Xuất khẩu thủy sản 2022 đạt kỷ lục gần 11 tỷ USD
Theo Tổng cục Thủy sản, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2022 ước đạt kỷ lục khoảng 11 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 22,2% so kế hoạch (9 tỷ USD).
Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022, triển khai kế hoạch công tác năm 2023 của Tổng cục Thủy sản, chiều 27/12, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Thị Thu Nguyệt cho biết, năm 2022 tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản tăng 3% so với năm 2021, tổng sản lượng đạt 9,06 triệu tấn, tăng 3,1% so với năm 2021.
Trong đó, sản lượng nuôi trồng đạt 5,19 triệu tấn, tăng 7% với năm 2021 và 3,7% theo kế hoạch (5 triệu tấn); sản lượng khai thác đạt 3,86 triệu tấn, giảm 1,8% so với năm 2021.
Đây là năm thứ hai Tổng cục Thủy sản thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong năm 2022, các chỉ tiêu của ngành đều đạt vượt mức đề ra.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2022 ước đạt kỷ lục khoảng 11 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 22,2% so kế hoạch (9 tỷ USD). Đặc biệt, hai mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu ấn tượng: Tôm nước lợ đạt 4,1 - 4,2 tỷ USD, tăng khoảng 13% so với năm 2021; Cá tra đạt 2,35 tỷ USD, tăng khoảng 70% so với năm 2021.
Bà Nguyệt cho biết, ngay trong các tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022, Tổng cục Thủy sản đã tổ chức các đoàn công tác đi nắm tình hình sản xuất tại địa phương; tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, diễn đàn phát triển sản xuất ngành hàng tôm, cá tra cùng các đối tượng nuôi chủ lực khác.
Về tổ chức sản xuất, ngành thủy sản có nhiều bước tăng trưởng đột biến. Riêng cá tra, diện tích thả nuôi đạt 5.700 ha, bằng với cùng kỳ năm 2021 nhưng sản lượng đạt 1,712 triệu tấn, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Cùng với đó, diện tích nuôi biển đạt khoảng 9 triệu m³ lồng, bao gồm: 4 triệu m³ lồng nuôi cá biển, 5 triệu m³ lồng nuôi tôm hùm. Tổng sản lượng đạt 670 nghìn tấn, tăng 3,5% so với năm 2021.
Tuy nhiên, việc cấp mã số các cơ sở nuôi trồng thủy sản còn nhiều khó khăn khi triển khai tại địa phương. Kết quả thực hiện còn hạn chế như: Mã số với cơ sở nuôi cá tra đạt 725/975 giấy xác nhận (tương đương 74,4%); với cơ sở nuôi tôm nước lợ đạt 29.607/360.762 giấy xác nhận (khoảng 8,2%); với cơ sở nuôi trồng thủy sản lồng bè đạt 621/17.124 giấy xác nhận (khoảng 3,6%).
Cũng theo lãnh đạo ngành thủy sản, trong Chiến lược phát triển thủy sản, ngành đặt mục tiêu giảm cường lực khai thác, đồng thời tăng cường quản lý đội tàu. Cả hai mục tiêu này đều có những bước phát triển trong năm 2022.
Theo đó, sản lượng khai thác thủy sản đạt 3,66 triệu tấn, giảm 2,0% so với năm 2021; số lượng tàu cá còn 86.585 tàu, giảm 2,9% so với năm 2021. Số tàu cá giảm tập trung vào các loại tàu có chiều dài dưới 15m.
Ngành thủy sản đã ứng dụng sâu rộng công nghệ thông tin, số hóa dữ liệu tàu cá lên Hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase) để quản lý đội tàu.
Đồng thời quản lý sát sao hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản ở vùng khơi (31.279 giấy phép), hướng dẫn 28 tỉnh, thành phố ven biển công bố, quản lý hạn ngạch giấy phép khai thác vùng ven bờ và vùng lộng (67.132 giấy phép). Việc đánh dấu tàu cá hiện đạt 96,5%.
