Vốn từ đâu ồ ạt chảy vào chứng khoán, bất động sản?
Cơ quan quản lý cần quan tâm, kiểm soát, tránh để hình thành bong bóng tài sản, trong đó có bong bóng bất động sản và bong bóng chứng khoán.
Dòng vốn làm nóng thị trường chứng khoán, bất động sản
Kể từ khi dịch Covid-19 xảy ra, dòng tiền chảy rất mạnh vào thị trường chứng khoán và bất động sản. Đặc biệt, thời gian gần đây, từ Bắc chí Nam, tại nhiều địa phương xảy ra tình trạng sốt đất, nhất là đất vùng ven.
Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho hay, tình trạng trên đã được cảnh báo từ hồi đầu năm nay. Thời điểm đó, số lượng nhà đầu tư F0 tăng lên một cách đột biến trên thị trường chứng khoán và bản thân thị trường này cũng tăng nóng trong một thời gian ngắn.
Đối với thị trường bất động sản, bất chấp đại dịch Covid-19,hầu hết các phân khúc bất động sản vẫn giữ giá, thậm chí tăng giá. Đặc biệt, sau Tết trở lại đây, giá đất sốt xình xịch ở nhiều địa phương.
Theo ông Thịnh, có nhiều dòng tiền đổ vào chứng khoán, bất động sản, trong đó phải tính tới là dòng tiền từ ngân hàng.
Theo đó, lãi suất tiền gửi tiết kiệm thời gian qua hạ xuống một xuống thấp, nhiều ngân hàng chỉ ở mức 2,5-3%/năm, thấp hơn cả mức lạm phát kỳ vọng (khoảng 4%).
"Ngân hàng hạ lãi suất là có lý do, vì họ có nhiều tiền nhưng chưa cho vay được, trong khi NHNN không cho phép hạ chuẩn cho vay. Bình thường trước đây, mức sử dụng vốn huy động khoảng 85-90%, nhưng thời gian quan, mức sử dụng chỉ chừng 70%, tức tiền trong ngân hàng rất nhiều, khả năng thanh toản tốt nên ngân hàng hạ thấp lãi suất", ông Thịnh lý giải và cho rằng, khi lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong ngân hàng bị hạ thấp, người dân dễ rút tiền để tìm một kênh đầu tư khác có lời hơn, như chứng khoán, bất động sản.
Thế nhưng, với thị trường chứng khoán, sau một khoảng thời gian tăng lên rất nóng thì thời gian gần đây đã hạ nhiệt, nhiều nhà đầu tư chốt lời, đem tiền đổ vào bất động sản.
![]() |
Thời gian qua, nhiều địa phương xảy ra tình trạng sốt đất, nhất là đất nền. |
Một nguồn tiền khác đổ vào bất động sản, theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh là tiền từ khu vực kinh tế phi chính thức - một trong các thành phần kinh tế chưa quan sát được. Ở đó, có những cá nhân, hộ gia đình kinh doanh ở những lĩnh vực chưa được tính đến, bị bỏ sót hoặc trong các lĩnh vực mới phát sinh. Đó là những hoạt động hợp pháp và việc họ quay trở lại khu vực kinh tế chính thức là họat động bình thường trong nền kinh tế.
Tuy nhiên, ở khu vực kinh tế phi chính thức, ông Thịnh còn lưu ý đến một luồng tiền nữa, đó là tiền có được từ những hoạt động "ngầm", mang tính chất bất hợp pháp, như mua bán tiền ảo, kinh doanh forex hay cá cược, cờ bạc trên mạng. Số tiền bất hợp pháp này được một số chủ thể chuyển sang khu vực kinh tế chính thức, đầu tư vào chứng khoán, bất động sản để hợp thức hóa.
"Nói thẳng ra đây là một hình thức rửa tiền. Tuy nhiên, số này không nhiều vì thực ra người được từ kinh doanh forex, tiền ảo rất ít, mà người thua thì nhiều", vị chuyên gia nhấn mạnh.
Quản lý chặt để tránh hình thành bong bóng tài sản
Nói thêm về luồng vốn từ ngân hàng đổ vào chứng khoán, bất động sản, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, nếu như người dân vay tiền của ngân hàng để sửa chữa, mua bán nhà cửa thì được tạo điều kiện thuận lợi, nhưng nếu vay để đầu tư, kinh doanh bất động sản thì không dễ vì ngân hàng quản rất chặt.
