Giá dầu thế giới có thể giảm tới mức nào?
Giá dầu Brent trong năm 2025 liệu có thể rơi xuống mức bao nhiêu? Đó là câu hỏi mà AFP đã đặt ra cho Diana Furchtgott-Roth, Giám đốc Trung tâm Khí hậu, Năng lượng và Môi trường thuộc Heritage Foundation, trong một cuộc phỏng vấn độc quyền gần đây.

Bà Furchtgott-Roth nhận định: “Tôi không cho rằng giá dầu sẽ rớt xuống dưới mức 55 USD/thùng trong thời gian dài”, tuy nhiên, bà cũng cảnh báo rằng thị trường vẫn rất khó đoán và có thể thay đổi bất cứ lúc nào.
Phân tích thêm, bà nói: “Giá dầu có thể giảm nếu nguồn cung tăng hoặc nhu cầu suy yếu. Cung có thể tăng nếu Mỹ tăng cường khai thác, trong khi nhu cầu có thể giảm nếu Mỹ hoặc các nền kinh tế lớn khác rơi vào suy thoái”.
Theo bà, yếu tố quyết định lớn nhất đến giá dầu là triển vọng kinh tế vĩ mô. Dẫn báo cáo từ tổ chức Blue Chip, bà cho biết nền kinh tế Mỹ có thể tăng trưởng chững lại trong năm nay, do ảnh hưởng từ các chính sách thuế mới, nhưng chưa đến mức rơi vào suy thoái.
“Thị trường lao động Mỹ vẫn đang khá ổn định, với tỷ lệ thất nghiệp dưới 4,5%”, bà Furchtgott-Roth bổ sung.
Giá dầu Brent đang ở mức thấp nhất trong 4 năm qua
Theo một báo cáo hôm 9/4 từ Ngân hàng SEB gửi cho AFP, Ole R. Hvalbye – chuyên gia phân tích hàng hóa của ngân hàng này – cho biết giá dầu Brent đã giảm mạnh, xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2021 đến nay.
“Tính từ khi thị trường mở cửa hôm trước, giá dầu Brent đã giảm thêm 4 USD/thùng, chạm mốc 60,9 USD/thùng – mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua”, ông Hvalbye cho biết.
Một báo cáo khác từ Stratas Advisors, công bố vào cuối ngày thứ Hai, cũng cho thấy xu hướng đi xuống của giá dầu. Cụ thể, giá dầu Brent kết thúc tuần trước ở mức 64,59 USD/thùng, giảm so với 66,01 USD/thùng của tuần trước đó.
Stratas giải thích rằng đợt giảm giá này xuất phát từ hai yếu tố chính: Chính quyền Mỹ công bố các mức thuế mới cao hơn dự kiến, và OPEC+ đồng ý nới lỏng cắt giảm sản lượng kể từ tháng 5 – với mức tăng sản lượng lên tới 411.000 thùng/ngày, cao hơn nhiều so với con số dự báo ban đầu là 135.000 thùng/ngày.
Thị trường dầu mỏ chao đảo vì bất ổn chính sách và làn sóng bán tháo của các quỹ đầu tư
Một lần nữa, triển vọng nhu cầu dầu đang trở nên khó lường khi thị trường đối mặt với những bất ổn liên quan đến chính sách thuế, và ảnh hưởng của chúng tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Trong báo cáo gửi AFP vào cuối ngày thứ Hai tuần này, ông Paul Horsnell – Trưởng bộ phận Nghiên cứu Hàng hóa của Ngân hàng Standard Chartered – cùng các chuyên gia của ông cho biết, các quỹ đầu tư đã bán ròng tới 219,5 triệu thùng dầu chỉ trong tuần bắt đầu từ ngày 2/4. Đây là mức bán ròng cao nhất từ trước tới nay.
“Con số này thậm chí còn vượt xa bất kỳ tuần nào trong giai đoạn đỉnh đại dịch COVID-19, và lớn hơn cả tổng lượng bán ròng của hai tuần tồi tệ nhất trong thời kỳ đó cộng lại”, báo cáo nhấn mạnh.
Các chuyên gia cho biết thêm, trong 3 tuần trước đó, các quỹ đã mua vào 140,7 triệu thùng hợp đồng mua ròng. Nhưng chỉ trong một tuần, lượng bán ra không chỉ xóa sạch toàn bộ lượng mua, mà còn vượt thêm 50%.
