Cuộc xung đột Iran - Israel làm đảo lộn dự tính về giá dầu của OPEC+
Tình hình địa chính trị của Trung Đông, mới đây nhất là cuộc tấn công của Iran nhằm vào Israel, đang làm xáo trộn các yếu tố cần thiết để OPEC+ thiết lập một mức giá dầu hoàn hảo - không quá cao và cũng không quá thấp - the
![]() |
Tình hình rất dễ thay đổi và đối với thị trường dầu mỏ, mọi thứ giờ đây phụ thuộc vào cách phản ứng của Israel và khả năng xảy ra một chu kỳ leo thang. Tuy nhiên, chúng ta có thể rút ra một vài kết luận dự kiến:
Không có gì thay đổi trong thế giới dầu mỏ
Dầu thô Trung Đông đang chảy vào nền kinh tế toàn cầu mà không bị cản trở, và eo biển Hormuz, điểm huyết mạch năng lượng quan trọng nhất thế giới, vẫn mở cho vận chuyển. Nói một cách đơn giản là không xảy ra thiếu hụt dầu mỏ.
Nguy cơ gián đoạn trong tương lai đã tăng lên
Sẽ là ngây thơ nếu nói rằng Trung Đông ngày hôm nay trông giống hệt như tuần trước; rất nhiều thứ đã thay đổi.
“Tôi không nghĩ đó chỉ là một cuộc xung đột mang tính biểu tượng,” theo ông Javier Blas.
![]() |
Mặc dù đã thông báo trước rất kỹ nhưng Iran đã phóng khoảng 170 máy bay không người lái (UAV), 30 tên lửa hành trình và 120 tên lửa đạn đạo, với mục đích rõ ràng là áp đảo hệ thống phòng thủ của Israel.
Mục đích của Iran
Iran dường như có mục đích làm leo thang căng thẳng nhằm tiến tới hạ nhiệt tình hình, thay vì mở ra chương đầu tiên của một cuộc xung đột khu vực.
![]() |
Ngay cả trước khi máy bay không người lái và tên lửa của Iran tới Israel, Tehran đã chỉ ra rằng cuộc xung đột chỉ là một biện pháp "phòng thủ hợp pháp" sau vụ đánh bom của Israel vào đại sứ quán của họ ở Syria.
Nếu Israel cho rằng phản ứng của họ, bao gồm việc kết hợp với Mỹ và một số quốc gia Ả Rập để vô hiệu hóa gần như tất cả các quả bom được ném tới, giống như một chiến thắng chiến lược, thì tình hình tại khu vực này càng căng thẳng hơn. Nếu vậy, giá dầu không cần phải tăng. Thay vào đó, rủi ro sẽ được phản ánh tốt hơn thông qua thị trường quyền chọn.
![]() |
Thị trường đang mạnh
Nếu bỏ qua các vấn đề địa chính trị, các nguyên tắc cơ bản về cung và cầu dầu có vẻ lành mạnh. Ngay cả dự báo xấu nhất về nhu cầu dầu cũng cho thấy tăng trưởng tiêu thụ vào năm 2024 sẽ ngang bằng với mức trung bình lịch sử hằng năm là 1,2 triệu thùng/ngày. Các dự báo lạc quan cho thấy mức tăng trưởng cao hơn nhiều, trong khoảng 1,5 triệu thùng đến 1,9 triệu thùng/ngày.
Về phía nguồn cung, hàng loạt trục trặc đã khiến sản lượng năm nay giảm sút, đặc biệt là dầu đá phiến của Mỹ. Kết quả là tồn kho dầu toàn cầu, thường tăng trong nửa đầu năm, vẫn không thay đổi. Trừ khi OPEC+ sớm tăng sản lượng, nếu không tồn kho sẽ giảm trong nửa cuối năm.
![]() |
Nguồn cung bị thắt chặt
Mặc dù giá dầu cao hơn nhiều so với mức 80 USD, nhưng vào cuối tháng 3, OPEC+ đã quyết định kéo dài việc cắt giảm sản lượng quý đầu tiên sang quý hai.
Kỳ vọng của ông Javier Blas là nhóm sẽ quyết định mở rộng công suất tại cuộc họp tiếp theo, dự kiến vào ngày 1/6. Trong báo cáo dầu hằng tháng gần đây nhất, nhóm đã lưu ý rằng “triển vọng nhu cầu dầu mạnh mẽ trong mùa hè đòi hỏi việc giám sát thị trường một cách cẩn thận” – giọng điệu thường được dùng trước khi nhóm này tăng sản lượng.
