Điểm danh các ngân hàng cho vay vượt huy động trong quý III/2022
Cho vay vượt huy động thể hiện năng lực hoạt động của một ngân hàng trong việc tìm kiếm khách hàng và giải ngân các khoản vay. Tuy nhiên điều này cũng có thể khiến các ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản và áp lực tăng lãi suất để hút thêm tiền.

Đứng đầu nhóm 11 ngân hàng cho vay vượt huy động trong quý III/2022 là hai cái tên quen thuộc - Ngân hàng VPBank và SeABank. Đây cũng là hai ngân hàng dẫn đầu về tỷ lệ cho vay/huy động tính đến cuối quý II/2022.

VPBank dẫn đầu tỉ lệ cho vay/huy động
VPBank đang cho vay nhiều gấp rưỡi số lượng tiền gửi của khách hàng gửi vào ngân hàng này, tỷ lệ dư nợ/tiền gửi tăng 12,3 điểm % so với quý trước. VPBank vốn sở hữu FE Credit, công ty tài chính chiếm gần một nửa thị phần cho vay tiêu dùng với hơn 12 triệu khách hàng - theo thông tin từ công ty.
Hết quý III, chỉ số dư nợ/tiền gửi của Techcombank tăng hơn 6,9 điểm % so với quý II, vượt qua LienVietPostBank để xếp hạng 3 các ngân hàng có tỷ lệ dư nợ/tiền gửi cao nhất quý III.
Tỷ lệ dư nợ/tiền gửi của ngân hàng VIB và HDBank đều tăng xấp xỉ quanh mức 7 điểm %, lần lượt đưa 2 ngân hàng này lên vị trí thứ 4 và thứ 5 trong danh sách.
Trong khi đó, LienVietPostBank đã lùi về hạng 6 sau khi chỉ số dư nợ/tiền gửi giảm 4,4 điểm % so với quý trước.

8 ngân hàng: VPBank, SeABank, Techcombank, VIB, HDBank, LienVietPostBank, MSB và Bản Việt đều cho vay vượt huy động trong hai quý liên tiếp, đồng thời là nhóm dẫn đầu bảng xếp hạng. Danh sách chưa được cập nhật đủ do một số ngân hàng có tỷ lệ cao như BIDV, SHB, OCB, Vietinbank… chưa cập nhật báo cáo.
Áp sát top 10 là một cái tên mới - Ngân hàng ACB. Sau khi tăng nhẹ 0,7 điểm % trong quý III, hiện chỉ số dư nợ/tiền gửi của ACB đạt 102,61%.
Các ngân hàng có tỷ lệ dư nợ/tiền gửi cao thể hiện hoạt động cho vay rất sôi nổi, tận dụng tối đa nguồn vốn huy động của ngân hàng để nâng cao lợi nhuận.
Tuy nhiên, cho vay nhiều hơn lượng tiền gửi khách hàng sẽ ảnh hưởng tới tính thanh khoản của ngân hàng. Khi phát sinh những tình huống ngoài dự kiến, ngân hàng dễ gặp phải vấn đề thanh khoản.
Đa dạng hình thức huy động vốn
Để huy động thêm vốn phục vụ hoạt động cho vay, các ngân hàng buộc phải phát hành các loại giấy tờ có giá như kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu,...
Ngân hàng SeABank là một ví dụ. Cuối quý III, tiền gửi khách hàng của SeABank chỉ tăng 3% so với đầu năm, nhưng phát hành giấy tờ có giá tăng 19%, chủ yếu là trái phiếu có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 5 năm.
Bản Việt là một trong số ít các ngân hàng ghi nhận số dư tiền gửi khách hàng cuối quý III giảm 8,5% so với đầu kỳ. Trong kỳ, ngân hàng đã phát hành hơn 2.000 tỷ đồng giấy tờ có giá dài hạn đủ điều kiện tính vào vốn tự có và cho vay dài hạn để bù đắp vào khoản thiếu hụt vốn do cho vay nhiều hơn lượng tiền gửi.
Ngoài việc tăng cường phát hành các giấy tờ có giá, các ngân hàng cũng đã bắt đầu tham gia cuộc đua tăng lãi suất huy động nhằm hút tiền về.
