Việt Nam cần xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường
Ông Darryl Dong, Cán bộ Quốc gia Cấp cao, Tổ chức Tài chinh Quốc tế IFC cho rằng, bàn tới thị trường mua bán nợ là không chỉ bàn tới một thị trường đóng mà cần nói tới giải pháp một thị trường mở. Đây là điều Việt Nam cần và phải có nếu muốn xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường.
Nhằm góp phần hoàn thiện Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) (sửa đổi), đặc biệt góp ý về các quy định liên quan đến vấn đề xử lý nợ xấu, Tạp chí Nhà đầu tư đã tổ chức Hội thảo "Vấn đề xử lý nợ xấu trong Luật Các TCTD (sửa đổi)".
Cho phép các tổ chức hoặc cá nhân mua bán xử lý nợ xấu
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống đến cuối tháng 2/2023 đã lên tới 2,91%, so với mức 2% cuối năm 2022 và gần gấp đôi cuối năm 2021. Tổng nợ xấu gộp (nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng) đến cuối tháng 2/2023 ước chiếm 5%/tổng dư nợ - gần tương đương với tỷ lệ nợ xấu nền kinh tế phải đối diện khi Nghị quyết 42 bắt đầu có hiệu lực.
![]() |
Trong khi đó, Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 8/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025” đã đề ra mục tiêu: Đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh, phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các TCTD, nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) chưa được xử lý, thu hồi và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu ở mức dưới 3%. Đây là mục tiêu đầy thách thức và để đạt được, đòi hỏi phải tạo hành lang pháp lý đồng bộ, mang tính đột phá và thực tiễn cho vấn đề xử lý nợ xấu.
Đóng góp ý kiến cho xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm - Dự thảo Luật TCTD sửa đổi và Kinh nghiệm Quốc tế, ông Darryl Dong, Cán bộ Quốc gia Cấp cao, Tổ chức Tài chinh Quốc tế IFC cho rằng, bàn tới thị trường mua bán nợ là không chỉ bàn tới một thị trường đóng mà cần nói tới giải pháp một thị trường mở. Đây là điều Việt Nam cần và phải có nếu muốn xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường. Nợ xấu không xấu, nó đồng hành cùng hoạt động ngân hàng nhưng chúng ta cần một khung pháp lý để làm sạch chúng và xử lý một cách công khai ở một thị trường mở và có những giao dịch thương mại đúng nghĩa.
Ông Darryl Dong chia sẻ, hiện nay, các hoạt động chuyển nhượng nợ xấu trên thị trường chủ yếu được thực hiện giữa các tổ chức tín dụng và VAMC, các khoản nợ do VAMC trực tiếp thu hồi vẫn ở mức khiêm tốn do quy mô vốn và năng lực xử lý còn hạn chế. Đây là lúc chúng ta phất cờ xử lý nợ xấu thông qua việc mở cửa thị trường. Khi Việt Nam muốn trở thành một phần của thị trường tài chính toàn cầu phải có được bảng cân đối tài sản mạnh mẽ, muốn có nguồn tín dụng cho doanh nghiệp nội địa cần mở được cánh cửa cho thị trường mua bán nợ xấu của mình.
![]() |
“Chúng tôi đặc biệt khuyến nghị Luật TCTD sửa đổi nên vượt ra khỏi cơ chế cũ của Nghị quyết 42, mở rộng số lượng thành viên tham gia thị trường xử lý nợ xấu bằng cách cho phép các tổ chức hoặc cá nhân mua bán xử lý nợ xấu (cả trong nước và nước ngoài) cũng được hưởng cơ chế xử lý nợ xấu như các TCTD như quy định ở chương IX trong dự thảo Luật này, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các công ty này trong việc xử lý nợ xấu, qua đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường nợ xấu”, ông Darryl Dong nêu.
Theo ông Darryl Dong, xử lý tài sản bảo đảm - dự thảo luật chỉ cho phép các ngân hàng và VAMC quyền thu giữ tài sản bảo đảm. Điều này không đúng nguyên tắc thị trường, việc không thể xử lý tài sản bảo đảm khi bên tham gia là tổ chức phi ngân hàng, đây là một nút chặn.
Về lo ngại nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tài sản, ông Darryl Dong cho rằng: "Không sao cả, chúng ta có thể tạo cơ chế gián tiếp để thông qua đại lý xử lý tài sản bảo đảm trong nước, yêu cầu các nhà đầu tư phải làm việc với đại diện trong nước. Điều này cho các nhà đầu tư nước ngoài thấy một con đường, ngã rẽ có mục đích dành cho họ. Tất cả các khoản nợ xấu đều có thể đặt lên bàn để xử lý”.
