“Vướng mắc pháp lý” chiếm 70% khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản
Báo cáo của Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP Hồ Chí Minh (HoREA) gửi đến “Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực BĐS” do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng 8/2 cho rằng “vướng mắc pháp lý” hiện chiếm 70% khó khăn của các doanh nghiệp BĐS.
NHNN tổ chức “Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực BĐS” để lắng nghe và xem xét giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp BĐS, người mua nhà và nhà đầu tư nhằm thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 3/1/2023 của Chính phủ, Chỉ thị 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 17/1/2023 của Thống đốc NHNN.
Đặc biệt là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong cuộc gặp mặt đầu xuân ngành Ngân hàng ngày 27/1/2023 nhấn mạnh ngành Ngân hàng cần rà soát, điều chỉnh chính sách phù hợp, tháo gỡ khó khăn về tín dụng, nợ xấu, trái phiếu doanh nghiệp, nhà ở xã hội và cho công nhân. Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường BĐS cả về phía người bán và người mua.

Theo HoREA, "vướng mắc pháp lý” chiếm 70% khó khăn của các doanh nghiệp BĐS.
Báo cáo của HoREA gửi đến hội nghị có nội dung kiến nghị NHNN cho phép doanh nghiệp BĐS được tái cơ cấu khoản nợ vay tín dụng đến hạn và được vay vốn tín dụng mới nếu có tài sản bảo đảm với lãi suất vay hợp lý.
Theo đó, HoREA cho rằng, thị trường BĐS đang rất khó khăn. Có thể nói năm 2022 là năm “khó khăn khắc nghiệt nhất” và năm 2023 là năm “quyết định sống, còn” đối với các doanh nghiệp BĐS nên cần có các giải pháp đồng bộ về thể chế pháp luật, về thủ tục hành chính, về thị trường vốn, trước hết là giải pháp về tín dụng.
Doanh nghiệp cần được hỗ trợ giải quyết “nút thắt” về dòng tiền để bảo đảm tính thanh khoản, trước hết là nhu cầu và nguyện vọng của tất cả các doanh nghiệp BĐS mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng để vượt qua giai đoạn cực kỳ khó khăn.
“Vướng mắc pháp lý” chiếm 70% khó khăn của các doanh nghiệp BĐS. Tiếp theo là vấn đề “trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đến hạn” và các khoản vay tín dụng đến hạn kéo theo rủi ro chuyển thành “nợ xấu” hoặc “nhảy nhóm nợ xấu hơn”.
HoREA cho rằng, có một số quy định của NHNN hoặc quy định riêng của các ngân hàng thương mại cần được xem xét sửa đổi, bổ sung để phù hợp với yêu cầu của tình hình thực tiễn hiện nay.
Cụ thể, nhiều ngân hàng thương mại yêu cầu doanh nghiệp BĐS phải có Giấy phép xây dựng (“giấy phép con”) làm khó cho doanh nghiệp BĐS và không nằm trong điều kiện để được vay vốn tín dụng.
Thông tư 08/2020/TT-NHNN quy định các tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng tối đa nguồn vốn huy động ngắn hạn, tiết kiệm để cho vay trung dài hạn theo tỷ lệ “Từ ngày 1/10/2022 đến ngày 30/9/2023: 34%; Từ ngày 1/10/2023: 30%” đã dẫn đến hệ quả các tổ chức tín dụng càng bị giảm nguồn vốn tín dụng cho vay trung dài hạn.
HoREA đề nghị NHNN xem xét áp dụng tương tự các giải pháp rất thiết thực và hiệu quả của Thông tư 14/2021/TT-NHNN (hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19) để áp dụng cho các doanh nghiệp BĐS năm 2023.
Đề nghị NHNN xem xét ban hành Thông tư (mới) tương tự Thông tư 14/2021/TT-NHNN cho phép doanh nghiệp BĐS được tái cơ cấu khoản nợ vay tín dụng đến hạn trong thời hạn từ 12-24 tháng, giữ nguyên nhóm nợ và được vay vốn tín dụng mới có tài sản bảo đảm.

