Hà Nội: Phấn đấu giải ngân đầu tư công 6 tháng cuối năm cao gấp 2 lần 6 tháng đầu năm
Công tác giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã có chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm 2023, nhưng khối lượng công việc trong 6 tháng cuối năm vẫn còn rất lớn, đỏi hỏi sự nỗ lực cao từ các cấp để hoàn thành kế hoạch đã đề ra.
![]() |
Hà Nội mới hoàn thành 33,9% kế hoạch
Trong 6 tháng đầu năm 2023, toàn Thành phố Hà Nội đã giải ngân 15.930,7 tỷ đồng vốn đầu tư công, tương đương 33,9% kế hoạch. Kết quả này khả quan hơn cùng kỳ năm 2022 và mức trung bình của cả nước trong đầu năm 2023. Tiến độ triển khai công tác chuẩn bị đầu tư đã có nhiều chuyển biến rõ rệt ở một số ngành, lĩnh vực.
Tuy nhiên, thực tế cũng còn tồn tại không ít các vướng mắc, hạn chế trong từng ngành, lĩnh vực làm kìm hãm, ảnh hưởng đến kết quả triển khai đầu tư công của thành phố. Nhiều dự án, công trình vẫn chậm tiến độ.
Trước tình hình còn nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian tới, nhiệm vụ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công còn lại của năm 2023 là rất lớn để hoàn thành mục tiêu giải ngân toàn thành phố đạt trên 95% kế hoạch đề ra. Để làm được như vậy, lượng vốn phải giải ngân trong 6 tháng cuối năm sẽ cao gấp khoảng 2,16 lần so với 6 tháng đầu năm.
Chính vì thế, để có thể hoàn thành nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công trong xây dựng cơ bản trong 6 tháng cuối năm, UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị có trách nhiệm tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch đầu tư công theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thành ủy, HĐND và UBND thành phố.
Người đứng đầu các đơn vị cần nêu cao tinh thần chủ động, xác định hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư của các ngành, lĩnh vực là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng từ nay đến cuối năm 2023 bên cạnh nhiệm vụ giải ngân kế hoạch đầu tư công.
Tập trung giải quyết điểm nghẽn giải phóng mặt bằng
Căn cứ tình hình triển khai giải ngân vốn đầu tư công trong 6 tháng đầu năm 2023, thành phố đánh giá công tác giải phóng mặt bằng vẫn là khâu yếu, tập trung nhiều khó khăn vướng mắc và là điểm nghẽn của các dự án, đặc biệt là đối với các dự án thuộc lĩnh vực giao thông.
Để tháo gỡ điểm nghẽn này, UBND Thành phố Hà Nội đã yêu cầu các chủ đầu tư rà soát, thống kê toàn bộ các dự án trên địa bàn thành phố có vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, tham mưu Ban cán sự Đảng UBND thành phố báo cáo Thường trực Thành ủy xem xét cho ý kiến về chủ trương, phương án xử lý dứt điểm.
Các chủ đầu tư cũng phải tập trung nghiên cứu, đề xuất giải pháp tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập đối với các dự án đầu tư từ nhóm A theo quy định (bao gồm các dự án trọng điểm nhóm A đã quyết định chủ trương đầu tư).
Việc làm này sẽ góp phần giải quyết dứt điểm tình trạng chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng không đáp ứng tiến độ xây dựng, làm kéo dài thời gian thực hiện, đội vốn đầu tư, dẫn đến phải điều chỉnh dự án nhiều lần, gây lãng phí, thiệt hại cho nhà nước, doanh nghiệp, không đảm bảo chất lượng thi công...
![]() |
Bàn giao toàn bộ mặt bằng sạch dự án đường Vành đai 4 trong năm 2023
Đối với các dự án trọng điểm của thành phố trong giai đoạn 2021 - 2025, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị liên quan khẩn trương xây dựng, tham mưu UBND thành phố ban hành Kế hoạch triển khai các công trình trọng điểm, trong đó xác định lộ trình công việc phải hoàn thành theo từng quý, năm.
Việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù thí điểm áp dụng cho các dự án trọng điểm có vai trò rất quan trọng để khơi thông, thúc đẩy tiến độ đối với nhóm dự án này.
Trong thời gian tới, Sở Kế hoạch và Đầu tư cần tập trung đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị được giao nhiệm vụ khẩn trương hoàn thiện hồ sơ báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án (cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên; cầu Trần Hưng Đạo...) để trình thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư theo đúng chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố.
UBND các quận, huyện trên tuyến đường Vành đai 4 đi qua chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, bàn giao toàn bộ mặt bằng sạch trong năm 2023 cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố và các nhà thầu để triển khai thi công theo tiến độ dự án thành phần 2.1 thuộc Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố chủ trì, phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch, tiến độ triển khai công tác giải phóng mặt bằng, chuẩn bị các điều kiện khởi công 2 dự án trọng điểm, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 10/08/2023.
Dự án thứ nhất là xây dựng tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long, đoạn nối từ Quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình. Dự án thứ hai là xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long.
Bên cạnh đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng được giao nhiệm vụ đôn đốc, theo dõi tiến độ thực hiện các dự án sử dụng vốn ODA như dự án Xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội đoạn Nhổn – ga Hà Nội (phấn đấu đưa công trình vào khai thác, vận hành vào cuối năm 2023)…
Dự án “Đầu tư xây dựng tổ hợp truyền thông đa phương tiện Thủ đô - Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội” có lộ trình phê duyệt chủ trương đầu tư chậm nhất vào đầu năm 2024, phấn đấu khởi công xây dựng công trình trong giai đoạn 2021 - 2025. Hai dự án cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa khoa Hà Đông và bệnh viện đa khoa Sơn Tây cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các thủ tục đầu tư theo quy định và sớm triển khai thực hiện.
TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch gửi thông báo về mức thuế quan cho các nước vào hôm nay, dự kiến có 100 quốc gia nhận mức thuế quan...
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ
Trong 5 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với sự mở rộng về quy mô lực lượng lao động và cải thiện chất lượng...
Quy mô nền kinh tế AI tại Việt Nam dự kiến đạt 120 - 130 tỷ USD
Ngày 12/6, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia-NIC (Bộ Tài chính) phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Tập đoàn Tư vấn Boston Consulting Group (BCG)...
Người dân, doanh nghiệp tiếp tục dùng giấy tờ cũ sau sáp nhập
Sáng 12/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, giảm số tỉnh, thành phố từ 63 xuống còn 34. Nghị quyết có...
Xem nhiều




