Công nghiệp Việt Nam năm 2024: Thành tựu và hạn chế
Với nỗ lực toàn diện từ Chính phủ, Bộ Công Thương và các doanh nghiệp trên cả nước nên trong năm 2024 ngành công nghiệp đã chính thức trở lại quỹ đạo tăng trưởng trước đại dịch Covid-19 từ quy mô sản xuất đến các ngành công nghiệp trọng điểm. Công nghiệp Việt Nam đang chính thức bước vào một thời kỳ phát triển mới.
Thời kỳ mới của công nghiệp Việt Nam
Trong năm 2024, quy mô sản xuất công nghiệp trên cả nước phục hồi nhanh, và liên tục được mở rộng trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn. Công nghiệp giữ vai trò động lực, dẫn dắt tăng trưởng chung của nền kinh tế. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (PPI)11 tháng tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước (năm 2023 tăng 0,9%), là mức tăng cao nhất trong giai đoạn từ năm 2020 đến nay). Với đà tăng trưởng như hiện nay, dự kiến cả năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp sẽ tăng trên 8%, vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch tăng 7-8%).
Bên cạnh đó, cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững: tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo (tiêu chí và là biểu tượng của các nước công nghiệp phát triển) tiếp tục tăng khá khi đạt khoảng 24,1%. Theo đó, công nghiệp chế biến, chế tạo trở thành động lực tăng trưởng của toàn ngành và toàn nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao: Trong 11 tháng năm 2024, chỉ số sản suất ngành chế biến, chế tạo tăng 9,7% (cùng kỳ năm 2023 chỉ tăng 1,0%), đóng góp 8,5 điểm phần trăm vào mức tăng chung.
Điều đáng mừng là các ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế tiếp tục phát triển như: Khai thác, chế biến dầu khí; khai thác, chế biến khoáng sản, điện, điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin; luyện kim, sắt thép; xi măng và vật liệu xây dựng; dệt may, da giày; cơ khí chế biến chế tạo, ô tô, xe máy... tạo nền tảng quan trọng cho tăng trưởng dài hạn, cũng như thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Một số ngành công nghiệp xuất khẩu (dệt may, da giày, điện tử…) đã cơ bản hội nhập thành công vào chuỗi giá trị toàn cầu, có năng lực cạnh tranh cao và vị trí vững chắc trên thị trường quốc tế. Nhiều mặt hàng công nghiệp như da giày, dệt may, điện tử có vị trí xếp hạng xuất khẩu cao so với khu vực và thế giới.
Một số ngành công nghiệp nền tảng (thép, hóa chất, cơ khí chế tạo) đã từng bước đáp ứng nhu cầu về tư liệu và năng lực sản xuất của nền kinh tế. Công nghiệp quốc phòng đã từng bước tham gia thúc đẩy phát triển nền công nghiệp quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội (nhất là trong các lĩnh vực như: Cơ khí, sản xuất vật liệu nổ công nghiệp; điện, điện tử; quang học; đóng mới, sửa chữa tàu và công trình thủy; sửa chữa máy bay, ra đa). Công nghiệp hỗ trợ, sản xuất linh kiện, cụm linh kiện dần được hình thành, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và giá trị tăng trong các ngành công nghiệp, thúc đẩy tham gia sâu vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị.
Những tồn tại trong lĩnh vực công nghiệp
Mặc dù năm 2024 ngành Công nghiệp Việt Nam đạt những kết quả tích cực, song với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, lãnh đạo Bộ Công Thương đã chỉ ra một số hạn chế, bất cập trong phát triển công nghiệp.
Trước tiên, sự phát triển công nghiệp còn còn thiếu vững chắc. Mặc dù tăng trưởng nhưng chủ yếu là công nghiệp có tính gia công, giá trị thấp. Hay nói cách khác, chúng ta mới phát triển những ngành công nghiệp và những phân khúc có giá trị gia tăng thấp.
Hạn chế thứ hai là giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực doanh nghiệp trong nước chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị công nghiệp của cả nước. Đối chiếu sang lĩnh vực xuất khẩu sẽ thấy 74,6% giá trị xuất khẩu là từ khu vực FDI. Điều này đồng nghĩa, doanh nghiệp nội chiếm chưa được 1/3 tỷ trọng trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp và tổng giá trị xuất khẩu của các ngành.