Sản phẩm tiền gửi Prime Savings của VPBank vừa nâng lãi suất tháng đầu lên tới 10,02%. Ngân hàng Bản Việt cũng vừa đưa ra mức lãi suất 8,9%/năm, áp dụng đối với kỳ hạn 6 và 12 tháng với các khoản tiền gửi trên 100 triệu đồng…

Dần về cuối năm, nhiều ngân hàng đã sử dụng gần hết hạn mức tăng trưởng tín dụng khiến hoạt động cho vay được kiềm chế. Đồng thời, sau 2 lần Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng lãi suất điều hành, mặt bằng lãi suất huy động liên tục tăng vọt, cao nhất lên đến 9,5%/năm. Nhờ đó, các ngân hàng thu hút được lượng lớn tiền gửi.
Bên cạnh các ngân hàng được NHNN cấp thêm hạn mức tín dụng hồi trung tuần tháng 9, những ngân hàng còn lại sẽ phải xoay sở để cân đối dòng vốn tín dụng của mình.
Tỷ lệ dư nợ/tiền gửi thấp giúp ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt, có thể tăng trưởng tối đa trong hạn mức tín dụng được cấp. Đồng thời, ngân hàng dễ dàng đáp ứng hàng loạt yêu cầu rút tiền cùng lúc và không quá căng thẳng việc nâng lãi suất thu hút tiền gửi.
Mục tiêu cuối cùng của các ngân hàng thương mại vẫn là lợi nhuận, được đóng góp chủ yếu bởi nguồn thu nhập lãi cho vay. Do đó, nếu cho vay quá ít so với số vốn huy động được, chứng tỏ ngân hàng chưa tối ưu tốt hoạt động kinh doanh chính.
Tính thanh khoản của một ngân hàng được kiểm soát chặt chẽ bằng các quy định về tỷ lệ LDR (Loan to Deposit Ratio). Các ngân hàng thương mại cho biết họ phải báo cáo về tỷ lệ này với NHNN mỗi ngày.
NHNN chưa từng công bố chỉ số của từng ngân hàng và ngân hàng cũng không chủ động công khai tỷ lệ này.
Hiện nay, NHNN yêu cầu mức LDR tối đa của ngân hàng thương mại là 85%. Thông tư 07/2022/TT-NHNN quy định công thức tính LDR tương đối phức tạp, đòi hỏi các khoản mục không được hạch toán cụ thể trên báo cáo tài chính.
Vì thế, cách tính chỉ số LDR dựa vào số dư tiền gửi và cho vay trên báo cáo tài chính của các ngân hàng không phản ánh chính xác tuyệt đối mà chỉ là “tạm tính”.
Tỷ lệ dư nợ/tiền gửi đề cập trong bài viết được trích dẫn từ số liệu của FiinPro, sử dụng cách tính khác với NHNN nên về cơ bản các ngân hàng vẫn đảm bảo tỷ lệ LDR đúng quy định.
TIN LIÊN QUAN
-
Hàng loạt ngân hàng giảm nợ xấu, nhưng VietBank lại ghi nhận… nợ xấu 'tăng vọt' lên 4,33%
-
Các ngân hàng còn có thể cho vay bao nhiêu từ nay đến cuối năm?
-
Liên tục tăng nóng, ngân hàng nào đang có lãi suất huy động cao nhất?
-
Ngân hàng ACB đạt gần 90% chỉ tiêu lợi nhuận năm chỉ sau 9 tháng
-
Các ngân hàng đua nhau trưng biển lãi suất cao chót vót để hút khách gửi tiền
Điểm tin ngân hàng ngày 3/7: Tín dụng năm 2025 có thể tăng 16,8%, vượt mục tiêu của NHNN
Tín dụng năm 2025 có thể tăng 16,8%, vượt mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước; Giảm lãi suất vay mua nhà xã hội cho người dưới 35 tuổi;...
Điểm tin ngân hàng ngày 1/7: Lãi suất ngân hàng có tín hiệu điều chỉnh tăng
Nhiều ngân hàng cơ cấu lại nhân sự cấp cao; Lãi suất ngân hàng có tín hiệu điều chỉnh tăng; Ngân hàng ngoại “hụt hơi” trên đường đua tăng trưởng…
Ngân hàng NCB liên tục tăng vốn nghìn tỷ đồng, mục tiêu tổng tài sản hơn 135.000 tỷ
Liên tục tăng vốn điều lệ lên gấp gần 3 lần chỉ trong vòng 3 năm, Ngân hàng NCB hướng tới sự phát triển bền vững, mở rộng quy mô hoạt động,...
Ngày đầu tháng 7, giá vàng tăng gần 1 triệu đồng
Mở đầu tháng 7, giá vàng tăng mạnh 800.000 đồng/lượng, vượt 120 triệu đồng.
ACB vừa phát hành thành công 10.000 tỷ đồng từ hai lô trái phiếu
Chỉ trong hai ngày cuối tháng 6, ACB đã phát hành thành công hai lô trái phiếu trị giá 10.000 tỷ đồng, cho thấy động thái đẩy mạnh huy động vốn của ngân hàng.
