VnFinance
Thứ tư, 06/10/2021, 10:36 AM

Công nghiệp chế biến, chế tạo kéo tăng trưởng: Điều chưa vui...

Theo GS.TSKH Phạm Phố, một nền công nghiệp phát triển bền vững và lâu dài phải dựa vào 3 trụ cột là năng lượng, khai khoáng và luyện kim.

Theo Tổng cục Thống kê, GDP 9 tháng năm 2021 của cả nước chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh.

Tuy nhiên, trong 9 tháng năm 2021, sản xuất công nghiệp vẫn có nhiều gam màu sáng khi giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 4,45% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,05%, đóng góp 1,53 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. 

Trong khi tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu các ngành công nghiệp ngày càng tăng thì tỷ trọng của ngành khai khoáng có xu hướng giảm. Trong 9 tháng năm 2021, giá trị tăng thêm của ngành khai khoáng giảm 7,17% do sản lượng khai thác dầu thô giảm 6% và khí đốt tự nhiên dạng khí giảm 17,6%.

Trao đổi với Đất Việt, chuyên gia luyện kim - GS.TSKH Phạm Phố cho rằng, sự chuyển dịch trong cơ cấu các ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, giảm tỷ trọng ngành khai khoáng trong một vài năm gần đây chưa hẳn là dấu hiệu tích cực.

Phân tích cụ thể, vị chuyên gia cho biết, một đất nước muốn vững mạnh thì không phải chỉ dựa vào dịch vụ và chế tạo ra các sản phẩm, mà vật liệu hết sức quan trọng. Công nghiệp chế tạo muốn phát triển vẫn phải dựa vào công nghiệp khai khoáng để có nguyên liệu. Tuy nhiên, nhiều năm qua, Việt Nam rơi vào vòng luẩn quẩn khi đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo trong khi nguyên vật liệu chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài.

Công nghiệp khai khoáng ngày càng giảm tỷ trọng trong cơ cấu các ngành công nghiệp. Ảnh minh họa

"Muốn trở thành quốc gia có nền công nghiệp mạnh, phát triển lâu dài và bền vững là phải đẩy mạnh khai khoáng, luyện kim và năng lượng. Nhưng bây giờ lại chạy theo xu hướng chủ yếu nhập khẩu nguyên, vật liệu rồi gia công, lắp ráp để xuất khẩu hoặc sử dụng trong nước. Cách làm ấy không tồn tại lâu dài được, nhất là khi sản xuất ở trong nước thiếu tự chủ, dễ bị tổn thương bởi những biến động chính trị-kinh tế-xã hội trên thế giới và trong khu vực", GS Phố đánh giá.

GS.TSKH Phạm Phố dẫn trường hợp Tập đoàn Hòa Phát làm ví dụ. Tập đoàn này đã rất khôn ngoan khi mua mỏ quặng sắt của Úc để có nguồn cung lâu dài. Bên cạnh đó, Hòa Phát cũng nghiên cứu mua mỏ than luyện cốc của Úc nhằm từng bước tự chủ nguồn nguyên liệu sản xuất quan trọng này.

Theo chuyên gia Phạm Phố, một quốc gia có sẵn nguồn nguyên liệu thì bán ai cũng mua, nhưng sản phẩm làm ra chưa chắc đã được mua vì không biết có phù hợp với khách hàng hay không, mỗi giai đoạn sản phẩm lại thay đổi về chất lượng, độ bền, kiểu dáng. Do đó, ông cho rằng, giảm tỷ trọng ngành khai khoáng chưa hẳn là điều tốt.

"Công nghiệp khai khoáng giúp tạo công ăn việc làm cho người lao động, hạn chế nhập khẩu nguyên liệu và thừa thì có thể xuất khẩu... Vậy nhưng, ngày càng nhiều người ngại vì giá trị gia tăng của công nghiệp khai khoáng thấp, trong khi nếu mua đi bán lại có thể kiếm được lợi nhuận cao hơn mà "khỏe re" cho nên đổ xô làm công nghiệp chế biến, chế tạo. Để đất nước phát triển lên tầm cao, theo tôi, vẫn phải phát triển cái nền cơ bản, dù cái nền ấy lợi nhuận thấp, chi phí cao", vị chuyên gia nhấn mạnh.