"Chỉ có những người gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng như một khoản đầu tư, khi lãi suất xuống thấp thì họ tìm đến kênh đầu tư khác. Vàng thì quá nguy hiểm, còn chứng khoán sau thời gian tăng nóng cũng đã giảm dần, thậm chí có thời điểm giảm sâu, nhiều nhà đầu đã chốt lời. Cho nên, nhiều người đổ tiền vào bất động sản. Đây là quyền lựa chọn của người dân, không phải ai cũng theo tâm lý đám đông", ông Thịnh nói.
Đối với doanh nghiệp, theo vị chuyên gia, khả năng doanh nghiệp vay tiền ngân hàng mới mục đích khác rồi đổ vào chứng khoán, bất động sản ít xảy ra, bởi ngân hàng kiểm soát nguồn vốn cho vay rất chặt chẽ.
"Tất nhiên trong một vài tình huống nào đó có thể có một số chủ thể lách được, nhưng thực tế về nguyên tắc, ngân hàng sẽ kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản cho vay, nhất là khi đó là khoản vay lớn, việc giải ngân được thực hiện theo tiến độ dự án", ông bày tỏ quan điểm.
Nhìn dòng tiền đổ vào chứng khoán ở thời điểm phát triển nóng cho đến nay, ông Thịnh cho rằng nhà đầu tư có hiểu biết, nhận thức nhất định về thị trường và cũng có được nhiều bài học về thị trường trong thời gian trước nên họ tỉnh táo hơn.
Nhưng với thị trường bất động sản, ông bày tỏ sự lo lắng khi trước nay vẫn tồn tại một quan niệm: đầu tư vào đất không bao giờ lỗ, nên nhiều nhà đầu tư cứ thế lao vào.
Điều đáng nói, nếu quản lý lỏng lẻo, để thị trường phát triển quá nóng rất dễ hình thành nên các bong bóng tài sản, trong đó có bong bóng bất động sản và bong bóng chứng khoán. Khi ấy nguy cơ khủng hoảng kinh tế rất dễ xảy ra vào những tháng cuối năm.
Vì thế, ông Thịnh cho rằng, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường quản lý, cảnh báo những hoạt động hình thành nên các bong bóng tài sản và phải coi đây là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong năm 2021.
TIN LIÊN QUAN
-
Bất động sản hút vốn tín dụng, tiềm ẩn rủi ro
-
Năm 2020: Dư nợ tín dụng của doanh nghiệp địa ốc gần 294.000 tỷ đồng
-
TP. HCM: Hạn chế tín dụng cho đầu tư bất động sản cao cấp, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng và đầu cơ bất động sản
-
Chiêu đòi nợ, cho vay tín dụng đen cuối năm
-
Nhận ưu đãi tín dụng từ BAC A BANK, Khách hàng sẵn sàng đón thành công
-
Đà Nẵng cảnh báo chiêu trò 'tự mua bán, chuyển nhượng lẫn nhau' tạo sốt đất ảo
-
"Bàn tay hữu hình" giúp Quảng Ninh dẹp loạn sốt đất ảo: Sốt ở đâu "đóng băng" giao dịch luôn ở đó!
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 20/5: Thị trường nhà ở giá rẻ vẫn khan hiếm
Gamuda Land nhắm tới loạt dự án tầm cỡ tại TP.HCM và Hải Phòng; Sun Group sắp triển khai 3 tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng tại Hòa Bình; Hải Phòng bỏ quy hoạch sân...
Long An sắp triển khai Dự án “Khu Tái định cư và nhà ở xã hội Phúc Long” hơn 100ha
Dự án “Khu Tái định cư và nhà ở xã hội Phúc Long” tại Long An do Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Phúc Long làm chủ đầu tư, có quy mô 102ha...
Nhà ở xã hội tại Hà Nội: Vượt chỉ tiêu nhưng lại lo không bán được
Hà Nội có thể vượt chỉ tiêu hoàn thành nhà ở xã hội năm 2025 với khoảng 4.700 căn hộ đến từ 6 dự án. Tuy nhiên, nỗi lo nhà ở xã hội hoàn thành...
Hà Nội chính thức khởi công xây dựng cầu Tứ Liên
Hôm nay, ngày 19/5/2025, UBND Thành phố tổ chức khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 19/5: Giá đất nền tăng "nóng", Bộ Xây dựng cảnh báo rủi ro đầu cơ
Đồng Nai mời nhà đầu tư tham gia dự án nhà ở thương mại gần sân bay Long Thành; Thái Nguyên khởi công hai cụm công nghiệp mới; TPHCM điều chỉnh quy hoạch Khu đô...