Ngoài ra, các chỉ báo khác cũng cho thấy xu hướng các quỹ quay sang bán khống rất mạnh. “Chỉ số vị thế của các nhà quản lý quỹ trên thị trường dầu thô mà chúng tôi theo dõi đã giảm kỷ lục – từ mức 71,3 điểm xuống còn âm 59,1 điểm. Riêng với hợp đồng dầu WTI, chỉ số này tụt xuống mức âm 100,0”, báo cáo nêu rõ.
Khoảng 80% lượng bán ròng đến từ việc các quỹ đóng vị thế mua (thoát khỏi trạng thái đầu tư), còn lại 20% là mở các vị thế bán mới.
Thị trường năng lượng tổn thất hàng chục tỷ USD
Một báo cáo khác từ nhóm nghiên cứu JPM Commodities Research cũng gửi tới AFP vào cuối ngày thứ Hai cho thấy, tổng giá trị các hợp đồng mở trên thị trường năng lượng toàn cầu đã giảm tới 18,6 tỷ USD trong một tuần – tương đương mức giảm 3%.
Phần lớn mức sụt giảm này đến từ các hợp đồng dầu thô và sản phẩm tinh chế, với lượng vốn bị rút ra khoảng 2 tỷ USD, trong bối cảnh giá dầu tiếp tục giảm mạnh trên toàn thị trường.
Trước tình hình này, các chiến lược gia dầu mỏ của JPM đã hạ dự báo giá dầu Brent xuống còn 66 USD/thùng (với dầu WTI là 62 USD) cho giai đoạn 2025–2026, so với mức dự báo trước đó là 73 USD. Thậm chí, trong kịch bản bi quan hơn, mục tiêu giá có thể giảm về mức 58 USD/thùng (54 USD với dầu WTI), do lo ngại ngày càng gia tăng về bất ổn thương mại toàn cầu, và khả năng phản ứng khó đoán từ phía OPEC.
Không chỉ dầu mỏ, thị trường khí đốt cũng chứng kiến xu hướng tương tự. Tổng giá trị các hợp đồng mở đã giảm 8 tỷ USD trong tuần qua, chủ yếu do dòng vốn rút ra lên đến 2,8 tỷ USD, cùng với đà lao dốc của giá khí trên toàn cầu.
Các kịch bản giá dầu trong năm 2025: Nhiều dự báo, nhiều bất định
Nhà Trắng, Bộ Năng lượng Mỹ, Viện Dầu khí Hoa Kỳ (API) và OPEC hiện chưa đưa ra bình luận về báo cáo của Stratas Advisors và nhóm JPM Commodities Research.
Trong khi đó, nhóm phân tích của Goldman Sachs, trong báo cáo gửi đến AFP hôm thứ Hai tuần này, dự báo rằng giá dầu Brent có thể giảm xuống dưới 40 USD/thùng. Tuy nhiên, theo kịch bản cơ sở – kịch bản được đánh giá là có khả năng xảy ra cao nhất – ngân hàng này dự báo giá dầu Brent giao ngay sẽ trung bình ở mức 66 USD/thùng trong năm 2025. Cũng theo Goldman Sachs, giá hợp đồng tương lai dầu Brent trong năm nay sẽ dao động quanh mức trung bình 63 USD/thùng.
BMI, đơn vị nghiên cứu thuộc Fitch Group, cũng đưa ra dự báo tương tự. Trong báo cáo gửi AFP hôm thứ Hai, BMI ước tính giá dầu Brent trung bình năm 2025 sẽ vào khoảng 68 USD/thùng.
Bên cạnh đó, báo cáo Triển vọng Năng lượng Ngắn hạn mới nhất được công bố ngày 10/4, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự báo giá dầu Brent giao ngay trong năm nay sẽ trung bình ở mức 67,87 USD/thùng.
Trong một báo cáo khác của Standard Chartered, gửi AFP vào ngày 8/4, ngân hàng này dự báo giá hợp đồng tương lai dầu Brent giao gần trên sàn ICE sẽ đạt trung bình khoảng 77 USD/thùng trong năm 2025.
Nh.Thạch/AFP
TIN LIÊN QUAN
Đề xuất giữ nguyên mức giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đến hết năm 2026
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục duy trì mức giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu như hiện nay trong suốt năm 2026, thay vì điều chỉnh tăng trở...
Giá xăng dầu đồng loạt tăng trở lại từ 15h ngày 10/7
Chiều 10/7, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng sau hai kỳ giảm liên tiếp. Đây là lần tăng thứ 16 của xăng RON 95 kể từ đầu năm.