Đến nay, toàn quốc đã có 30 cơ sở đăng kiểm tàu cá đủ điều kiện, trong đó có 5 cơ sở mới công nhận. 80 cảng cá đủ điều kiện hoạt động, gồm: 3 cảng cá loại 1, 60 cảng cá loại 2 và 17 cảng cá loại 3. Trong đó, 53 cảng cá đủ điều kiện triển khai hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác, 62 cảng cá cho tàu cá vùng khơi cập cảng.
Song song với đó, 74 khu neo đậu tránh trú bão được công bố, gồm: 16 cơ sở cấp vùng, 52 khu cấp tỉnh và 3 khu khác, đạt tổng sức chứa khoảng 47.000 tàu. Đồng thời, 16/28 tỉnh thực hiện chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 của ngành thủy sản là tháo gỡ thẻ vàng cảnh báo khai thác bất hợp pháp (IUU). Trong nỗ lực, quyết tâm cao độ của toàn ngành, Tổng cục Thủy sản đã tham mưu Chính phủ phê duyệt Đề án “Phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025”. Đây là cơ sở để Bộ NN&PTNT triển khai kiểm tra việc chống khai thác IUU tại các 16 tỉnh, thành phố ven biển thời gian qua.
Trên cơ sở này, trong phiên họp chiều 1/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ban hành Kế hoạch 6 tháng cao điểm triển khai các hoạt động chống khai thác IUU.

Để triển khai đồng bộ, thống nhất nhiệm vụ, mục tiêu, các nhóm giải pháp đề ra tại Chiến lược Phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2025, Tổng cục Thủy sản xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 là tập trung thực hiện giải pháp tháo gỡ khó khăn và tiếp tục chỉ đạo địa phương triển khai đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực; cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển.
Triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025; Đề án tổng thể phát triển ngành công nghiệp tôm Việt Nam đến năm 2030; Đề án cá tra 3 cấp, nuôi biển, tôm hùm, tôm càng xanh và các chương trình, đề án, dự án khác.
Đặc biệt, ngành thủy sản sẽ triển khai khắc phục thẻ vàng IUU thông qua việc tiếp tục tham mưu cho Ban chỉ đạo Quốc gia về IUU chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai có hiệu quả các giải pháp, kế hoạch về chống khác hải sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định.
Chuẩn bị kế hoạch, kịch bản làm việc với đoàn thanh tra của Cộng đồng châu Âu (EC) kiểm tra công tác chống khai thác IUU tại Việt Nam năm 2023.
Tiếp tục tăng cường công tác thông tin, truyền thông đến với cộng đồng ngư dân, doanh nghiệp và các thành phần có liên quan để cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời về tình hình chống khai thác IUU; tuyên truyền, tập huấn các quy định pháp luật có liên quan.
TIN LIÊN QUAN
Vì sao dầu khí được miễn trừ thuế nhập khẩu vào Mỹ?
Giữa làn sóng thuế quan mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố, có một chi tiết quan trọng nhưng ít được chú ý: Các mặt hàng năng lượng được miễn trừ.
Thuế quan mới của ông Trump: Cú sốc lớn đối với ngành dầu mỏ vùng Vịnh
Tuyên bố về “Ngày Giải phóng” của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 2/4 đã gây chấn động thị trường toàn cầu, đánh dấu một bước leo thang mạnh mẽ trong căng thẳng thương...
EU thay đổi mục tiêu lưu trữ khí đốt năm 2025
Các nhà ngoại giao EU tiết lộ với Reuters, các nước Liên minh châu Âu đang đàm phán thay đổi mục tiêu lưu trữ khí đốt trong tương lai của EU, nếu được chấp thuận...
Bộ Tài chính: Phần lớn hàng hóa Mỹ xuất sang Việt Nam chịu thuế 15% hoặc thấp hơn
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, phần lớn mặt hàng Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam chỉ chịu mức thuế suất dưới 15%, thấp hơn nhiều mức 90% mà Chính phủ Mỹ đưa ra.