Trước các yêu cầu từ phía HoREA, Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú khẳng định, NHNN không chỉ đạo siết tín dụng vào lĩnh vực BĐS mà là kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng vào một số lĩnh vực, một số phân khúc có tỉ lệ rủi ro cao trong ĐBS như đầu cơ, doanh nghiệp có tính chất đầu cơ, có thể gây ra tình trạng bong bóng hay đóng băng thị trường.
“Chúng tôi cần kiểm soát chặt vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cả hệ thống và nền kinh tế. Các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp, tập đoàn BĐS đều là quan hệ cộng sinh, hai bên cùng hợp tác chia sẻ để tháo gỡ khó khăn chung.
Mối quan hệ này được ví như chung một chiếc thuyền, thuyền chìm thì doanh nghiệp chìm, ngân hàng cũng chìm. Thuyền chạy nhanh, doanh nghiệp thắng lợi, ngân hàng thắng lợi. Chúng tôi muốn làm rõ vì sao có thông tin việc tiếp cận tín dụng BĐS khó khăn”, ông Tú nói.
Ông Tú cho rằng, hiện nay, room tín dụng đã dư dả, không còn vấn đề về hạn mức room tín dụng ảnh hưởng đến cho vay BĐS. NHNN chỉ quy định tăng trưởng tín dụng cho toàn nền kinh tế, không quy định riêng room cho lĩnh vực BĐS, các ngân hàng chủ động cấp tín dụng cho lĩnh vực BĐS.
Việc cơ cấu nợ rất có ý nghĩa đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc cơ cấu nợ này không chỉ ưu ái cho lĩnh vực BĐS. BĐS chưa phải là đối tượng ưu tiên cấp tín dụng, nên đề xuất này từ phía HoREA là rất khó. Tuy nhiên, NHNN cũng sẽ tiếp thu và nghiên cứu. Vấn đề này cần Chính phủ điều hành.
NHNN không tán thành đề xuất ngân hàng thương mại mua lại trái phiếu BĐS do phải bảo đảm an toàn cho hệ thống.
Theo ông Tú, thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục tổ chức các hội thảo chuyên đề về tín dụng trong một số lĩnh vực như doanh nghiệp nhỏ và vừa, các vùng kinh tế còn khó khăn.
TIN LIÊN QUAN
-
Cho vay bất động sản tại các ngân hàng hiện ra sao?
-
Có gì trong nội dung họp chiều nay của NHNN về tín dụng bất động sản?
-
Người không quan hệ huyết thống phải giao dịch bất động sản thông qua sàn
-
Hy hữu biệt thự Hà Nội cắt lỗ sâu 13 tỷ đồng, khách chốt ngay chỉ sau một ngày
-
Kiểm soát rủi ro cấp tín dụng đối với bất động sản cao cấp đang dư thừa nguồn cung
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 5/7: Hải Phòng “trải thảm đỏ” kêu gọi đầu tư loạt dự án nghìn tỷ
Ninh Bình phê duyệt dự án khu nhà ở công vụ gần 211 tỷ đồng; Hải Phòng “trải thảm đỏ” kêu gọi đầu tư loạt dự án nghìn tỷ… là những tin tức xây dựng - bất động sản đáng chú ý.
Siêu dự án nghỉ dưỡng 20.000 tỷ đồng của FLC tại Quảng Bình được khởi động trở lại
Đại dự án nghỉ dưỡng ven biển FLC Quảng Bình có quy mô gần 2.000ha, tổng vốn đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng vừa có động thái mới sau thời gian dài gián đoạn.
Cơ hội nào cho thị trường bất động sản trong bối cảnh mới?
Khi "điểm nghẽn của điểm nghẽn" được gỡ rối cùng quyết sách sáp nhập thành 34 tỉnh/thành, thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ có sự thay đổi lớn...
Từ 1/7, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đất đai không quá 3 ngày làm việc
Từ 1/7, thời gian đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu không quá 17 ngày, thời gian cấp giấy chứng nhận không quá 3 ngày làm việc,...
Kiến trúc Blanca City: Vang vọng thanh âm của biển và lịch sử “Cap Saint Jacques” rực rỡ
Blanca City là một chương sống động trong hành trình tái định nghĩa đô thị nghỉ dưỡng ven biển Việt Nam – nơi nghệ thuật kiến trúc vượt ra khỏi những khối hình,...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 3/7: Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng
Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng ở khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi); Sun Group đề xuất làm đường ven sông và tuyến metro...
