Chi tiêu của những người giàu nhất Việt Nam giảm mạnh
Nhóm giàu nhất và nghèo nhất năm 2022 có phần được cải thiện so với năm 2020 (chênh lệch năm 2020 là 5,7 lần) trong đó chủ yếu là do chi tiêu đời sống của nhóm giàu nhất giảm mạnh (5,7 triệu năm 2020 giảm còn 4,1 triệu năm 2022).
Khảo sát mức sống dân cư năm 2022 (KSMS 2022) được tiến hành theo Quyết định số 939/QĐ-TCTK ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. Và được tiến hành trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm 46.995 hộ đại diện cho toàn quốc, khu vực thành thị, nông thôn, 6 vùng địa lý, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Riêng thông tin về chi tiêu chỉ đại diện đến cấp toàn quốc, khu vực thành thị, nông thôn và 6 vùng địa lý. Các thông tin được thu thập trong KSMS 2022 gồm: thu nhập, chi tiêu, nhân khẩu học, giáo dục, y tế, việc làm, đồ dùng lâu bền, nhà ở, điện, nước, điều kiện vệ sinh, tiếp cận các chương trình an sinh xã hội, tình hình đời sống của hộ và một số đặc điểm của xã.
Thu nhập bình quân tăng
Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2022 theo giá hiện hành đạt 4,67 triệu đồng, tăng 11,1 điểm % so với năm 2021. Năm 2022 là năm đánh dấu sự khôi phục về kinh tế và tình hình đời sống dân cư. Sau 2 năm 2019 và 2020, thu nhập bình quân đầu người giảm liên tiếp do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2022 quay trở lại xu hướng tăng như các năm từ 2019 trở về trước.
Thu nhập tăng đều ở cả thành thị và nông thôn. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2022 ở khu vực thành thị đạt gần 5,95 triệu đồng (tăng 10,4 điểm % so với năm 2021) cao gấp 1,54 lần thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn là 3,86 triệu đồng (tăng 10,8 điểm % so với năm 2021).
Trong 6 vùng, Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2022 cao nhất (6,33 triệu đồng). Vùng có thu nhập bình quân 1 người 1 tháng thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc (3,17 triệu đồng).
Nhóm hộ giàu nhất (nhóm gồm 20% dân số giàu nhất – nhóm 5) có thu nhập bình quân 1 người 1 tháng đạt 10,23 triệu đồng, cao gấp 7,6 lần so với nhóm hộ nghèo nhất (nhóm gồm 20% dân số nghèo nhất – nhóm 1).
Năm 2022, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng từ tiền lương tiền công đạt 2,6 triệu đồng (tăng 8,2 điểm %), thu từ nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 0,47 triệu đồng (tăng 4,3 điểm %), thu từ phi nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 1,1 triệu đồng (tăng 15,9 điểm %), thu từ các nguồn thu khác đạt 0,5 triệu đồng (tăng 24,7 điểm %).
![]() |
Cơ cấu thu nhập đang chuyển dịch theo hướng ngày càng tiến bộ hơn. Tỷ trọng các khoản thu từ hoạt động tự làm nông, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng ngày cảng giảm, từ 20,1% năm 2010 xuống 10,8% năm 2021 và còn 10,1% năm 2022. Ngược lại, tỷ trọng các khoản thu từ hoạt động tự làm phi nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng so với năm 2019, 2020 và 2021 (34,7% so với 33,4%, 33,3% và 32,5%). Tỷ trọng các khoản thu từ tiền lương, tiền công có giảm nhẹ so với năm 2021 (giảm 1,5%) nhưng vẫn duy trì ở mức cao (55,2%). Điều này cho thấy rằng, sau đại dịch các hoạt động tự làm phi nông, lâm nghiệp, thủy sản có sự phục hồi nhanh chóng.
Người giàu Việt tiêu tiền ít đi
Cũng theo khảo sát của Tổng cục Thống kê, năm 2022 chi tiêu bình quân đầu người một tháng xấp xỉ 2,8 triệu đồng, giảm 3,3 điểm % so với 2020. Có thể thấy dưới tác động của dịch Covid-19 các hộ gia đình có xu hướng thắt chặt chi tiêu, đặc biệt là các hộ sống ở khu vực thành thị. Chi tiêu bình quân đầu người một tháng ở thành thị là 3,3 triệu đồng (giảm 13,6 điểm % so với năm 2020), ở khu vực nông thôn là gần 2,5 triệu đồng/người/tháng (tăng 4,7 điểm % so với năm 2020). Năm 2022, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn được thu hẹp chủ yếu do giảm chi tiêu của người dân sống ở thành thị.
