Chứng khoán Mỹ bán tháo vì số liệu bán lẻ tốt hơn dự báo, giá dầu giảm hơn 1%
Chỉ số Dow Jones giảm 361,24 điểm, tương đương giảm 1,02%, còn 34.946,39 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1,16%, còn 4.437,86 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 1,14%, còn 13.631,05 điểm.
![]() |
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (15/8), sau khi báo cáo doanh thu bán lẻ mạnh hơn dự báo thổi bùng nỗi lo rằng lãi suất sẽ giữ ở mức cao hơn trong thời gian lâu hơn, và cổ phiếu các ngân hàng lớn lao dốc vì một báo cáo nói rằng Fitch Ratings có thể hạ điểm tín nhiệm một số nhà băng.
Giá dầu cũng có một phiên giảm mạnh vì nhà đầu tư cho rằng việc Trung Quốc hạ lãi suất có thể không đủ để vực dậy sự phục hồi kinh tế đang ngày càng đuối của nước này.
Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones giảm 361,24 điểm, tương đương giảm 1,02%, còn 34.946,39 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1,16%, còn 4.437,86 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 1,14%, còn 13.631,05 điểm.
Báo cáo từ Bộ Thương mại Mỹ cho thấy doanh thu bán lẻ tháng 7 tăng 0,7% so với tháng 6, so với mức dự báo tăng 0,4% mà giới phân tích đưa ra trước đó. So với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu bán lẻ tăng 3,2%.
Sau khi báo cáo trên được công bố, các nhà giao dịch giữ nguyên đặt cược khả năng 89% Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không thay đổi lãi suất trong cuộc họp tháng 9. Tuy nhiên, họ lo ngại lãi suất sẽ giữ ở mức đỉnh trong thời gian dài hơn dự kiến.
Cổ phiếu ngân hàng bán tháo khi nhà đầu tư lo lắng nhiều hơn về lãi suất. Đường cong lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đã đảo ngược trong hơn 1 năm qua, với lợi suất của trái phiếu các kỳ hạn dài hơn thấp hơn lợi suất của các trái phiếu kỳ hạn ngắn hơn. Tình trạng này kéo dài gây áp lực giảm lợi nhuận đối với các ngân hàng.
“Có lẽ chúng ta sẽ phải chứng kiến đường cong lợi suất đảo ngược lâu hơn dự báo, ngay cả khi suy thoái kinh tế không xảy đến. Tình trạng đảo ngược của đường cong lợi suất sẽ cản trở hoạt động cho vay, vì chẳng ai muốn cho vay mà bị lỗ cả”, chiến lược gia trưởng Sam Stovall của CFRA Research nhận định với hãng tin Reuters.
Áp lực đối với cổ phiếu ngân hàng trong phiên này còn đến từ một báo cáo của Fitch, trong đó tổ chức đánh giá tín nhiệm hàng đầu này cảnh báo có thể hạ điểm tín nhiệm nhiều ngân hàng Mỹ, trong đó có JPMorgan Chase. Cổ phiếu JPMorgan Chase chốt phiên với mức giảm 2,5%; Bank of America giảm 3,2%; và Wells Fargo sụt 2,3%.
“Việc Fitch có thể hạ điểm tín nhiệm nhiều ngân hàng Mỹ đang gây áp lực lên tâm lý nhà đầu tư. Trong khi đó, số liệu bán lẻ công bố sáng nay nóng hơn dự báo đặt ra khả năng Fed giữ lãi suất cao hơn lâu hơn”, Giám đốc điều hành Michael James của công ty Wedbush Securities nói với Reuters.
Nhiều cổ phiếu ngân hàng khu vực cũng bị bán tháo trong phiên này, như PacWest Bancorp, Zions Bancorp và Western Alliance Bank đồng loạt giảm từ 3,7-4,5%.
Cổ phiếu công nghệ chống chọi với áp lực bán tháo tốt hơn, tăng 0,4%, nhờ sự dẫn dắt của Nvidia sau khi hai ngân hàng UBS và Wells Fargo nâng mức giá mục tiêu cho cổ phiếu hãng chip này.
Với phiên giảm này, Dow Jones có chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp. S&P 500 giảm dưới mức bình quân của 50 ngày, một dấu hiệu cho thấy chỉ số có thể giảm sâu hơn nữa.