Tái khẳng định phải coi phát triển công nghiệp nặng (năng lượng, khai khoáng và luyện kim) là nền tảng, GS.TSKH Phạm Phố cũng lưu ý đến thực tế công nghiệp khai khoáng ngày càng khó khăn, đó là tình trạng chung của nhiều nước trên thế giới.

Tài nguyên ngày càng cạn kiệt, khai thác khó khăn hơn... quan trọng là cần suy nghĩ mình có đủ khả năng khai thác không, khai thác ra nguyên liệu đó có lợi ích gì? Nếu khai thác mà đem lại lợi ích cho người dân, giải quyết công ăn việc làm, giảm bớt nhập khẩu nguyên liệu và nếu không sử dụng có thể bán bớt đi để mua nguyên liệu còn thiếu thì nên làm. Thậm chí, như nhiều nước khác có vốn thì mua nguyên liệu bỏ vào các mỏ.

Như cát đen - nguyên liệu của titan, ở Việt Nam giá rất rẻ mạt, song Trung Quốc mua về đổ vào các mỏ của họ vì titan là nguyên liệu của tương lai, muốn chế tạo tàu vũ trụ, máy bay... đều phải dùng đến nguyên liệu này.

"Cho nên, đừng vì khó khăn, vì lợi nhuận thấp mà bỏ quên công nghiệp khai khoáng", GS.TSKH Phạm Phố nói.

Một thực tế khác mà vị chuyên gia cho rằng cần thẳng thắn nhìn vào, đó là công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam dù được xem là lực kéo tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp nhưng chủ yếu vẫn tập trung ở ngành công nghiệp thấp, ở khâu gia công, lắp ráp, có giá trị gia tăng thấp.

Xuất khẩu các ngành công nghiệp chủ đạo phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam còn lệ thuộc nhiều vào doanh nghiệp FDI, thiếu nền tảng để phát triển một cách độc lập.

"Coi công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực nhưng động lực lại không bền vững chút nào. Nếu khi FDI vào Việt Nam đầu tư, chúng ta có nguyên liệu bán cho họ, chẳng hạn như silic nguyên chất để làm các con chip, có thép, có nhôm cung cấp cho họ để hạn chế nhập khẩu thì đỡ hơn rất nhiều. Đằng này chúng ta chỉ nhập nguyên liệu, gia công rồi xuất đi, giá trị gia tăng rất thấp thì không thể hài lòng. Xây dựng nền kinh tế đất nước không thể chỉ nghĩ đến lãi lời cỏn con mà phải bền vững, lâu dài", GS Phạm Phố bày tỏ quan điểm.

Nhìn rộng ra, vị chuyên gia cho rằng, không thể coi FDI là động lực tăng trưởng kinh tế bởi nó thiếu bền vững. FDI đưa vốn, công nghệ vào, giúp Việt Nam phát triển nhanh hơn, rộng hơn, nhưng nếu nền kinh tế Việt Nam không tự chủ thì khi FDI rút đi, nền kinh tế nước ta hầu như sẽ chẳng còn lại gì.

"Phải dựa vào nội lực, muốn vậy phải nuôi dưỡng doanh nghiệp trong nước, xây dựng nên những tập đoàn kinh tế tư nhân vững mạnh", GS.TSKH Phạm Phố chỉ rõ.


Chậm khởi công nhà ở xã hội 14 năm UDIC bị xử phạt, xem xét tư cách tham gia dự án mới
Chậm khởi công nhà ở xã hội 14 năm UDIC bị xử phạt, xem xét tư cách tham gia dự án mới
29/03/2024 Doanh nghiệp

Trong Kết luận thanh tra Chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy...