Chi đời sống chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình. Năm 2022 chi cho đời sống bình quân một người một tháng là 2,7 triệu đồng (chiếm tới 95,5% trong tổng chi tiêu hộ gia đình), trong đó chi cho ăn uống bình quân đầu người một tháng xấp xỉ 1,3 triệu đồng và không phải ăn uống là 1,4 triệu đồng.
Sự bất bình đẳng trong chi tiêu đời sống bình quân đầu người một tháng quan sát được giữa nhóm giàu nhất (nhóm 5) và nhóm nghèo nhất (nhóm 1) là 3,2 lần năm 2022, với chi tiêu đời sống bình quân đầu người một tháng ở các hộ nhóm 5 gần 4,1 triệu đồng so với gần 1,3 triệu đồng/người/tháng ở các hộ thuộc nhóm 1. Điểm nổi bật là chênh lệch giữa 2 nhóm giàu nhất và nghèo nhất năm 2022 có phần được cải thiện so với năm 2020 (chênh lệch năm 2020 là 5,7 lần) trong đó chủ yếu là do chi tiêu đời sống của nhóm giàu nhất giảm mạnh (5,7 triệu năm 2020 giảm còn 4,1 triệu năm 2022).
Tiêu dùng gạo và lương thực quy gạo tiếp tục giảm năm 2022, lượng gạo tiêu thụ bình quân một người một tháng giảm còn 6,9 kg, giảm 0,7 kg so với năm 2020. Thói quen ăn uống cho thấy các hộ gia đình sống ở vùng nông thôn thường tiêu thụ nhiều gạo hơn so với các hộ gia đình thành thị (7,7 so với 5,7 kg/người/tháng). Những hộ gia đình thuộc nhóm nghèo nhất có lượng gạo tiêu thụ cao hơn so với những hộ gia đình thuộc nhóm giàu nhất (7,8 so với 6,1 kg/người/tháng).
Lượng tiêu thụ thịt các loại có xu hướng tăng qua các năm, từ 2,3 kg/người/tháng năm 2020 lên 2,6 kg/người/tháng năm 2022. Tiêu thụ rau xanh tăng từ 1,7 kg/người/tháng năm 2020 lên 1,9 kg/người/tháng năm 2022.
Lượng tiêu thụ rượu bia, đồ uống khác (nước có ga, nước ngọt…) có dấu hiệu giảm trong năm 2022; rượu bia giảm từ 1,3 lít/người/tháng năm 2020 xuống 1,2 lít năm 2022 và đồ uống khác giảm từ 2,3 lít/người/tháng năm 2020 xuống 2,1 lít năm 2022.
TIN LIÊN QUAN
Tỷ phú Elon Musk quay trở lại vị trí người giàu nhất thế giới
Tỷ phú Elon Musk đã quay trở lại vị trí là người giàu nhất thế giới, số liệu cập nhật của Bloomberg Billionaires Index ngày hôm qua (31/5) cho biết.
Chống căn bệnh ma-ke-no!
Bấy lâu căn bệnh ma-ke-no (mặc kệ nó) hiển hiện ngay trước mắt, ở khắp mọi nơi mọi chốn, từ nông thôn đến thành thị, từ gã “đầu binh cuối cán” đến các vị...
31 tỷ phú có tài sản nhiều hơn cả Bộ Tài chính Mỹ
31 tỷ phú hiện giàu hơn cả Bộ Tài chính Mỹ, vốn chỉ có 38,8 tỷ USD tiền mặt trong tay vào cuối ngày thứ Sáu vừa qua (26/5). Bộ trưởng Tài chính...
Tỷ phú Bernard Arnault mất 11,2 tỷ USD tài sản chỉ trong một ngày
Tỷ phú giàu nhất thế giới Bernard Arnault bị hao hụt tài sản lên tới 11,2 tỷ USD chỉ trong 1 ngày, trong bối cảnh đang có những lo ngại về sức mua của thị trường Mỹ đối với hàng xa xỉ.
Sam Zell đã trở thành huyền thoại trong giới bất động sản Mỹ như thế nào?
Ông trùm bất động sản ở Chicago, người kiếm được khối tài sản trị giá hàng tỷ USD và nổi tiếng với khả năng hồi sinh những tài sản túng quẫn đã qua đời do biến chứng của bệnh tật, hưởng thọ 81 tuổi.
Tỷ phú công nghệ mua Forbes
Austin Russell, một tỷ phú công nghệ ô tô 28 tuổi, sẽ mua phần lớn cổ phần của công ty Forbes Global Media Holdings từ chủ sở hữu hiện tại của nó...