Tiếp đến, công nghiệp nhìn chung chưa tận dụng tốt cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự dịch chuyển đầu tư từ các công ty đa quốc gia sang nước thứ ba và cũng chưa tận dụng tối đa được các hiệp định thương mại tự do.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, chúng ta chỉ có 24%, còn 76% là doanh nghiệp FDI, một số doanh nghiệp đã ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo nhưng nhìn chung còn ở khu vực thấp. Rõ ràng doanh nghiệp chưa tận dụng được Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chưa tận dụng được xu thế dịch chuyển, chưa thu hút được FDI.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ ra: "Thu hút FDI không chỉ đơn giản tính bằng giá trị xuất khẩu mà phải tính bằng năng lực và nội lực của doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất cung ứng ra sao? Chúng ta xem trong hệ sinh thái của Samsung hay một số tập đoàn điện, điện tử của Nhật Bản và Hàn Quốc thì các doanh nghiệp của chúng ta tham gia được bao nhiêu trong phân khúc này?".
Hạn chế thứ tư, các ngành công nghiệp còn rất gian nan mới có thể tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu bởi chưa đủ sức làm chủ cuộc chơi. Hạn chế thứ năm, công nghiệp Việt Nam vẫn thiếu những ngành công nghiệp có tính nền tảng, như: Công nghiệp vật liệu, công nghiệp hỗ trợ, cơ khí, chế tạo chế biến, điện tử, hóa chất, năng lượng.
Bộ trưởng lấy ví dụ, về công nghiệp hoá chất, hóa chất cơ bản chúng ta chưa làm chủ được, hầu như phải nhập khẩu. Hay về công nghiệp vật liệu cũng tương tự. Giá trị xuất khẩu hơn 400 tỷ USD, tổng kim ngạch xuất khẩu năm nay là hơn 800 tỷ USD, có thể đạt ngưỡng 800 tỷ USD nhưng xuất siêu chỉ đạt 23-24 tỷ USD.
"Điều đó chứng tỏ chúng ta đang ở một phân khúc rất mỏng. Dày hơn lại là phân khúc khác, đó là phân khúc vật liệu, công nghiệp hỗ trợ, chế tạo" - Bộ trưởng phân tích.
TIN LIÊN QUAN
-
Becamex IDC bị xử phạt 150 triệu đồng vì công bố thông tin sai lệch
-
Giá thuê bất động sản công nghiệp tại miền Bắc thấp hơn 28% so với miền Nam
-
Hà Nội: Làm rõ dấu hiệu vi phạm tại Cụm công nghiệp Từ Liêm
-
Doanh nghiệp địa ốc tham vọng chuyển hướng làm mảng công nghiệp
-
CEO Nguyễn Quang Huy: Năm 2025, phân khúc bất động sản công nghiệp và nhà ở xã hội sẽ sôi động
-
Chỉ số sản xuất công nghiệp tại Hà Nội tăng 5,7%
-
Đầu tư Nam Long chưa tạm ứng cổ tức năm 2024, mua lại 1.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn
Phát hiện loạt sai phạm tại Công ty Thép Nam Phát
Thanh tra tỉnh Hưng Yên chỉ ra nhiều vi phạm tại Công ty Thép Nam Phát liên quan đến môi trường và thuế.
Gas Petrolimex duy trì mục tiêu lợi nhuận đi ngang 138 tỷ đồng trong 2025
2025 là năm 3 Gas Petrolimex xây dựng kế hoạch lợi nhuận đi ngang và doanh thu tiếp tục tăng, cổ tức tối thiểu 10%/vốn điều lệ.
Doanh nghiệp bất động sản huy động nghìn tỷ từ kênh trái phiếu dịp cuối năm
Loạt doanh nghiệp bất động sản như Phú Thọ Land, các doanh nghiệp trong nhóm Tập đoàn TTC,... vừa phát hành trái phiếu thu về hàng nghìn tỷ đồng với lãi suất cao nhất...