Hiện nay, nhiều quốc gia trong khu vực đã mở cửa thị trường để xử lý nợ xấu. Ấn Độ có luật riêng biệt về xử lý nợ xấu, ngân hàng không nhất thiết phải qua quá trình phức tạp tố tụng. Philippines còn có khuyến khích bằng tiền trong 3 năm để hỗ trợ ngân hàng xử lý nợ xấu. "Nếu chúng ta cho phép điều này, xây dựng khung pháp lý hiệu quả, công bằng, nhà đầu tư sẽ tới", ông Darryl Dong nhấn mạnh.
Tăng quyền tự chủ của ngân hàng thương mại
Chia sẻ tại Hội thảo, ông Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển kinh doanh cho rằng, thu giữ tài sản đảm bảo đề nghị không cần có sự đồng thuận của chủ tài sản đảm bảo nhưng ngân hàng phải thông báo cho chủ tài sản biết..
“Luật nên có quy định rõ ràng, giao ngân hàng thương mại tự chủ trong thu giữ, phát mại tài sản bảo đảm. Khi phát mại tài sản bảo đảm cũng không cần có đồng thuận của chủ tài sản nhưng phải thông báo cho họ biết. Tuỳ từng trường hợp, phải có thoả thuận giữa NHTM và chủ tài sản. Cũng cần có thêm quy định thu hồi và xử lý tài sản bảo đảm trong bao lâu, không phải NHTM thu hồi rồi ngâm đấy đợi giá lên mới xử lý”, ông Lê Xuân Nghĩa nêu quan điểm.
Trong khi đó, chia sẻ về việc làm thế nào để thực hiện được quyền thu giữ tài sản, TS. Võ Trí Thành - Chuyên gia kinh tế chia sẻ: “Tôi thích quan điểm của IFC, cần cân nhắc lại cách tiếp cận xây dựng quy định xử lý nợ cấu, bởi vướng quá nhiều luật và các bên liên quan, để thực sự phá triển thị trường nợ xấu thì cũng có nhiều bên liên quan, công cụ xử lý đa dạng và còn phát triển nên sẽ có sự chồng chéo luật và công cụ”.
![]() |
Do vậy, có 2 cách xử lý, một là cân nhắc xây dựng bộ luật riêng, hai là khi tình hình nợ xấu đang căng thẳng thì trong khi chờ xây dựng bộ luật ấy thì cần có Nghị quyết mới để xử lý vấn đề trước mắt. “Tôi thiên về phương án 2, tức là ban hành nghị quyết”, TS. Võ Trí Thành cho biết.
Có một nghiên cứu cho biết, chất lượng hoạt động của hệ thống tài chính, xử lý nợ xấu của Việt Nam có 3 vấn đề lớn nhất gồm: Cải tổ hệ thống tài chính; người cho vay ở Việt Nam quá thiếu quyền tài sản trong giao dịch, sau giao dịch và khi xử lý nợ xấu, khái niệm quyền tài sản bao quát hơn quyền sở hữu, tức là phải đi từ quan niệm căn cơ.
Ngoài ra, cần làm rõ tính cụ thể của quyền thu giữ tài sản, có thể là cổ phiếu, trường học, có nên phân loại các tài sản đảm bảo này để gắn với quyền thu giữ của tổ chức tín dụng không? Như vậy, bản chất ở đây là nợ xấu vẫn là tài sản, tài sản phải được đưa vào nếu không sẽ lãng phí.
Quy trình giao dịch không quá tốn kém, phải làm rõ được quyền tài sản, cuối cùng là có nhiều bài học tốt từ Philipines, Mỹ về tài sản đảm bảo. “Tôi mong muốn để xây dựng bộ luật riêng, trước hết Quốc hội cần hoàn thiện và có Nghị quyết xử lý vấn đề nợ xấu từ nay cho đến năm 2025”, TS. Võ Trí Thành nói.
TIN LIÊN QUAN
Ông Tô Huy Vũ làm Chủ tịch Agribank
Theo thông tin từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), ông Tô Huy Vũ - Vụ trưởng Hợp tác Quốc tế (Ngân hàng Nhà nước) được bổ nhiệm giữ...
Điểm tin ngân hàng ngày 5/4: Dự báo lãi suất ngân hàng trước áp lực thuế quan của Mỹ
Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm 2025; Ngân hàng NCB báo lãi hơn 125 tỷ đồng trong quý I/2025; Bảo hiểm PJICO đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 5% trong năm 2025;...
