Bất động sản Phát Đạt lỗ ròng 267 tỷ trong quý 4/2022, hàng tồn kho rất lớn
Quý 4/2022, BĐS Phát Đạt chỉ ghi nhận doanh thu thuần gần 15 tỷ đồng đến từ hoạt động cung cấp dịch vụ, giảm 99% so với cùng kỳ 2021. Đặc biệt, doanh nghiệp này đang sở hữu núi hàng tồn kho và 'chôn chân' ở nhiều dự án dở.
Quý 4/2022, CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (Mã: PDR) ghi nhận doanh thu thuần gần 15 tỷ đồng, giảm 99% so với 1.229 tỷ đồng ở cùng kỳ năm trước. Doanh thu này đến từ hoạt động cung cấp dịch vụ, còn các hoạt động chuyển nhượng đất và hàng hoá bất động sản không tạo ra doanh thu trong quý này.
Trong khi đó, chi phí tài chính tăng gấp ba lần cùng kỳ năm trước với 221 tỷ đồng. Riêng chi phí lãi vay là 140 tỷ đồng, tăng 98% và Phát Đạt còn ghi nhận thêm khoản lỗ chuyển nhượng cổ phần công ty con hơn 70 tỷ đồng. Các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp không có sự thay đổi đáng kể.
BĐS Phát Đạt ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính tăng 5,4 lần so với cùng kỳ lên 16 tỷ đồng nhưng tỷ trọng không lớn. Vì vậy, quý 4/2022, Phát Đạt lỗ ròng 267 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 754 tỷ đồng.
Luỹ kế năm 2022, Phát Đạt ghi nhận doanh thu 1.505 tỷ đồng và lãi ròng 1.146 tỷ đồng, lần lượt giảm 58% và 39% so với năm trước. Năm 2022, Phát Đạt đặt mục tiêu 10.700 tỷ đồng doanh thu và 2.908 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, doanh nghiệp chỉ thực hiện được 14% kế hoạch doanh thu và 40% chỉ tiêu lợi nhuận năm.

Hàng tồn kho lớn
Ngoài kết quả kinh doanh ảm đạm, nợ vay và hàng tồn kho của BĐS Phát Đạt chất như núi, mắc kẹt ở nhiều dự án.
Tại ngày 31/12/2022, doanh nghiệp có tổng tài sản 22.845 tỷ đồng, tăng 2.293 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn đạt hơn 18.000 tỷ đồng, danh mục tiền và các khoản tương đương tiền là 261 tỷ đồng, giảm gần một nửa so với thời điểm 31/12/2021 (gần 494 tỷ đồng).
Về hàng tồn kho của Phát Đạt đang rất lớn, ở mức hơn 12.000 tỷ đồng, chiếm 53% tổng tài sản. Hàng tồn kho chủ yếu là bất động sản, chỉ có hơn 383 triệu đồng là hàng hóa. Số bất động sản chủ yếu là giá trị quỹ đất đã được bồi thường, tiền sử dụng đất đã nộp cho Nhà nước, chi phí san lấp mặt bằng, chi phí xây dựng và các chi phí đầu tư cho các dự án bất động sản đang triển khai.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2022, BĐS Phát Đạt đang triển khai các dự án như EverRich 2 (River City, quận 7, Tp.HCM) ghi nhận số tiền gần 3.600 tỷ đồng, chủ yếu là tiền bồi thường đất và chi phí xây dựng. Tương tự là dự án Bình Dương Tower (Tp. Thuận An, Bình Dương) đang ghi nhận số tiền hơn 2.340 tỷ đồng, chủ yếu bao gồm chi phí chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chi phí thiết kế tư vấn khảo sát và chi phí xây dựng khác.
Hai dự án nghìn tỷ khác đều ở thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, gồm Tropicana Biến Thành - Long Hải đang ghi nhận hơn 1.994 tỷ đồng, chủ yếu bao gồm chi phí chuyển nhượng dự án, tiền bồi thường đất, tiền sử dụng đã nộp ngân sách Nhà nước… Kế đó là dự án Phước Hải đang ghi nhận số tiền gần 1.519 tỷ đồng, chủ yếu bao gồm chi phí chuyển nhượng dự án và chi phí xây dựng khác.