Chi tiêu của những người giàu nhất Việt Nam giảm mạnh
Nhóm giàu nhất và nghèo nhất năm 2022 có phần được cải thiện so với năm 2020 (chênh lệch năm 2020 là 5,7 lần) trong đó chủ yếu...
Ông Trần Bá Dương và Trương Gia Bình cùng làm đồng Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam
Hội đồng doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam gồm 21 thành viên đầu tiên là đại diện các doanh nghiệp đầu ngành Việt Nam với 3 đồng Chủ tịch. Trong đó có 2 doanh nhân nổi tiếng là Chủ tịch FPT Trương Gia Bình và Chủ tịch THACO Trần Bá Dương.
Cuộc sống của Đàm Thu Trang sau 4 năm làm vợ Cường Đô La
4 năm sau khi kết hôn, Đàm Thu Trang và Cường Đô La có cuộc sống hạnh phúc, cặp đôi vui mừng thông báo sắp có thêm một thành viên mới.
Bà Trần Uyên Phương là ai? Con gái Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát đang sở hữu khối tài sản 'khủng' thế nào?
Tại Tân Hiệp Phát, bà Trần Uyên Phương chủ yếu đảm nhận phát triển thị trường, đối ngoại, mở rộng xuất khẩu. Trước khi bị bắt tạm giam, bà Trần Uyên Phương được mệnh danh là cô con gái vàng của ông Trần Quí Thanh với nhiều thành tích trong hoạt động phát triển kinh doanh của Tập đoàn Tân Hiệp Phát.
25 người giàu nhất thế giới mất 200 tỉ USD
25 người giàu nhất hành tinh đã trải qua một năm khó khăn, với tổng giá trị tài sản ròng của họ giảm 200 tỷ USD. Đây là thông tin được đưa ra trong...
Ông Trần Quí Thanh: Từ tuổi thơ cơ cực trong cô nhi viện đến ông chủ Tân Hiệp Phát với giấc mơ tỷ đô rồi...
Với sự xuất hiện trong ForbesBooks từ năm 2018, ông Trần Quí Thanh từng được xem là gương mặt người Việt nữa sẽ có thể nhanh chóng lọt danh sách tỷ phú USD.
10 tỷ phú giàu nhất thế giới trong năm 2023
Theo Tạp chí Forbes, 10 tỷ phú giàu có nhất thế giới năm 2023 sở hữu khối tài sản lên tới gần 2 nghìn tỷ USD, nhưng vẫn thấp hơn 200 tỷ USD so với năm ngoái. Trong đó, ông chủ LVMH Bernard Arnault ở vị trí dẫn đầu và là người duy nhất có tài sản trên 200 tỷ USD.
Phụ nữ đang nắm giữ 1/3 tài sản tư nhân toàn cầu
Theo báo cáo của ngân hàng HSBC, phụ nữ đang nắm giữ 1/3 tài sản tư nhân toàn cầu. Ở châu Á, tỷ lệ phụ nữ có khối tài sản lớn đang tiếp tục tăng...
1001 lời khuyên khởi nghiệp - biết nghe ai: Shark Hưng khẳng định 'cứ làm đi' nhưng nhân vật này cho rằng phải tính toán...
Khởi nghiệp luôn đi kèm với rủi ro, làm thế nào để hạn chế tối đa "tổn thất" luôn là bài toán dành cho các nhà đầu tư.
Bỏ ngành BĐS để làm tự do, kiếm cả tỷ đồng/năm, tôi hối hận vì không quyết định nghỉ việc sớm hơn
Trong đại dịch, công việc mới của tôi đã bùng nổ, giúp đem lại thu nhập cả tỷ đồng.
Những câu nói "bất hủ" của ông Lê Phước Vũ tại ĐHCĐ: "Tôi có được ngày hôm nay vì ba tôi nghèo, ba bạn tôi...
"Tôi thích lấy hạt bỏ xuống đất trồng lên" - Ông Vũ nói.
7 năm làm việc với người giàu, tôi nhận ra: Không phải cánh cửa 99% mọi người lựa chọn, "lối đi" này mới...
Điều tôi nhận ra sau 7 năm làm việc với người giàu là dẫu khác với đám đông song họ lại có chung một tư duy khi tiếp cận với công việc và cuộc sống...
Ông trùm kinh doanh Nhật Bản chỉ ra 3 điều người dễ thất bại thường làm
Ai cũng có thể thoát nghèo nếu từ bỏ 3 điều sau đây!