Từ những biểu tượng bất động sản toàn cầu đến cơ hội hiếm có tại The Cosmopolitan
Madison (New York), Mayfair (London) hay Monaco từ lâu đã là biểu tượng sống của giới tinh hoa toàn cầu, nơi giá trị tài sản đi liền với phong cách sống và vị thế cá...
Mở màn mùa hè bằng kỷ lục du khách 30/4 và Lễ hội biển, Sầm Sơn dẫn sóng du lịch miền Bắc
Chỉ trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, thành phố Sầm Sơn đã đón gần một triệu lượt khách – chiếm hơn một nửa tổng lượng khách đến Thanh Hóa, doanh thu ước đạt gần...
Sống bất an trong chung cư “chờ sập”
Chung cư Khánh Hội (quận 4, TPHCM) được xây dựng từ trước năm 1975, đến nay đã xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho cư dân nơi đây....
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Cần nghiên cứu đánh thuế đất hoang, dự án chậm triển khai
Hơn 44.000 thửa đất tại Ninh Bình giao sai thẩm quyền, lấn chiếm; Phó Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện cơ sở dữ liệu giá đất trước năm 2026...
Long An sắp triển khai khu dân cư biệt thự nhà vườn gần 2.000 tỷ đồng
Dự án “Khu dân cư biệt thự nhà vườn” tại xã An Thạnh, huyện Bến Lức, do Công ty TNHH Phát triển Bất động sản Hưng Phát Bến Lức làm chủ đầu tư...
Bộ Xây dựng 'điểm mặt' một số dự án chung cư tăng giá, công bố mặt bằng giá bán chung cư quý I/2025
Bộ Xây dựng vừa công bố báo cáo tổng hợp tình hình thị trường bất động sản quý I/2025 ghi nhận rõ những chuyển động của thị trường nhà ở trong giai đoạn đầu năm.
Vũng Tàu: Khởi công khu đô thị biển có công viên nước 19ha lớn bậc nhất Đông Nam Bộ
Chiều 16/5, Tập đoàn Sun Group đã khởi công dự án Khu đô thị Đường 3 Tháng 2 tại phường 10 và 11, Thành phố Vũng Tàu. Đây là cột mốc quan trọng...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 16/5: Đề xuất giao cấp xã cấp sổ đỏ lần đầu, rút ngắn thủ tục đất...
Giá căn hộ TP.HCM lập đỉnh mới, có thể vượt 100 triệu đồng/m² trong năm 2025; Bắc Ninh yêu cầu báo cáo Dự án chung cư Dabaco Park View xây trên đất công cộng...
Bình Thuận sẽ có khu công nghệ cao 1.000ha nằm ở vị trí thuận lợi hiếm có
UBND tỉnh Bình Thuận đề xuất quy hoạch khu công nghệ cao 1.000ha tại vị trí "vàng" gần trung tâm TP. Phan Thiết, có đủ hạ tầng thủy lợi...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 15/5: Quảng Nam yêu cầu tổng rà soát dự án du lịch hồ Phú Ninh
Công ty Nam Long bị phạt nửa tỷ đồng vì chậm xây trường học tại dự án Ehome 3; Đà Nẵng đầu tư hơn 104 tỷ đồng nâng cấp “phố Tây” An Thượng giai đoạn...
BIM Group đổ 3.000 tỷ xây ‘siêu dự án’ tại Hạ Long, đại gia Đoàn Quốc Việt đang toan tính điều gì?
BIM Hạ Long, thành viên của Tập đoàn BIM Group, đang triển khai dự án “Tổ hợp công trình thương mại, dịch vụ và căn hộ lưu trú” tại trung tâm du lịch Hạ Long...
Bất động sản quý I/2025: Giá căn hộ chung cư ổn định, giao dịch nhà đất tăng mạnh
Báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng gửi Chính phủ cho thấy những tín hiệu hồi phục tích cực của thị trường bất động sản trong quý I/2025.
Nhà mặt tiền 1,3m rao bán hơn 3 tỉ: Chỉ có ở trung tâm Hà Nội?
Căn nhà có "mặt tiền" chỉ 1,3m, diện tích 18m2 được rao bán với giá 3,35 tỉ đồng thu hút hàng nghìn ý kiến của cư dân mạng, là minh chứng sống động...
Hà Nội có 148 khu đất thí điểm làm nhà ở thương mại qua thỏa thuận
Thành phố Hà Nội phê duyệt 148 khu đất, triển khai dự án nhà ở thương mại theo nghị quyết của Quốc hội, mở ra cơ hội phát triển bất động sản thành phố.
Xem nhiều