Tin Thị trường: Lượng dầu thô vận chuyển toàn cầu tăng trong tháng 3
Giá dầu hôm nay giảm mạnh sau thông báo của Tổng thống Mỹ; Giá khí tự nhiên tại Mỹ cũng giảm; trong khi lượng dầu thô vận chuyển toàn cầu tăng trước khi OPEC+ tăng...
Giá xăng RON95 tăng hơn 490 đồng/lít từ 15h ngày 3/4
Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ vào chiều nay (3/4).
Ông Trump đi nước cờ hiểm: Áp thuế với dầu thô Nga
Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế bổ sung từ 25% đến 50% đối với những nước mua dầu thô Nga – một động thái táo bạo và có phần liều lĩnh, qua...
VPI dự báo giá xăng dầu tiếp tục tăng 0,3-1,9% trong kỳ điều hành ngày 3/4
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 3/4/2025, giá xăng dầu có thể tăng từ 0,3-1,9% nếu...
40 mỏ vàng vừa được phát hiện nằm ở những đâu?
Trong bối cảnh giá vàng liên tục phá kỷ lục, thông tin 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn được phát hiện đã thu hút sự quan tâm, chú ý.
Cú "lật kèo" của ông Trump khiến OPEC+ mất kiểm soát giá dầu?
Sau khi chính quyền Hoa Kỳ thay đổi, OPEC+ đang mất đi khả năng kiểm soát giá dầu do nhu cầu toàn cầu yếu và nguồn cung dầu từ các nước ngoài OPEC ngày càng tăng.
Tết Hàn Thực 2025: Nhiều món bánh hương vị, tạo hình mới lạ ra mắt thị trường
Vào dịp 3/3 âm lịch năm nay, nhiều mâm lễ có tạo hình, màu sắc đẹp mắt được bán trên thị trường, với mức giá 90.000 đồng trở lên.
Phân tích thị trường dầu khí trong tháng 3/2025
Giá dầu đã tăng hơn 7% kể từ đầu tháng 3, do nguồn cung bị siết chặt và căng thẳng địa chính trị ảnh hưởng đến các khách hàng lớn. Tồn kho dầu thô Mỹ...
Sử dụng nguồn lực dầu khí như thế nào để chuyển đổi năng lượng?
Theo báo cáo mới của Offshore Energies UK, Vương quốc Anh phải khai thác nhiều dầu khí hơn để tránh phụ thuộc quá mức vào nguồn nhập khẩu trong quá trình chuyển đổi năng lượng.
Giá xăng tăng nhẹ hơn 300 đồng/lít
Thông tin từ Bộ Công Thương về điều hành giá xăng dầu cho biết, giá xăng dầu thế giới trong tuần qua liên tục tăng khiến giá xăng trong nước được điều chỉnh tăng 337...
Thị trường dầu thô 3 tháng đầu năm 2025 luôn chìm trong bất ổn và dự báo còn kéo dài
Thị trường dầu thô năm nay đang bị bao trùm bởi sự bất ổn do chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump và căng thẳng địa chính trị leo thang.
Quí 1/2025: Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu tăng mạnh mẽ
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu đã có khởi đầu mạnh mẽ trong 3 tháng đầu năm 2025, theo báo cáo do Trưởng bộ phận Nghiên cứu Hàng hóa của Ngân hàng Standard Chartered,...
Vàng nhẫn áp sát 99 triệu đồng
Giá vàng đồng loạt tăng, theo đó, vàng SJC vượt ngưỡng 98 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn tiến về mốc 99 triệu đồng/lượng.
Các Big Oil đang sai lầm về năng lượng tái tạo?
Tỷ phú khai khoáng Andrew Forrest, nhà sáng lập kiêm chủ tịch điều hành Fortescue, cho rằng các tập đoàn dầu khí lớn (Big Oil) đang mắc sai lầm khi xem nhẹ năng lượng tái...
VPI dự báo giá xăng tiếp tục tăng 1,1 - 1,2% trong kỳ điều hành ngày 27/3
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 27/3/2025, giá xăng, dầu hỏa và dầu diesel có thể...
Xem nhiều