Bên cạnh đó còn nhiều dự án khác như The EverRich 3 ghi nhận hơn 877 tỷ đồng; Dự án KĐT DL Sinh thái Nhơn hội gần 241 tỷ đồng; dự án KDC làng nghề và Trung tâm Xã Hàm Ninh hơn 400 tỷ đồng;…
BĐS Phát Đạt ‘chôn chân’ ở nhiều dự án dang dở

Ngoài hàng tồn kho ‘chất như núi’, BĐS Phát Đạt cũng đang ‘sở hữu’ khối nợ khổng lồ với gần 13.576 tỷ đồng nợ phải trả tại thời điểm 31/12/2022, tăng 9% so với đầu năm. Trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn ghi nhận gần 11.022 tỷ đồng, tăng 26%.
Dư nợ vay tài chính của Phát Đạt tính đến 31/12/2022 gần 4.440 tỷ đồng. Trong đó, nợ trái phiếu Phát Đạt ghi nhận 2.510 tỷ đồng với hơn 2.214 tỷ đồng là trái phiếu sắp đến hạn.
Đơn cử, Phát Đạt đang vay Vietinbank chi nhánh 11 TP.HCM 210 tỷ đồng với lãi suất huy động tiết kiệm 12 tháng trả lãi sau+chi phí huy động vốn tăng thêm+4. Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại quận 3, Tp.HCM.
Vay Vietcombank chi nhánh Tân Định hơn 82 tỷ đồng với lãi suất 8.6% nhằm bổ sung vốn lưu động. Tài sản đảm bảo là 4,5 triệu cổ phiếu mang tên PDR sở hữu với cổ đông và quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại quận 3, Tp.HCM.
Vay ngân hàng MB chi nhánh Đà Nẵng hơn 205 tỷ đồng nhằm tài trợ dự án tại quận Hải Châu, Đà Nẵng. Tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại quận Hải Châu, Đà Nẵng. Ngoài ra, BĐS Phát Đạt còn vay ngân hàng MB chi nhánh Sài Gòn 300 tỷ đồng nhằm tài trợ dự án tại Bình Dương.
Theo thông tin công bố từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), ngày 17/1, BĐS Phát Đạt đã tiếp tục mua lại trước hạn đối với các lô trái phiếu được phát hành trong năm 2021 và 2022. Các lô trái phiếu này có kỳ hạn 2 năm và sẽ đáo hạn trong năm nay hoặc quý I/2024.
Tổng giá trị Phát Đạt thực hiện mua lại theo mệnh giá là hơn 893 tỷ đồng, giúp dư nợ trái phiếu của Phát Đạt giảm xuống còn khoảng hơn 1.600 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2022, Phát Đạt cũng đang chôn vốn ở nhiều dự án dang dở với tổng số tiền hơn 1.052 tỷ đồng. Điển hình như dự án Tòa nhà văn phòng Công ty tại 39 Phạm Ngọc Thạch (quận 3, Tp.HCM) ghi nhận số tiền hơn 520,5 tỷ đồng.
Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật nội bộ Khu Cổ đại (tại quận 9, Tp.HCM) với số tiền hơn 426 tỷ đồng. Đặc biệt là Trung tâm Thể dục - Thể thao Phan Đình Phùng (quận 3, Tp.HCM) hơn 76,5 tỷ đồng hay dự án Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình gần 8 tỷ đồng, Phần mềm quản trị tổng thể nguồn lực doanh nghiệp gần 15,7 tỷ đồng.
TIN LIÊN QUAN
Tổng Giám đốc Techcombank Jens Lottner: Việt Nam có thể tận dụng những lợi thế để phát triển trung tâm tài chính
Với vai trò tiên phong dẫn dắt ngành Ngân hàng trong hành trình chuyển đổi số, đóng góp tích cực vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đại diện Techcombank - Tổng Giám đốc...
REE lên kế hoạch mở rộng đầu tư vào điện khí LNG trong 2025
Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 của CTCP Cơ Điện Lạnh (MCK: REE) ngày 1/4, công ty đã trình thông qua kế hoạch doanh thu 10.248 tỷ, tăng hơn 22%...
WinMart báo lãi lần đầu tiên sau 5 năm về tay tỷ phú Nguyễn Đăng Quang, chiến lược nào giúp Masan thắng lớn?
Theo đó, năm 2024, WinCommerce đã ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 5,7 tỷ đồng, đảo ngược hoàn toàn so với khoản lỗ hơn 599 tỷ đồng trong năm 2023.
Từng làm F&B, doanh nghiệp Việt gây bất ngờ khi lấn sân năng lượng, vừa ký hết hợp tác cùng ông lớn châu Âu
Từng bắt đầu từ một lĩnh vực khác, doanh nghiệp Việt này đang khiến giới chuyên môn bất ngờ khi chính thức ký kết hợp tác với một tập đoàn sừng sỏ trên thế giới.