Lê Dương - Tiên phong ứng dụng Công nghệ cao trong An toàn lao động và PCCC
Lê Dương - Tiên phong ứng dụng Công nghệ cao trong An toàn lao động và PCCC
28/03/2024 Doanh nghiệp

Với sứ mệnh góp phần xây dựng một nền kinh tế bền vững, thân thiện môi trường và đề cao nhân sinh, Công ty Lê Dương Technology...

Quảng Nam: Công ty Cổ phần Bao bì KIMPACK bị xử phạt 80 triệu đồng
Quảng Nam: Công ty Cổ phần Bao bì KIMPACK bị xử phạt 80 triệu đồng
27/03/2024 Doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Bao bì KIMPACK bị xử phạt 80 triệu đồng vì đưa công trình nhà máy vào sử dụng, hoạt động khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm...

Năm 2023, 'hệ sinh thái' của đại gia Lê Văn Kiểm kinh doanh ra sao?
Năm 2023, 'hệ sinh thái' của đại gia Lê Văn Kiểm kinh doanh ra sao?
27/03/2024 Doanh nghiệp

Năm 2023, KN Cam Ranh và KN Vạn Ninh trong "hệ sinh thái" của đại gia Lê Văn Kiểm đều ghi nhận kết quả kinh doanh trái chiều, nợ phải trả đều tăng đáng kể.

Khởi tố, bắt tạm giam Shark Thủy Chủ tịch Egroup tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Khởi tố, bắt tạm giam Shark Thủy Chủ tịch Egroup tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
26/03/2024 Doanh nghiệp

Ngày 26 3, tại họp báo của Bộ Công an, trung tướng Tô Ân Xô (người phát ngôn Bộ Công an) cho biết, căn cứ kết quả điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Ngọc Thủy về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản .

Thành viên của Xuân Thiện Group kinh doanh ngày càng 'lao dốc'
Thành viên của Xuân Thiện Group kinh doanh ngày càng "lao dốc"
26/03/2024 Doanh nghiệp

Công ty NHNN Xuân Thiện Đắk Lắk được biết đến là một thành viên thuộc Tập đoàn Xuân Thiện (Xuân Thiện Group) – đơn vị quản lý, vận hành...

Quảng Nam: Thu hồi quyết định miễn tiền thuê đất đối với Công ty TNHH Giáo dục Yến Nhung
Quảng Nam: Thu hồi quyết định miễn tiền thuê đất đối với Công ty TNHH Giáo dục Yến Nhung
25/03/2024 Doanh nghiệp

Cục Thuế tỉnh Quảng Nam xác định Công ty TNHH Giáo dục Yến Nhung đã được miễn tiền thuê đất đối với dự án Trường Mầm non Trăng Non 2,...

Dự báo tăng trưởng GDP quý I của Việt Nam đạt 6,1%
Dự báo tăng trưởng GDP quý I của Việt Nam đạt 6,1%
25/03/2024 Doanh nghiệp

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam công bố ngày 25/3, ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý I của Việt Nam...

Hệ thống VNDirect bị tấn công
Hệ thống VNDirect bị tấn công
25/03/2024 Doanh nghiệp

Sáng 25/3, CTCP Chứng khoán VNDirect (HoSE: VND) phát đi thông báo cho biết hệ thống của công ty bị hacker tấn công từ 10 giờ sáng 24/3.

Cổ phiếu TCR vẫn lỗ lũy kế hơn 150 tỷ đồng
Cổ phiếu TCR vẫn lỗ lũy kế hơn 150 tỷ đồng
25/03/2024 Doanh nghiệp

HOSE cho biết sẽ giữ nguyên diện cảnh báo đối với cổ phiếu TCR vì lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2023 là “âm” hơn 150 tỷ đồng.

Xử phạt Công ty Quang Thuận hơn 92 triệu đồng do vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
Xử phạt Công ty Quang Thuận hơn 92 triệu đồng do vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
22/03/2024 Doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối...