Kế hoạch tăng sản lượng
Việc OPEC+ tăng sản lượng như thế nào cũng quan trọng như chính việc tăng sản lượng. Ông Javier Blas kỳ vọng nhóm sẽ tăng sản lượng từ từ và để ngỏ các lựa chọn. Thay vì thông báo trước về một loạt đợt tăng sản lượng, họ có thể chọn tổ chức các cuộc họp hằng tháng, khiến thị trường phải đoán xem liệu họ có bổ sung đủ dầu thô hay không.
![]() |
OPEC+ vẫn cầm nhịp thị trường
Trừ khi Israel và Iran tham gia vào các cuộc xung đột ăn miếng trả miếng làm gián đoạn dòng chảy dầu, OPEC+ có đủ năng lực khai thác dự phòng để kiểm soát đợt tăng giá.
Ả Rập Xê-út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Iraq đang loại bỏ khoảng 5 triệu thùng mỗi ngày ra khỏi thị trường – tương đương khoảng 5% nhu cầu của thế giới và nhiều hơn những gì Iran tự khai thác.
Rủi ro chính trị
Ngoại trừ chiến tranh khu vực, rủi ro lớn nhất về nguồn cung dầu là chính trị. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hứa sẽ có phản ứng “ngoại giao” đối với các cuộc xung đột của Iran.
![]() |
Kể từ khi nhậm chức vào năm 2021, ông Biden đã cho phép Iran tăng sản lượng dầu, nới lỏng việc thực thi các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Tehran. Vào tháng 3, sản lượng dầu của Iran đạt mức cao nhất trong 5 năm là 3,25 triệu thùng/ngày, tăng từ 2,1 triệu thùng vào tháng 1 năm 2021.
Nếu Tổng thống Biden khôi phục việc thực thi các lệnh trừng phạt, điều này có thể thắt chặt thị trường đáng kể trừ khi OPEC+ bù đắp được tác động đó.
“Tôi nghi ngờ việc ông Biden sẽ thực hiện hành động đó vào năm nay, khi cuộc bầu cử Tổng thống sắp diễn ra,” ông Javier Blas nói.
Nga hưởng lợi
Nhờ thị trường dầu thắt chặt, Moscow đã bán dầu thô ở mức 75 USD/thùng, cao hơn nhiều so với mức trần 60 USD/thùng của Nhóm G7. Nếu Washington thực thi các lệnh trừng phạt chống lại Iran, điều này có thể tạo không gian cho các thùng dầu bị trừng phạt của Nga vừa giành được thị phần, vừa đạt được mức giá cao hơn nữa.
![]() |
Một trong những lý do khiến Nhà Trắng nhắm mắt làm ngơ trước việc xuất khẩu dầu của Iran là vì ưu tiên của nước này là làm tổn thương Nga. Sản lượng cao hơn của Iran là cái giá không được nhắc tới - và không được công nhận - của chính sách đó. Bây giờ Washington cần xem xét lại mối quan tâm lớn nhất của mình là gì.
Khả năng sử dụng Kho dự trữ chiến lược
Nguy cơ Nhà Trắng sử dụng Kho dự trữ dầu mỏ chiến lược của mình vào cuối năm nay đã tăng lên đáng kể. Ngay cả khi chỉ bằng một nửa so với cách đây một thập kỷ, kho dự trữ khoảng 365 triệu thùng vẫn là một sức mạnh đáng gờm.
Tổng thống Biden có thể sử dụng vỏ bọc căng thẳng gia tăng ở Trung Đông để biện minh cho việc sử dụng nó và cố gắng đẩy giá dầu xuống mức 80 USD/thùng, nếu OPEC + quyết định để giá dầu tăng cao.
Đỗ Khánh/Bloomberg
TIN LIÊN QUAN
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay quay đầu giảm
Giá dầu thế giới hôm nay lại bao phủ bởi sắc đỏ; Giá khí tự nhiên tại Mỹ cũng quay đầu giảm...
20 chủ đề lớn sẽ định hình ngành dầu khí năm 2025
Trong báo cáo mới nhất, công ty dữ liệu và phân tích hàng đầu GlobalData đã chỉ ra 20 chủ đề quan trọng được dự báo sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành dầu khí...
Nga dự báo mạnh mẽ trở lại thị trường dầu mỏ
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết, Nga đang hướng đến mục tiêu duy trì sản lượng dầu ổn định ở mức 10,8 triệu thùng/ngày trong những năm tới. Mục tiêu này được kỳ...