Siết cho thuê ngắn ngày trong chung cư: “Cửa mở” cho người mua ở thực
Việc siết lại hoạt động cho thuê lưu trú ngắn hạn tại các chung cư không chỉ hướng tới mục tiêu lập lại trật tự quản lý, mà còn mở ra một "khoảng trống đầu...
Người dưới 35 tuổi được vay mua nhà ở xã hội với lãi suất 5,9%
Từ nay đến hết năm 2025, người dưới 35 tuổi vay mua nhà ở xã hội sẽ được áp dụng mức lãi suất 5,9%/năm.
Từ ngày 1/7 chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, phường trực tiếp ký cấp sổ đỏ
Từ ngày 1/7/2025, thẩm quyền giải quyết thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu cho cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam sẽ được thực hiện tại cấp xã.
Khám phá tiện ích độc đáo của nhà phố Kim Ngân 2 - đô thị Sun Group Nam Hà Nội
Sở hữu vị trí đắt giá kề cận công viên lễ hội, quảng trường trống Đọi Tam trong đại đô thị Sun Urban City, phân khu Kim Ngân 2 hội tụ hệ tiện ích...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 2/7: Hơn 100 dự án ở TPHCM đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng
Khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa) có thêm 2 dự án hơn 65.308 tỷ đồng; Gần 3,3 nghìn tỷ đồng đầu tư dự án phát triển đô thị thích ứng biến đổi...
TP. Hồ Chí Minh sau sáp nhập: Từ trung tâm vùng đến siêu đô thị quốc tế
Từ hôm nay (1/7), TP Hồ Chí Minh chính thức sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, khoác lên mình danh xưng "siêu đô thị" của Việt Nam.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 1/7: "Tổ đại bàng" hơn 20.000 ha độc đáo ở Hải Phòng có chuyển động mới
"Tổ đại bàng" hơn 20.000 ha độc đáo ở Hải Phòng có chuyển động mới; Công ty con của Tasco muốn rút vốn khỏi dự án bất động sản "treo" hơn 20 năm;...
Liên danh Vinhomes chiếm gần 95% vốn đầu tư vào Khánh Hòa: Siêu đô thị Cam Lâm 11 tỷ USD sắp tới có gì?
Dự án Khu đô thị mới Cam Lâm có quy mô hơn 10.000 ha, tổng vốn đầu tư hơn 285.000 tỷ đồng, hiện là dự án đầu tư ngoài ngân sách lớn nhất năm nay...
Khởi công dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương, tổng vốn đầu tư trên 17.700 tỷ đồng
Ngày 29/6/2025, tại nút giao dự án với Quốc lộ 27 (Km192) thuộc xã N’Thol Hạ, huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng), UBND tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp cùng liên danh nhà đầu tư...
Thị trường bất động sản phân hóa rõ nét giữa các phân khúc
Trong khi các dự án nhà liền thổ có nguồn cung và lượng tiêu thụ tích cực, thì căn hộ cao tầng lại chững lại, đặc biệt ở khu vực phía Đông Thủ đô nơi...
Sunshine Group bước sang kỷ nguyên công nghệ: Đặt cược vào AI và bán dẫn
Sau gần một thập kỷ ghi dấu ấn đậm nét trên thị trường bất động sản, Tập đoàn Sunshine (Sunshine Group) đang tự tin bước vào một kỷ nguyên mới với chiến lược tái cấu...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 30/6: Nhiều doanh nghiệp bị tố tạo "sốt ảo" để đẩy giá bán
Kinh Bắc (KBC) triển khai khu công nghiệp gần 150ha tại Hải Dương; Quy Nhơn sắp có dự án chung cư cao 45 tầng, tổng vốn hơn 3.500 tỷ đồng; Đề xuất tăng giá đất...
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý vi phạm xây dựng tại Khu du...
Tỉnh Phú Thọ mới sẽ có khu du lịch nghỉ dưỡng và sân golf hơn 1.500 tỷ đồng; Bắc Ninh mới có thêm 3 cụm công nghiệp hơn 170 ha, vốn đầu tư trên 2.400...
Xem nhiều