Cơ hội trúng iPhone 16 Pro max & vàng 999.9 khi chuyển tiền quốc tế tại SHB
Với mong muốn giúp khách hàng cá nhân trải nghiệm dịch vụ chuyển tiền quốc tế nhanh chóng, an toàn, đồng thời đón tài lộc vàng, từ ngày 01/07 đến 30/09/2025, Ngân hàng Sài Gòn...
Sacombank 4 năm liền dẫn đầu lĩnh vực ngoại hối và thị trường vốn
Sacombank tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng khi lần thứ 4 liên tiếp được Tạp chí tài chính quốc tế The Asset bình chọn là “Ngân hàng có...
Điểm tin ngân hàng ngày 30/6: Nhiều ngân hàng chuẩn bị trả cổ tức, thưởng cổ phiếu cho cổ đông
Thị trường trái phiếu phục hồi mạnh trong tháng 5; Thị trường trái phiếu phục hồi mạnh trong tháng 5; Vietcombank công bố kết quả kinh doanh tích cực 6 tháng đầu năm; Tín dụng...
Phó Tổng Giám đốc VietinBank: Nghị quyết 68 là cầu nối quan trọng giữa ngân hàng và doanh nghiệp
Bà Nguyễn Bảo Thanh Vân, Phó Tổng Giám đốc VietinBank nhấn mạnh: "Chúng tôi tin rằng, Nghị quyết 68 là cầu nối quan trọng giữa ngân hàng và doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ...
Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: MB ra mắt giải pháp chi lương siêu tốc
Nhiều ngân hàng đã có những động thái quan trọng nhằm mở rộng dịch vụ và thu hút khách hàng với hàng loạt diễn biến đáng chú ý liên quan đến hoạt động kinh doanh...
Điểm tin ngân hàng ngày 28/6: VietABank sắp niêm yết gần 540 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE
VPBank tài trợ 75 triệu USD cho Amata City Hạ Long; Người dân gửi hơn 400.000 tỷ đồng vào ngân hàng chỉ trong 3 tháng đầu năm; Tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu tăng...
Vốn tín dụng là "nhiên liệu" cho cỗ xe kinh tế tư nhân bứt tốc từ Nghị quyết 68
Tại Tọa đàm “Phát huy vai trò của các ngân hàng thương mại trong thực hiện Nghị quyết 68” ngày 27/6, các chuyên gia đều thống nhất rằng: vốn tín dụng chính là “xăng” cho...
Sacombank đạt 2 giải thưởng VIE 10 và ESG 10 - khẳng định mục tiêu kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững
Sacombank vừa được vinh danh Top 10 Ngân hàng đổi mới sáng tạo và kinh doanh hiệu quả 2025 (VIE 10) và Top 10 Ngân hàng ESG Việt Nam Xanh 2025 (ESG 10) do Báo...
Eximbank được chấp thuận chuyển trụ sở chính ra Hà Nội
Ngày 24/06, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính tại Hà...
Điểm tin ngân hàng ngày 27/6: Dòng vốn tín dụng đẩy mạnh vào phân khúc nhà ở giá rẻ
Tạm dừng một số hệ thống thuế điện tử đến ngày 1/7; VietABank được chấp thuận tăng vốn lên hơn 8.100 tỷ đồng; VPBank bổ nhiệm loạt nhân sự mới cho GPBank, đẩy nhanh...
VPBank được nới room ngoại, đặt mục tiêu lợi nhuận tỷ USD
Năm 2025, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank - Mã: VPB) đặt mục tiêu lợi nhuận gần 25.300 tỷ đồng. Kết thúc quý I/2025, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5.015 tỷ...
Trái phiếu xanh: Công cụ tài chính quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero
Sáng 26/6/2025, tại tọa đàm trực tuyến “Phát triển thị trường trái phiếu xanh: Tìm kiếm cơ hội trong hành trình tiến đến Net Zero”, các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách và đại...
BIDV và FinFan hợp tác thúc đẩy các giải pháp thanh toán xuyên biên giới
Ngày 25/06/2025 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (BIDV Thăng Long) và Công ty Cổ phần Nhất Phương (FinFan) đã ký kết Biên...
Chứng khoán Techcombank chuẩn bị chào bán 231 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng
Chứng khoán Kỹ thương - TCBS (Chứng khoán Techcombank), công ty có vốn điều lệ lớn nhất trong ngành, chuẩn bị chào bán 231 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
Xem nhiều