Năm 2023, 'hệ sinh thái' của đại gia thủy điện Trương Đình Lam làm ăn ra sao?
Năm 2023, "hệ sinh thái" của đại gia thủy điện Trương Đình Lam làm ăn ra sao?
22/03/2024 Doanh nghiệp

Sở hữu một loạt các dự án thủy điện quy mô lớn, song các công ty của đại gia thủy điện Trương Đình Lam đều ghi nhận kết quả kinh doanh ảm đạm...

Vĩnh Phúc: Tạm hoãn xuất cảnh loạt lãnh đạo doanh nghiệp do nợ thuế
Vĩnh Phúc: Tạm hoãn xuất cảnh loạt lãnh đạo doanh nghiệp do nợ thuế
21/03/2024 Doanh nghiệp

Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc vừa có loạt văn bản gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an), thông báo về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với nhiều lãnh đạo doanh nghiệp...

Hơn 6.500 tỷ đồng trái phiếu đến hạn trong tuần thứ 3 tháng 3/2024
Hơn 6.500 tỷ đồng trái phiếu đến hạn trong tuần thứ 3 tháng 3/2024
20/03/2024 Doanh nghiệp

Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đến ngày đáo hạn trong tuần thứ 3 của tháng 3 là 6.580 tỷ đồng. Trong đó, Công ty Golden Hills sẽ phải đáo hạn 5.670 tỷ đồng.

'Soi' tiềm lực hai nhà đầu tư muốn làm khu dân cư 250 tỷ tại Bắc Giang
"Soi" tiềm lực hai nhà đầu tư muốn làm khu dân cư 250 tỷ tại Bắc Giang
20/03/2024 Doanh nghiệp

CTCP Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Hưng Yên (Hưng Yên Group) và CTCP Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh (HCMCC - mã: HMS) là 2 nhà đầu tư đang ký tham gia...

Top 10 Công ty Bất động sản năm 2024
Top 10 Công ty Bất động sản năm 2024
19/03/2024 Doanh nghiệp

Ngày 19/03/2024, Vietnam Report chính thức công bố Top 10 Công ty bất động sản năm 2024. Theo bảng xếp hạng 10 doanh nghiệp này không biến động so với năm 2023, trong đó 3 doanh nghiệp dẫn đầu vẫn là Vinhomes, Nam Long, Ecopark.

Bộ Tài chính: Xử phạt 21 doanh nghiệp kiểm toán, đình chỉ loạt kiểm toán viên
Bộ Tài chính: Xử phạt 21 doanh nghiệp kiểm toán, đình chỉ loạt kiểm toán viên
18/03/2024 Doanh nghiệp

Mới đây, Bộ Tài chính cho biết, trong năm 2023 đã thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính đối với 21 doanh nghiệp kiểm toán và 3 kiểm toán viên hành nghề...

Doanh nghiệp đề xuất cắt giảm thủ tục, điều chỉnh lãi suất và mở rộng đối tượng cho vay để phát triển nhà
Doanh nghiệp đề xuất cắt giảm thủ tục, điều chỉnh lãi suất và mở rộng đối tượng cho vay để phát triển nhà
17/03/2024 Doanh nghiệp

Trong khuôn khổ Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, các doanh nghiệp đã đưa ra một số đề xuất lớn để hỗ trợ,...

Thủ tướng: '5 tăng', '5 giảm', '5 tăng tốc, bứt phá' để thúc đẩy tăng trưởng
Thủ tướng: "5 tăng", "5 giảm", "5 tăng tốc, bứt phá" để thúc đẩy tăng trưởng
15/03/2024 Doanh nghiệp

Định hướng chỉ đạo, điều hành năm 2024, Thủ tướng khái quát bằng ba cụm từ: "5 tăng", "5 giảm", "5 tăng tốc, bứt phá", trong đó có tăng tốc...

VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance