đầu tư công đạt 30% trong quý II/2024
12/04/2024 Tin nóng

UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc đảm bảo toàn bộ dự án mới hoàn tất thủ tục quyết định đầu tư, phấn đấu giải ngân...

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng trong bối cảnh bất ổn toàn cầu
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng trong bối cảnh bất ổn toàn cầu
12/04/2024 Tin nóng

Ngày 11/4 tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay bất chấp những bất ổn kéo dài...

Kinh tế Việt Nam tiếp tục được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0%
Kinh tế Việt Nam tiếp tục được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0%
11/04/2024 Tin nóng

Sáng 11/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tổ chức họp báo về tình hình kinh tế Việt Nam. Báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO)...

Giá vé máy bay dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 cao chót vót, khách đổi hướng đi du lịch
Giá vé máy bay dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 cao chót vót, khách đổi hướng đi du lịch
10/04/2024 Tin nóng

Nhiều người đã phải "suy nghĩ lại" kế hoạch đi du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5 do giá vé máy bay quá “đắt đỏ”.

Tổng thu NSNN thực hiện tháng 3 ước đạt 141,8 nghìn tỷ đồng
Tổng thu NSNN thực hiện tháng 3 ước đạt 141,8 nghìn tỷ đồng
09/04/2024 Tin nóng

Lũy kế thu ngân sách Nhà nước (NSNN) quý I/2024 ước đạt 539,5 nghìn tỷ đồng, bằng 31,7% dự toán, tăng 9,8% so cùng kỳ năm 2023 (ngân sách trung ương (NSTW)...

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý I/2024 tăng hơn 5%
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý I/2024 tăng hơn 5%
08/04/2024 Tin nóng

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý I/2024 ước đạt 613,9 nghìn tỷ đồng, tăng 5,2 % so với cùng kỳ năm trước.

Cảnh báo: Người dân cảnh giác với 'ma trận' lừa đảo qua mạng xã hội
Cảnh báo: Người dân cảnh giác với 'ma trận' lừa đảo qua mạng xã hội
08/04/2024 Tin nóng

Một ngày, bạn bỗng nhận được lời mời nhận quà, phần thưởng đáng giá hoặc khuyến cáo của cơ quan chức năng hay thông tin kết bạn lại trên facebook, zalo....

7,6% dân số Việt Nam sở hữu tài khoản chứng khoán
7,6% dân số Việt Nam sở hữu tài khoản chứng khoán
06/04/2024 Tin nóng

Lũy kế đến cuối tháng 3/2024, Việt Nam có hơn 7,6 triệu tài khoản chứng khoán cá nhân, tương đương khoảng 7,6% dân số.

Hà Nội là nơi có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam
Hà Nội là nơi có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam
06/04/2024 Tin nóng

Trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu với mức giá đắt đỏ nhất cả nước năm 2023, thành phố Hồ Chí Minh đứng...

Hà Nội: Đối thoại tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Hà Nội: Đối thoại tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
05/04/2024 Tin nóng

Sáng 5/4, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị “Đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp đầu tư,...

Chính phủ cho ý kiến đối với 3 dự án Luật, 1 đề nghị xây dựng luật
Chính phủ cho ý kiến đối với 3 dự án Luật, 1 đề nghị xây dựng luật
05/04/2024 Tin nóng

Ngày 4/4, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 03 năm 2024...

Hơn 1.000 người bị thương do động đất ở Đài Loan
Hơn 1.000 người bị thương do động đất ở Đài Loan
04/04/2024 Tin nóng

Số người bị thương trong trận động đất mạnh 7,2 độ richter ở miền đông Đài Loan đã vượt quá 1.000 người vào thứ Năm 3/4, mặc dù số người chết vẫn ổn định ở mức 9 người.

Quảng Ninh: Điểm đến hấp dẫn đầu tư nước ngoài
Quảng Ninh: Điểm đến hấp dẫn đầu tư nước ngoài
04/04/2024 Tin nóng

Quảng Ninh có lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực…, được nhiều nhà đầu tư quốc tế đánh giá là điểm đến đầu tư hấp dẫn, an toàn...

Một số điểm sáng tình hình kinh tế - xã hội quý I/2024
Một số điểm sáng tình hình kinh tế - xã hội quý I/2024
04/04/2024 Tin nóng

Tình hình kinh tế - xã hội quý I/2024 của nước ta duy trì xu hướng tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn...

VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance