Bắt tay Hòa Phát và CC1, ‘ông lớn’ kết cấu thép Đại Dũng đề xuất làm tổng thầu thi công tuyến Metro trị giá hơn 2 tỷ USD
Liên danh DCH gồm ba “ông lớn” trong ngành xây dựng và công nghiệp chế tạo Việt Nam vừa đề xuất tham gia thi công các dự án đường sắt đô thị trọng điểm tại TP.HCM, với vai trò tổng thầu EPC.
Mới đây, một liên danh gồm ba doanh nghiệp lớn trong nước là Tập đoàn Đại Dũng, Tổng Công ty Xây dựng số 1 (CC1) và Tập đoàn Hòa Phát – gọi tắt là Liên danh DCH – vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM, đề xuất tham gia thi công các dự án đường sắt đô thị trên địa bàn, với vai trò tổng thầu EPC (thiết kế, thi công và cung cấp thiết bị).
Trong đề xuất, liên danh DCH bày tỏ mong muốn được nghiên cứu và đảm nhận vai trò tổng thầu EPC tại các dự án đường sắt trọng điểm của TP.HCM, đặc biệt là tuyến Metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương), dự kiến khởi công vào tháng 12/2025. Ngoài ra, liên danh cũng quan tâm đến các tuyến Thủ Thiêm – Long Thành, tuyến Thành phố Mới Bình Dương – Suối Tiên, cùng các dự án dự kiến khởi công trong năm 2025.

Theo liên danh DCH, các dự án metro có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu giao thông đô thị, kết nối vùng và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho TP.HCM cũng như các khu vực lân cận. Liên danh khẳng định sở hữu năng lực tổng hợp về tài chính, nhân sự, thiết bị và công nghệ, sẵn sàng huy động nguồn lực để đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả đầu tư nếu được lựa chọn.
Ba doanh nghiệp trong liên danh đều có nền tảng vững chắc trong các lĩnh vực liên quan đến xây dựng hạ tầng và công nghiệp nặng. Tập đoàn Đại Dũng hoạt động trong ngành cơ khí chế tạo, chuyên sản xuất và lắp dựng kết cấu thép cho các công trình công nghiệp và hạ tầng, từng tham gia nhiều dự án trong và ngoài nước. CC1 là một trong những tổng thầu xây dựng lớn tại Việt Nam, có kinh nghiệm thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, năng lượng và hạ tầng giao thông. Tập đoàn Hòa Phát là nhà sản xuất công nghiệp quy mô lớn, có thế mạnh cung ứng vật liệu xây dựng – đặc biệt là thép – cho các công trình kỹ thuật cao.
Với cơ sở đó, Liên danh DCH kiến nghị UBND TP.HCM xem xét tổ chức một buổi làm việc chính thức với sự tham dự của lãnh đạo thành phố và các sở, ngành liên quan. Đây sẽ là dịp để liên danh trình bày chi tiết năng lực kỹ thuật, kinh nghiệm thi công công trình ngầm, đường sắt, dầm ray và kết cấu thép, đồng thời thảo luận về cơ chế, chính sách huy động doanh nghiệp trong nước tham gia sâu hơn vào các dự án hạ tầng trọng điểm.
Tuyến Metro số 2 – Dự án trọng điểm của TP.HCM
Tuyến Metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) là dự án đường sắt đô thị thứ hai tại TP.HCM, sau tuyến Metro số 1 đã vận hành thương mại vào cuối năm 2024. Tuyến dài hơn 11km, đi qua 6 quận gồm Quận 1, Quận 3, Quận 10, Quận 12, Tân Bình và Tân Phú. Dự án nhằm kết nối trung tâm thành phố với khu vực phía Tây Bắc, góp phần giảm áp lực giao thông trên các trục đường chính như Cách Mạng Tháng Tám, Trường Chinh, Cộng Hòa,…
Dự án được phê duyệt từ năm 2010 với tổng mức đầu tư ban đầu khoảng 1,3 tỷ USD (26.000 tỷ đồng), sau đó điều chỉnh tăng lên hơn 2 tỷ USD (khoảng 47.900 tỷ đồng) vào năm 2019. Nguồn vốn ban đầu chủ yếu đến từ các khoản vay ODA của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB). Tuy nhiên, do chậm tiến độ, các nhà tài trợ đã điều chỉnh điều kiện cấp vốn, dẫn đến việc TP.HCM quyết định dừng tiếp nhận tài trợ cho gói thầu CS2B và toàn bộ dự án, chuyển sang sử dụng ngân sách Nhà nước để chủ động triển khai.
Hiện nay, TP.HCM đang đẩy nhanh các thủ tục để có thể khởi công tuyến Metro số 2 vào cuối năm 2025. Dự kiến đến tháng 6/2025, thành phố sẽ hoàn tất khảo sát và lập hồ sơ thiết kế tổng thể (FEED) cùng báo cáo nghiên cứu khả thi. Hồ sơ tiền khả thi sẽ được thẩm định vào tháng 8 và trình UBND TP.HCM phê duyệt vào tháng 9/2025. Công tác lựa chọn nhà thầu dự kiến diễn ra trong tháng 10, trước khi chính thức khởi công vào tháng 12/2025. Dự án được kỳ vọng hoàn thành và đưa vào khai thác cuối năm 2030.
Đáng lưu ý, theo Nghị quyết 188 của Quốc hội, TP.HCM được phép áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với nhà thầu tư vấn, phi tư vấn và nhà thầu EPC – mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong nước như liên danh DCH nếu đáp ứng đủ điều kiện.
Tập đoàn Đại Dũng - “ông lớn” kết cấu thép quốc tế và chiến lược IPO
Thành lập từ năm 1995 tại TP.HCM, Tập đoàn Cơ khí – Kết cấu thép Đại Dũng (Đại Dũng Group) khởi đầu chỉ là một xưởng sản xuất cơ khí do ông Trịnh Tiến Dũng – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc – sáng lập và dẫn dắt. Qua gần 30 năm phát triển, Đại Dũng đã trở thành một trong số ít doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam có khả năng tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong lĩnh vực kết cấu thép và cơ khí chế tạo.
Hiện nay, Đại Dũng nằm trong top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, với dấu ấn hiện diện trên hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Doanh nghiệp đã góp phần vào nhiều công trình trọng điểm mang tầm quốc tế, nổi bật là các dự án như tòa nhà Nihonbashi (Tokyo), đường hầm xuyên biển Fehmarn Belt Fixed Link (Đan Mạch - Đức), Bảo tàng Misk (Ả Rập Saudi), cũng như hai sân vận động Lusail và Ras Abu Aboud phục vụ World Cup 2022 tại Qatar.

Đặc biệt, Đại Dũng là doanh nghiệp Việt duy nhất thành công trong việc cung ứng kết cấu thép cho hai sân vận động này với gói thầu thiết bị trị giá lên tới 80 triệu USD. Từ đây, Đại Dũng đã tiến sâu vào thị trường bán đảo Ả Rập với dự án Bảo tàng Khoa học và Công nghệ ở thủ đô Riyadh, tổng vốn đầu tư 700 triệu USD, trong đó gói thầu kết cấu thép lên đến 52 triệu USD (khoảng 1.300 tỷ đồng).
Tại thị trường trong nước, Đại Dũng cũng là nhà thầu quan trọng trong nhiều dự án hạ tầng và công nghiệp trọng điểm như Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành, Nhà ga T2 - Sân bay Nội Bài, Tổ hợp Nhà máy Hòa Phát Dung Quất, và Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại Đông Anh (Hà Nội) – một trong 10 trung tâm triển lãm lớn nhất thế giới. Tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm này, Đại Dũng đảm nhận 70% khối lượng kết cấu thép phần khung chính, sử dụng hơn 10.000 tấn thép do Tập đoàn Hòa Phát cung cấp.
Công ty đặt mục tiêu mở rộng phạm vi hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh tại các thị trường chủ chốt như Trung Đông và Nhật Bản, đồng thời mở rộng sang các khu vực tiềm năng như châu Mỹ, châu Âu, Australia và các nước ASEAN.