Ngoài ra, thông tin kinh tế Trung Quốc vào ngày thứ Ba cũng không có lợi cho tâm lý của nhà đầu tư ở Phố Wall. Cả doanh thu bán lẻ và sản lượng công nghiệp tháng 7 của nước này đều tăng ít hơn dự báo của các chuyên gia kinh tế. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã có động thái hạ lãi suất ngay trước khi loạt dữ liệu này được công bố.
“Những thông tin của ngày thứ Ba hợp thành một bức tranh tương đối tiêu cực”, nhà quản lý danh mục Keith Buchanan của Globalt Investments nhận định.
Tháng 8 đã đi qua được một nửa, và cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ đang trên đà hoàn tất một tháng giảm điểm. Trong đó, Nasdaq và S&P 500 đã giảm tương ứng 5% và 3,3% từ đầu tháng; trong khi Dow Jones giảm 1,7%.
Giá dầu thô Brent giao sau tại thị trường London giảm 1,32 USD/thùng, tương đương giảm 1,5%, chốt phiên ở mức 84,89 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại New York giảm 1,52 USD/thùng, tương đương giảm 1,8%, còn 80,99 USD/thùng.
Nhà đầu tư trên thị trường năng lượng bi quan sau khi đón nhận loạt số liệu kinh tế Trung Quốc, đồng thời cho rằng việc Trung Quốc bất ngờ cắt giảm lãi suất sẽ không đủ sức nặng để vực dậy tăng trưởng kinh tế.
Giá dầu vẫn đang được hỗ trợ bởi nỗ lực cắt giảm sản lượng của OPEC+, liên minh giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và một số thành viên ngoài khối gồm Nga. Dẫn đầu nỗ lực hạn chế sản lượng của nhóm này là hai thủ lĩnh không chính thức Saudi Arabia và Nga. Tính đến tuần trước, giá dầu đã tăng 7 tuần liên tiếp.
Tuy nhiên, cả giá dầu Brent và WTI đã giảm trong hai phiên liên tiếp đầu tuần này, khi nhà đầu tư nghiền ngẫm về thực trạng và triển vọng kinh tế Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Kinh tế Mỹ cho thấy sức trụ tốt, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa lãi suất cao kéo dài. Kinh tế Trung Quốc ngày càng đuối, trong khi Bắc Kinh chưa tung ra những biện pháp kích cầu mạnh tay hơn.
Ngân hàng Anh Barclays cắt giảm dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2023 của Trung Quốc, cho rằng nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới chỉ tăng trưởng 4,5% trong năm nay. Cơ sở để Barclays đưa ra dự báo này là cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản đang có những diễn biến xấu đi nhanh hơn dự kiến.
TIN LIÊN QUAN
Tin nhanh chứng khoán ngày 3/4: Hoảng loạn cực độ sau tin áp thuế
Ngày 3/4 sẽ đi vào lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam như một trong những phiên giao dịch đen tối nhất khi VN Index lao dốc không phanh, giảm tới 87,99 điểm (-6,68%)...
Nhận định phiên giao dịch ngày 03/4: Thị trường cần thêm thời gian tích lũy trước khi có đột phá
Thị trường hiện vẫn cần thêm thời gian để tích lũy trước khi có thể tạo ra đột phá mới. Các nhà đầu tư nên duy trì sự kiên nhẫn và linh hoạt....
VN-Index tăng trở lại, chuyên gia nhận định ra sao?
Theo đó, đợt tăng mạnh vừa qua “chưa được xác nhận” khiến VN-Index liên tục tăng giảm thất thường.
Nhận định phiên giao dịch ngày 02/4: VN Index đứng trước thử thách vượt kháng cự 1.324 điểm
Phiên giao dịch ngày 2/4 được dự báo sẽ là thử thách quan trọng đối với VN Index. Mặc dù có dấu hiệu phục hồi, nhưng thị trường vẫn cần thêm thời gian...
Nhận định phiên giao dịch ngày 01/4: VN Index kiểm định mốc 1.300 điểm, chờ phiên hồi kỹ thuật
Thị trường tiếp tục đối mặt với áp lực điều chỉnh, nhưng lực cầu ở vùng giá thấp đang giúp nhiều mã thu hẹp đà giảm trong phiên ATC. Dù VN Index mất điểm...
Chứng khoán tuần mới (từ 31/3 đến 4/4): Điều chỉnh là cơ hội?
Trong tuần giao dịch từ ngày 24 đến 28 tháng 3 năm 2025, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một nhịp điều chỉnh tương đối nhẹ sau chuỗi tăng điểm kéo dài suốt...