Hoàn phí chuyển đổi cùng ngàn quà tặng hấp dẫn cho chủ thẻ Chip Contactless của BAC A BANK
Chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip ngay hôm nay để được trải nghiệm phương thức thanh toán hiện đại, nhanh chóng, an toàn và có cơ hội nhận ưu đãi hấp dẫn từ...
Điểm tin ngân hàng ngày 4/4: Tăng trưởng tín dụng năm 2025 cao gấp 10 lần so với cùng kỳ 2024
SHB được vinh danh Ngân hàng Việt Nam có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất; Techcombank đặt mục tiêu lợi nhuận 31.500 tỷ đồng trong năm 2025; Ông Tô Huy Vũ được bổ...
Giá vàng hôm nay (4/4): Thị trường thế giới bất ngờ giảm
Giá vàng thế giới hôm nay (4/4) bất ngờ giảm khi chứng kiến hoạt động bán chốt lời và những lo ngại về sự chậm lại của tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh các...
NCB “lội ngược dòng” ghi nhận lãi ngay trong quý I năm 2025
Kết thúc quý đầu tiên của 2025, NCB ghi nhận lợi nhuận dương với các chỉ tiêu kinh doanh đạt mức tăng trưởng tích cực, các chỉ số an toàn tài chính có sự cải...
Giá vàng ra sao sau quyết sách thuế quan của Tổng thống Mỹ?
Giá vàng quay đầu giảm vào cuối ngày cùng đà giảm mạnh của thị trường thế giới, chuyên gia dự báo kịch bản thị trường vàng sắp tới.
BIDV góp phần mở rộng, tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong nền kinh tế
Trong Diễn đàn thường niên lần thứ 5 về “Mở rộng sự tham gia của phụ nữ trong nền kinh tế” do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức tại Nhật Bản...
SHB năm thứ ba liên tiếp được vinh danh Ngân hàng Việt Nam có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
SHB là đại diện duy nhất của Việt Nam được Global Finance trao tặng giải thưởng "Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất năm 2025”, ghi nhận cho những nỗ lực...
Giá vàng phi mã 1 triệu đồng, xác lập kỷ lục mới
Giá vàng trong nước tăng áp sát mốc 103 triệu đồng/lượng cùng xu hướng hồi phục mạnh mẽ từ thị trường thế giới sau khi Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh chính sách áp thuế.
VPBank hợp tác cùng GTEL tạo ra sản phẩm tài chính công nghệ ưu việt
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (GTEL) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mang đến những sản phẩm tài chính...
Điểm tin ngân hàng ngày 3/4: Nhiều ngân hàng lãi đậm từ kinh doanh vàng
Lãnh đạo ngân hàng nhận lương tiền tỷ; VietBank đặt mục tiêu lãi tăng 55%, muốn niêm yết lên HoSE vào năm 2025; Đề nghị Standard Chartered hỗ trợ xây dựng trung tâm tài chính...
Bảo hiểm tín dụng thương mại: Giải pháp thúc đẩy tài trợ chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp xuất khẩu
Mới đây, Công ty Cổ phần FiinGroup Việt Nam (FiinGroup) phối hợp cùng Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đồng tổ chức tọa đàm “Thúc đẩy tài trợ chuỗi cung ứng thông qua bảo...
Giá vàng giảm sau khi lập kỷ lục mới
Giá vàng trong nước quay về mốc 101 triệu đồng/lượng sau khi cán mốc kỷ lục mới 102 triệu đồng/lượng vào phiên hôm qua.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa...
Giới thiệu mở thẻ tín dụng PVcomBank, cơ hội nhận quà lên đến 11 triệu đồng
Từ ngày 01/04/2025, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) triển khai chương trình “Mời bạn mở thẻ, quà về liền tay” dành cho các khách hàng hiện hữu với nhiều cơ hội nhận...
Điểm tin ngân hàng ngày 2/4: MSB lên kế hoạch thoái vốn TNEX Finance và mua công ty chứng khoán
BIDV trở thành ngân hàng được gửi tiền nhiều nhất Việt Nam; LPBank và VPBank giảm lãi suất tiết kiệm cuối tháng; Giải ngân vốn đầu tư công đạt khoảng 9% trong 3 tháng đầu...
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
Nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai chương trình tri ân “Đón mưa quà sinh nhật” với tổng trị giá lên đến hơn 5 tỷ đồng, áp dụng cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
Agribank và Sun Group ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt trời (Sun Group) vừa tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện.
Xem nhiều