Mới đây, tại Đại hội cổ đông thường niên, Đại Dũng đã thông qua nhiều quyết sách quan trọng chuẩn bị cho giai đoạn chuyển mình trước thềm IPO dự kiến vào năm 2026. Kế hoạch này bao gồm phát hành cổ phần để chi trả cổ tức, thu hút dòng vốn quốc tế, đồng thời đặt mục tiêu doanh thu đạt 1 tỷ USD trước năm 2030.

Theo báo cáo tài chính năm tài khóa 2023–2024, doanh nghiệp ghi nhận tăng trưởng mạnh với hợp đồng ký mới tăng 65%, doanh thu tăng 28% và sản lượng tăng 26% so với cùng kỳ. Năm tài khóa 2024–2025, Đại Dũng đặt mục tiêu doanh thu 9.000 tỷ đồng (tăng 30%) và sản lượng 200.000 tấn (tăng 56%).
Từ một nhà sản xuất kết cấu thép, Đại Dũng đang từng bước chuyển mình thành doanh nghiệp tích hợp – vừa sản xuất vừa thi công, đủ năng lực đáp ứng các dự án công nghiệp nặng và hạ tầng hiện đại. Trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh đầu tư công và thu hút FDI chất lượng cao, chiến lược IPO sắp tới sẽ là bước ngoặt quan trọng giúp Đại Dũng khẳng định vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu, mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
TIN LIÊN QUAN
-
Hòa Phát đầu tư sản xuất ván sàn cao cấp, mở rộng dải sản phẩm
-
Nhà máy ray thép 14.000 tỷ của Hòa Phát có động thái mới: Tỷ phú Trần Đình Long ‘chốt đơn’ sản phẩm vào năm 2027
-
Gánh gần 90.000 tỷ nợ vay, Hòa Phát (HPG) vẫn đặt mục tiêu doanh thu cao kỷ lục trong năm 2025
-
Xuân Thiện sắp có ‘đại bản doanh’ thép xanh 100.000 tỷ, cạnh tranh trực tiếp với Hòa Phát và Formosa
Viglacera (VGC) rót 350 tỷ đồng lập công ty con tại Hưng Yên
Tổng công ty Viglacera tiếp tục mở rộng hiện diện tại Hưng Yên với kế hoạch thành lập công ty con vốn điều lệ 350 tỷ đồng, trong đó nắm giữ 51% cổ phần.
Xuất khẩu gặp khó, Dệt may Thành Công (TCM) vẫn lãi gần 140 tỷ đồng sau 5 tháng
Dệt may Thành Công (TCM) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 5 với lợi nhuận tăng trưởng hai chữ số, trong bối cảnh ngành dệt may đang chịu sức ép...
Vietcap tạm ngừng lưu ký chứng khoán 3 ngày: Thị trường phản ứng ra sao?
Từ ngày 18 đến 20/6, CTCP Chứng khoán Vietcap (VCI) tạm dừng hoạt động lưu ký theo quyết định từ Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC).
Bứt phá 14 bậc trong top 100 công ty lớn nhất Đông Nam Á, Hoà Phát khẳng định vị thế "vua thép"
Fortune vừa công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Đông Nam Á năm 2025 (The 2025 Southeast Asia 500). Đây là năm thứ hai liên tiếp Tập đoàn Hòa Phát của Việt Nam có...
BIDV đứng đầu ngành ngân hàng Việt Nam trong Danh sách Fortune Southeast 500
Tạp chí danh tiếng Fortune (Mỹ) vừa công bố bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025 (Fortune Southeast Asia 500), trong đó Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát...
Vingroup thăng 8 bậc, thuộc top 40 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á 2025
Tập đoàn Vingroup xếp thứ 37 trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á (Southest Asia 500) của tạp chí Fortune, tăng 8 bậc so với hạng 45 của danh...
Đầu tư Tài sản Koji (KPF) lên kế hoạch báo lãi, 2025 là năm bản lề để tái cơ cấu tài sản
Sau một năm kinh doanh lỗ hàng trăm tỷ đồng và loạt tin không vui với cổ phiếu, KPF vẫn lên kế hoạch tái cơ cấu mạnh mẽ...