KCN Dốc Đá Trắng – "Cứ điểm" chiến lược mới của Viglacera
Với quy mô lên tới 288ha và tổng vốn đầu tư hơn 1.807 tỷ đồng, Dự án Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh Kết cấu Hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Dốc Đá Trắng...
Mua lại Altair Engineering, Siemens mở rộng danh mục phần mềm công nghiệp
Tập đoàn Siemens mới đây ra công bố đã hoàn tất việc mua lại Altair Engineering Inc., một nhà cung cấp phần mềm hàng đầu trong thị trường mô phỏng và phân tích công nghiệp,...
Thâu tóm công ty AI tạo sinh của Vingroup, ‘gã khổng lồ’ ngành chip Qualcomm đang toan tính điều gì?
Vingroup vừa hoàn tất thương vụ chuyển nhượng Movian AI cho Qualcomm, đánh dấu bước tiếp theo trong chiến lược tái cấu trúc trong lĩnh vực AI của tập đoàn.
The Coffee House ngậm ngùi về tay "đại gia" với giá cực sốc sau nhiều năm lỗ nặng
Golden Gate đã hoàn tất thương vụ mua lại The Coffee House với giá 270 tỷ đồng, chỉ bằng một phần tư định giá vào năm 2021, khi chuỗi chuỗi đồ uống này được....
Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines
Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản...
Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) luôn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, không chỉ tập trung vào việc cải thiện công suất, hiệu quả hoạt động mà còn chú trọng đến bảo vệ môi trường và cải thiện các tiêu chuẩn an toàn.
Ông Phạm Nhật Vượng tiếp tục nhận thù lao 0 đồng, mạnh tay rót hơn 27.000 tỷ đồng cho công ty con
Trong năm 2024, Tập đoàn Vingroup (VIC) đã thu về 189.068 tỉ đồng doanh thu, tăng 17% so với năm 2023. Đặc biệt, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT tiếp tục...
VinFast hợp tác ‘ông lớn’ logistics hàng đầu thế giới: Giao phụ tùng siêu tốc phủ sóng châu Âu chỉ trong 24h
VinFast vừa công bố hợp tác với công ty logistics và vận chuyển hàng đầu DHL để tối ưu hóa mạng lưới phụ tùng thông tin qua gói giải pháp quản lý hậu cần.
Vì sao công ty Bách Việt chậm công bố thông tin khi không đủ điều kiện là công ty đại chúng?
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa quyết định xử phạt công ty Bách Việt do không còn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng theo quy định pháp luật...
LNG Quảng Trạch II sẽ cung cấp khoảng 9 tỷ kWh điện mỗi năm
Khi đi vào hoạt động, Nhà máy Nhiệt điện LNG Quảng Trạch II sẽ cung cấp khoảng 9 tỷ kWh điện mỗi năm, điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu điện năng cho khu...
Cập nhật tiến độ dự án khu công nghiệp hơn 2.100 tỷ đồng của THACO tại Thái Bình...
Mới đây, lãnh đạo tỉnh Thái Bình vừa tiến hành kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng và tiến độ xây dựng hạ tầng tại khu công nghiệp THACO Thái Bình.
Vụ sáp nhập dầu khí lớn nhất khu vực Biển Bắc nước Anh
NEO Energy và Repsol Resources UK đã đạt thỏa thuận sáp nhập chiến lược, tạo ra một trong những công ty dầu khí độc lập lớn nhất khu vực Biển Bắc của Anh với tên...
Tạp chí Sức khỏe Việt và Công ty CP Truyền thông Nhị Vân ký kết Biên bản Hợp tác toàn diện
Ngày 28/03/2025, Tạp chí Sức khỏe Việt và Công ty CP Truyền thông Nhị Vân (Nhị Vân Media) đã ký kết Biên bản Hợp tác toàn diện về việc phối hợp trong hoạt động...
VinFast Energy bắt tay ‘huyền thoại’ bóng đèn 65 năm tuổi, tham vọng thống trị thị trường năng lượng sạch?
Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông và VinFast Energy vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển các giải pháp lưu trữ năng lượng tiên tiến.
Bảo hiểm số OPES tăng vốn điều lệ lên 1.900 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Bảo hiểm OPES được Bộ Tài chính phê duyệt tăng vốn điều lệ từ 1.265 tỷ đồng lên 1.900 tỷ đồng.
Xem nhiều