Tin tức kinh tế ngày 4/7: Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục mới về kim ngạch
Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục mới về kim ngạch; Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn, giảm thuế; Thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm đạt mức tăng trưởng vượt trội… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 4/7.
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 xuống dưới 20.000 đồng/lít
Theo thông báo từ Liên Bộ Công Thương - Tài chính, kỳ điều hành ngày 3/7, giá các mặt hàng xăng dầu đồng loạt giảm mạnh, đưa giá xăng RON 95 xuống dưới...
VPI dự báo giá xăng dầu giảm mạnh từ 6,8 - 7,5% trong kỳ điều hành ngày 3/7
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 3/7/2025,...
Cuộc chiến chống hàng giả: Không thể thắng nếu thực thi vẫn lỏng lẻo
Dù hành lang pháp lý chống hàng giả, hàng nhái đã được xây dựng tương đối đầy đủ, tuy nhiên theo các chuyên gia, điểm yếu nằm ở khâu thực thi,...
Giá bán lẻ xăng dầu đồng loạt giảm từ 0h ngày 1/7
Từ 0h00 ngày 1/7/2025, giá bán lẻ xăng dầu trong nước chính thức giảm đồng loạt theo thông báo của liên Bộ Công Thương - Tài chính, nhờ hiệu lực của chính sách giảm 2%...
Giá dầu hôm nay 1/7 duy trì sắc đỏ
Giá dầu thô khởi đầu tuần giao dịch với xu hướng giảm khi giới đầu tư dự đoán OPEC+ sẽ tiếp tục tăng nguồn cung vào tháng tới.
OPEC+ sẽ linh hoạt quyết định sản lượng dầu trong tháng 8
OPEC+ sẽ đưa ra quyết định về sản lượng dầu trong tháng 8 một cách linh hoạt tại cuộc họp sắp tới vào ngày 6/7, Nga xác nhận thông tin này, cũng như nhấn mạnh...
Giá khí đốt “lao dốc không phanh” trong tuần qua
Trong báo cáo gửi AFP hôm thứ Sáu, nhóm phân tích EBW Analytics Group cho biết giá khí đốt giao tháng 7 đã “lao dốc không phanh” trong tuần qua.
Giá dầu hôm nay 30/6 dự báo giảm nhẹ
Tuần vừa qua, giá dầu thế giới chứng kiến những phiên tăng, giảm trái chiều.
Giá dầu hôm nay 27/6 duy trì đà tăng nhẹ
Giá dầu thế giới duy trì đà tăng nhẹ khi nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tại Mỹ ở mức cao.
Giá xăng dầu tiếp tục đồng loạt tăng
Trong kỳ điều chỉnh ngày 26/6, giá xăng dầu tiếp tục tăng phiên thứ 5 liên tiếp. Từ đầu năm đến nay, xăng RON 95 tăng 15 lần, giảm 11 lần.
Giá dầu hôm nay 26/6 nhích tăng nhẹ
Giá dầu thế giới sáng nay nhích tăng nhẹ sau khi giảm mạnh trong các phiên giao dịch đầu tuần.
Bô Y tế cảnh báo khẩn vụ phát hiện dầu ăn cho động vật được dùng cho người
Dầu chăn nuôi bị hô biến thành dầu ăn cho người, len lỏi vào bếp ăn, hàng quán, vừa bị lực lượng chức năng phát hiện tại Hưng Yên.
VPI dự báo giá xăng vẫn duy trì đà tăng 2,8-3,2% trong kỳ điều hành ngày 26/6
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 26/6/2025, giá xăng bán lẻ có thể vẫn duy trì...
Giá dầu hôm nay 25/6 tăng nhẹ trở lại sau khi giảm mạnh
Giá dầu thế giới tiếp tục ghi nhận đà giảm mạnh khi thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Iran làm hạ nhiệt rủi ro nguồn cung dầu tại Trung Đông.
Cú sốc địa chính trị thế giới: Giá dầu sẽ đi về đâu?
Việc Mỹ không kích các cơ sở hạt nhân của Iran liệu có tiếp tục đẩy giá dầu tăng cao, hay thị trường sẽ phớt lờ nguy cơ Iran phong tỏa eo biển Hormuz và...
Xuất khẩu 'vàng đen' của Việt Nam tiếp tục tăng mạnh
Thống kê của Cục Hải quan cho thấy, 5 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu hạt tiêu - mặt hàng được ví như “vàng đen” của Việt Nam - đạt 99.900 tấn...
Xem nhiều