Fortune SEA 500: Petrovietnam vươn lên ‘ngôi vương’ doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, lọt Top 11 Đông Nam Á
Mới đây, Petrovietnam tiếp tục ghi dấu ấn trên bảng xếp hạng Fortune SEA 500, dẫn đầu Việt Nam với doanh thu kỷ lục.
Bamboo Capital báo lãi khủng trước khi cổ phiếu bị hạn chế giao dịch trên sàn chứng khoán
Bamboo Capital từng có nửa đầu 2024 đáng kỳ vọng với doanh thu tăng, cơ cấu tài chính cải thiện. Tuy nhiên, đây là thời gian doanh nghiệp có nhiều biến động về cổ đông...
VinFast hợp tác với Global Assure, mở rộng mạng lưới dịch vụ khách hàng tại Ấn Độ
Gurugram, ngày 17/6/2025 – VinFast công bố ký kết hợp tác với Global Assure, một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ khách hàng uy tín hàng đầu Ấn Độ, nhằm tăng cường mạng...
Lilama chuẩn bị đấu giá toàn bộ cổ phần tại Thủy điện Hủa Na, thu về ít nhất 300 tỷ đồng
Trong lộ trình thu gọn đầu tư ngoài ngành, Lilama sẽ thoái toàn bộ 3,71% cổ phần tại Thủy điện Hủa Na. Ngoài ra, Lilama cũng lên kế hoạch thoái vốn tại loạt công ty...
Dự án Thịnh Liệt chiếm hơn 30% tổng tài sản, Licogi nỗ lực tháo gỡ khó khăn
Đặt kế hoạch kinh doanh đi lùi, Tổng công ty Licogi (mã LIC - UPCoM) kỳ vọng “đòn bẩy” từ dự án Thịnh Liệt để xoay chuyển tình thế trong năm 2025.
Dự thảo Nghị định 24 (sửa đổi): DOJI, PNJ, SJC và ngân hàng nào đủ sức sản xuất vàng miếng và nhập khẩu vàng?
Những thay đổi trong dự thảo Nghị định 24 được kỳ vọng sẽ không chỉ mở ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp và ngân hàng đủ năng lực, mà còn góp phần minh bạch hóa thị trường vàng.
Gói thầu Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn IV trị giá hơn 17.800 tỷ đồng chính thức có chủ
Cú bắt tay giữa hai nhà thầu tên tuổi từng ghi dấu ấn ở nhiều dự án lớn hứa hẹn sẽ tiếp tục tạo đột phá tại công trình trọng điểm phía Nam.
Bán cổ phần tại 2 dự án lớn giữa trung tâm TP.HCM, “đại gia” Singapore thu về hơn 4.800 tỷ đồng
Tập đoàn Keppel đang đẩy mạnh chiến lược tái cơ cấu danh mục tại Việt Nam với loạt thương vụ thoái vốn trị giá hàng nghìn tỷ đồng.
Con trai chủ tịch Phát Đạt bán hết cổ phiếu trước thềm đại hội cổ đông
Ông Nguyễn Tấn Danh – Phó Chủ tịch HĐQT, đồng thời là con trai Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt – vừa đăng ký bán ra toàn bộ 3.397.652 (gần 3,4 triệu) cổ phiếu PDR...
Thua lỗ 12 quý liên tiếp, cổ phiếu "ông vua ngành thép" Pomina đi xuống "không phanh"
Từng là "ông vua ngành thép" một thời, Pomina tiếp tục ghi nhận lỗ ròng quý thứ 12 liên tiếp, nâng tổng lỗ lũy kế tính đến cuối quý I lên hơn 2.600 tỷ đồng.
Quản trị Doanh nghiệp: Mở khóa “ cơ hội”, thúc đẩy phát triển bền vững
G (Governance – Quản trị) trong ESG, tuy đứng cuối trong bộ ba tiêu chí nhưng lại chính là chìa khóa đảm bảo việc thực hiện các chiến lược về phát triển bền vững...
Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vì e dè "hơi nóng" thắt chặt chi tiêu
111,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 5 tháng đầu năm theo các hình thức khác nhau, tăng so với cùng kỳ 2024, dù con số quay trở lại thị trường ở...
Xem nhiều