Goldman Sachs: Tổng thống Trump muốn giá dầu ở ngưỡng 40-50 USD
Các nhà phân tích của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn giá dầu thô trong phạm vi 40 - 50 USD/thùng, sau khi phân tích các bài đăng trên mạng...
Đà phục hồi nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc: Lo hay mừng?
Những tháng đầu năm nay, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc có dấu hiệu tăng trở lại. Tuy nhiên, thay vì phản ánh nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu trong nước đang khởi sắc,...
Thị trường dầu mỏ đang chịu rủi ro gì?
Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý cắt giảm phần lớn thuế quan sau các cuộc đàm phán tại Geneva, giúp giá dầu WTI phục hồi từ mức 55,40 USD/thùng. Tuy nhiên, xét về kỹ...
VPI dự báo giá xăng đảo chiều tăng 1,2 - 1,9% trong kỳ điều hành ngày 15/5
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 15/5/2025, giá xăng bán lẻ có thể đảo chiều tăng từ 1,2 - 1,9% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Goldman Sachs dự đoán việc tăng sản lượng của OPEC+
Các nhà phân tích tại Goldman Sachs cho rằng OPEC+ có khả năng sẽ tạm dừng việc tăng sản lượng dầu thêm nữa do tình hình kinh tế toàn cầu đang xấu đi.
Tiêu xanh Việt Nam tăng đột biến 1.300%, chợ bán 1,6 triệu đồng/kg
Tiêu xanh của Việt Nam vừa có giá xuất khẩu tăng đột biến 1.306%, cao gấp gần 4 lần so với hạt tiêu đen - loại vẫn được mệnh danh là ‘vàng đen’.
Giá dầu hôm nay (12/5): Dầu thô tăng trong phiên giao dịch đầu tuần
Giá dầu thế giới hôm nay (12/5) tăng trong phiên giao dịch đầu tuần sau thông tin cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã có tiến triển.
Phân tích diễn biến thị trường dầu mỏ thế giới tuần qua
Giá dầu thô tương lai đã vượt ngưỡng kháng cự quan trọng 60 USD/thùng, mở ra triển vọng hướng tới các mốc cao hơn như 63,06 USD và đường EMA 50 ngày tại 64,10 USD.
Chi phí khai thác dầu khí tại Mỹ ra sao sau chính sách thuế của ông Trump?
Các công ty khai thác dầu tại Mỹ được dự báo sẽ phải đối mặt với mức tăng chi phí khoan ở mức vừa phải trong năm 2025, chủ yếu do ảnh hưởng từ các...
Thuyết âm mưu về chính sách của OPEC+?
Theo báo cáo mới nhất của nhóm phân tích tại Ngân hàng Standard Chartered, do ông Paul Horsnell – Giám đốc bộ phận nghiên cứu hàng hóa – dẫn đầu, nhiều người đang cố gắng...
Thương vụ M&A khủng BP – Shell: Châu Âu sắp có đối thủ xứng tầm với Mỹ?
Nếu Shell thực sự tiến hành thâu tóm BP, đây có thể trở thành một trong những thương vụ lớn nhất lịch sử ngành năng lượng châu Âu.
Ngành công nghiệp LNG Mỹ đưa ra cảnh báo mới
Ngành công nghiệp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ cảnh báo chính quyền Trump rằng các quy định mới về vận chuyển có thể ảnh hưởng xấu đến ngành xuất khẩu trị giá...
Tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo để ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2030
Theo kế hoạch phát triển đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng xanh, sạch và bền vững nhằm ứng phó hiệu...
Giá dầu hôm nay (9/5): Dầu thô tăng giá trong phiên
Giá dầu thế giới hôm nay (9/5) tăng khi thị trường được thúc đẩy bởi hy vọng về sự đột phá trong các cuộc đàm phán thương mại sắp tới giữa Mỹ và Trung Quốc,...
Giá các mặt hàng xăng dầu đồng loạt giảm tới hơn 600 đồng/lít
Thông tin từ Bộ Công Thương về điều hành giá xăng dầu ngày 8/5/2025 cho thấy các mặt hàng xăng dầu thông dụng tiếp tục giảm mạnh đồng loạt từ 377 - 665 đồng/lít/kg.
Thuế của Mỹ khiến ngành năng lượng mặt trời chuyển hướng sang Đông Nam Á
Việc Mỹ tuyên bố áp thuế hơn 3.500% đối với các tấm pin năng lượng mặt trời từ Đông Nam Á đang buộc nhiều nhà sản xuất phải tìm kiếm thị trường mới tiềm năng...
Xem nhiều