Nhận định phiên giao dịch ngày 31/3: VN Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ 1.280-1.350 điểm
Sau chuỗi ngày giảm điểm liên tiếp, VN Index hiện đang tiến sát vùng hỗ trợ quan trọng 1.295-1.300 điểm trong bối cảnh áp lực bán từ khối ngoại vẫn chưa giảm nhiệt.
Bất động sản "ấm" lên, chuyên gia điểm danh cổ phiếu tiềm năng
Trước nhiều kỳ vọng tăng trưởng của thị trường chứng khoán 2025, bất động sản được cho là một trong những nhóm ngành có mức tăng trưởng cao so với mặt bằng chung.
Hàng loạt cổ phiếu giao dịch trên HNX không được phép ký quỹ
Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội (HNX) đã đưa ra thông báo bổ sung thêm một số mã cổ phiếu vào danh sách không đủ điều kiện để giao dịch ký quỹ (margin) từ ngày 27/3/2025.
Nhận định phiên giao dịch ngày 28/3: Chờ tín hiệu rõ ràng hơn
Sau phiên điều chỉnh nhẹ với thanh khoản thấp, thị trường chứng khoán đang đứng trước ngưỡng quyết định quan trọng. VN Index cần kiểm chứng lại vùng hỗ trợ 1.320-1.325 điểm...
Thương hiệu ống nhựa DEKKO bị xử phạt trong lĩnh vực chứng khoán
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty Cổ phần Tập đoàn DEKKO bị Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt 92,5 triệu đồng.
Nhận định phiên giao dịch ngày 27/3: Tích lũy trong vùng hỗ trợ tại MA20
Thị trường đối mặt với áp lực điều chỉnh khi VN Index mất đi thành quả phục hồi trước đó, có thể kiểm định lại ngưỡng hỗ trợ quan trọng tại MA20 (1.322 điểm)....
Nhận định phiên giao dịch ngày 26/3: VN Index có thể tiếp tục tích lũy quanh vùng 1.330 điểm
Chỉ số RSI giảm nhẹ về 63,84, duy trì vùng trung tính, trong khi Hot Money Index tăng lên 15,71 cho thấy dòng tiền đầu cơ vẫn mạnh. Dự báo phiên 26/3, VN Index...
Nhận định phiên giao dịch ngày 25/3: Kỳ vọng sự lan tỏa của dòng tiền
Thị trường đang trong giai đoạn tích lũy với áp lực bán vẫn hiện hữu, đặc biệt từ khối ngoại. Tuy nhiên, dòng tiền ngắn hạn vẫn xoay vòng tìm kiếm cơ hội...
Chứng khoán tuần mới (từ 24 đến 28/3): Nhịp điều chỉnh lành mạnh?
Tuần giao dịch từ 17/3 đến 21/3/2025 chứng kiến thị trường có sự chững lại sau chuỗi tăng kéo dài trước đó. Mặc dù có những phiên phục hồi và dòng tiền tìm đến một...
Nhận định phiên giao dịch ngày 24/3: Tiếp tục rung lắc, chờ tín hiệu cân bằng
Thị trường đã trải qua một tuần tích lũy sau nhịp tăng mạnh kể từ Tết Nguyên Đán, với 4 phiên giảm liên tiếp. Dù vậy, lực cầu ở vùng hỗ trợ MA20 (1.317 điểm)...
Nhận định phiên giao dịch ngày 21/3: Theo dõi sát dòng tiền sau phiên đáo hạn phái sinh
Phiên ngày 20/3 chứng kiến sự hồi phục của nhóm ngân hàng đã giúp thị trường rút chân về cuối phiên. Ngày 21/3, thị trường dự kiến sẽ có nhiều biến động...
Nhận định phiên giao dịch ngày 20/3: Quan tâm đến cổ phiếu đã về ngưỡng chiết khấu sâu
Thị trường ngày 20/3 được dự báo sẽ là một phiên giao dịch đầy biến động, khi đây là phiên đáo hạn phái sinh. VN Index có thể chứng kiến những diễn biến khó lường...
Nhận định phiên giao dịch ngày 19/3: Tiếp tục rung lắc quanh ngưỡng 1.330 điểm
VN Index có thể tiếp tục dao động quanh ngưỡng 1.330 điểm khi áp lực bán gia tăng tại nhóm cổ phiếu trụ. Dù chưa có tín hiệu tiêu cực, nhưng bối cảnh đáo hạn...
Xem nhiều