Nam Long mua lại 1.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn sau khi chào bán thành công lô trái phiếu nghìn tỷ
Ngày 25/12 vừa qua, CTCP Đầu tư Nam Long (Mã: NLG) đã mua lại trước hạn toàn bộ hai lô trái phiếu tổng giá trị 1.000 tỷ đồng.
Bước chuyển mình chiến lược của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn
Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) là đơn vị quản lý vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất - công trình có tổng vốn đầu tư trên 3 tỷ USD, giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
2025 và triển vọng mới của Petrovietnam
Tập đoàn Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia (Petrovietnam) đang đứng trước nhiều thách thức lớn, nhưng đồng thời cũng có nhiều cơ hội để chuyển mình, khẳng định vị thế trong ngành năng lượng khu vực và thế giới.
Công nghiệp Việt Nam năm 2024: Thành tựu và hạn chế
Với nỗ lực toàn diện từ Chính phủ, Bộ Công Thương và các doanh nghiệp trên cả nước nên trong năm 2024 ngành công nghiệp đã chính thức trở lại quỹ đạo...
Đầu tư Nam Long chưa tạm ứng cổ tức năm 2024, mua lại 1.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn
HĐQT Nam Long quyết định không tạm ứng cổ tức năm 2024 vào tháng 12 theo dự kiến. Bên cạnh đó, Đầu tư Nam Long đã hoàn tất mua lại trước hạn hai lô trái phiếu NLGH2229001 và NLGH2229002, với tổng giá trị 1.000 tỷ đồng.
Becamex IDC bị xử phạt 150 triệu đồng vì công bố thông tin sai lệch
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex IDC) 150 triệu đồng về hành vi...
Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Đường Việt bị đề nghị cấm thầu vì gian lận hồ sơ dự thầu
Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Đường Việt mới đây bị đánh trượt và đề nghị cấm thầu trong gói thầu trị giá hơn 12 tỷ đồng vì có hành vi gian lận...
Ngành dệt may tìm thấy nhiều "điểm sáng" cho tăng trưởng trong năm 2025
Nhóm phân tích của SSI Research đưa ra đánh giá tích cực đối với ngành dệt may, qua việc các công ty có đơn đặt hàng đến hết quý I/2025.
Một năm thay đổi vì người tiêu dùng của thương hiệu sữa nửa thế kỷ
125 sản phẩm được tung hoặc tái tung với bao bì mới, chất lượng cải tiến; công bố loạt sản phẩm ứng dụng công nghệ đột phá về dinh dưỡng và hương vị;...
Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) công bố quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc mới
Ngày 26/12, tại Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất, Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Đảng ủy Tập đoàn) và Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR)...
Ngoại giao kinh tế là then chốt cho động lực tăng trưởng
Trong gần 60 hoạt động đối ngoại của lãnh đạo chủ chốt Đảng, Nhà nước trong năm 2024, nội dung kinh tế đã trở thành trọng tâm, mang lại các kết quả cụ thể...
Xử phạt nhiều doanh nghiệp vi phạm trên sàn chứng khoán
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa quyết định xử phạt hành chính đối công ty cổ phần Apec Finance và Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Doanh nghiệp Việt Nam...
Handico và Viglacera chuẩn bị khởi công 1.104 căn hộ nhà ở xã hội
Liên danh chủ đầu tư Handico và Viglacera dự kiến sẽ tổ chức khởi công công trình CT3 thuộc Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội tại ô đất CT3, CT4...
Bắt nhịp cùng đầu tư công, Tracodi kỳ vọng phát triển đột phá
Với sự chuẩn bị toàn diện cùng định hướng phát triển dài hạn, Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Tracodi (HoSE: TCD), thành viên của Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG)...
GELEX Electric chi 300 tỷ đồng trả cổ tức năm 2024
Công ty Cổ phần Điện lực Gelex (GELEX Electric, mã chứng khoán: GEE) thông báo sẽ chốt quyền chia cổ tức đợt 1/2024 với tỷ lệ 10% bằng tiền mặt.
Dragon Capital gom thêm 1,1 triệu cổ phiếu Khang Điền
Nhóm quỹ Dragon Capital đã mua thêm 1,1 triệu cổ phiếu KDH của Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền.