Hàng không qua thời hoàng kim, phi công lao đao tìm việc sau đại dịch
Covid-19 khiến ngành hàng không quốc tế đã trải qua một năm 2020 tồi tệ nhất lịch sử với khoản lỗ hơn 510 tỷ USD. Hơn 1 triệu nhân lực hàng không đã bị cắt giảm, và con số này chưa thể dừng lại trong năm 2021. Từ nghề được khao khát bậc nhất, phi công và tiếp viên hàng không rơi vào cảnh lao đao, chật vật tìm cách sống sót.
Phi công chạy xe ôm, mở tiệm cắt tóc để tồn tại trong đại dịch
Kosit Rattanasopon là tiếp viên trưởng của hãng Orient Thai Airlines (Thái Lan), công việc được nhiều người mơ ước, với mức lương cao chót vót, cuộc sống đầy đủ vật chất. Nhưng khi Covid-19 tàn phá khắp thế giới, các chuyến bay cắt giảm, Kosit Rattanasopon bị mất việc, và phải chật vật tìm cơ hội mới.
Tiếp viên trưởng của hãng của hãng hàng không Thái Lan chọn công việc giao hàng nhanh, lái xe máy đi khắp Bangkok giao đồ ăn để tìm cơ hội quay lại với nghề, dù anh cũng không chắc khi nào ngành hàng không mới quay lại được như trước.
"Tôi biết mọi thứ sẽ không quay trở về được như cũ, ít nhất 1 năm tới. Vì vậy, tôi cần tiếp tục làm công việc này. Nghề giao hàng không hấp dẫn như tiếp viên, nhưng nó vẫn mang lại thu nhập trong thời điểm khó khăn này", anh nói.
Kosit Rattanasopon làm tài xế Grab khi ngành hàng không bị ảnh hưởng nặng nề vì Covid-19.
Năm 2020, số lượng các chuyến bay tại Thái Lan đã giảm 55%, xuống còn 464.944 chuyến so với mức 1,04 triệu chuyến trong năm 2019. Hàng vạn lao động trong ngành hàng không như Kosit Rattanasopon rơi vào cảnh mất việc.
Tương tự, Thanun Khantatatbumroong là phi công của hãng Thai Lion Airways (Thái Lan) cũng đã chuyển từ "bầu trời" xuống "mặt đất" khi quyết định trở thành lái xe Grab và giao đồ ăn cho khách quanh Bangkok. Trong khi đó, nữ tiếp viên 37 tuổi Thawanan Thawornphatworakul đã sửa ngôi nhà mình thành cửa hiệu cắt tóc. Mỗi ngày cô kiếm được khoảng 450 baht (hơn 300.000 đồng), chỉ đủ trang trải các hóa đơn. Cô nhớ bầu trời, những bữa ăn sang trọng, nghỉ tại những khách sạn hạng nhất, đi lại khắp nơi trên thế giới. Nhưng rồi khi những giấc mơ đẹp qua đi, Covid-19 mang lại những ác mộng.
Không chỉ riêng Thái Lan, cắt giảm việc làm đang là xu hướng của ngành hàng không trên toàn thế giới. Theo số liệu từ Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA), từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 đã khiến doanh số ngành hàng không lỗ khoảng 510 tỷ USD, khiến hơn 1 triệu người làm việc trong ngành hàng không mất việc.
Tại Việt Nam, dù vẫn duy trì các chuyến bay nội địa nhưng các hãng hàng không đều không thể thoát khỏi tình trạng "lỗ nặng nề", theo các chuyên gia thị trường đánh giá là khó xác định được thời điểm phục hồi.
Điển hình là trường hợp hãng hàng không Quốc gia Việt Nam, ông Đặng Ngọc Hoà - Chủ tịch Vietnam Airlines cho biết, đến cuối tháng 12/2020, ước tính công ty mẹ lỗ hơn 12.000 tỷ đồng dù hãng bay đã chủ động điều chỉnh nguồn lực như: Tạm hoãn các hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, cắt giảm lương và thưởng của người lao động trong suốt năm 2020.
Trong đó, vị trí phi công từ tình trạng thiếu hụt chuyển sang dư thừa khoảng 47% nguồn lực. Buộc hãng phải cắt giảm lượng lớn các phi công là người nước ngoài lái các dòng máy bay thân rộng, ngưng sử dụng phi công trên 60 tuổi, số nhân sự khác buộc phải nghỉ không lương hoặc giảm hơn 52% thu nhập so với năm ngoái. Điều này đã khiến phần lớn phi công Việt Nam rơi vào tình cảnh hết sức khó khăn vì đột ngột thất nghiệp và khó duy trì chi phí cuộc sống.
Đối với những người phi công như Mark, 34 tuổi, đã từ bỏ công việc lập kế hoạch thị trấn ở London (Anh) vào năm ngoái, đầu tư 136.000 USD (hơn 3 tỷ đồng) để học nghề phi công. Nhưng rồi Covid-19 đến, anh mất việc làm hứa hẹn. "Nó giống như tất cả sự nghiệp sụp đổ dưới chân tôi vậy", anh nói với phóng viên tờ Reuters.
Hay Roman Savin (23 tuổi, người Nga) đã học hành chăm chỉ để trở thành phi công khi tuổi còn rất trẻ. Anh bắt đầu học bay từ năm 17 tuổi, hoàn thành khóa đào tạo vào năm 19 tuổi và bay lên bầu trời với tư cách phi công năm 20 tuổi. Tuy nhiên, Covid-19 đến và phá đi tất cả. Để tồn tại, Savin đang phải đi giao đồ ăn để tìm cách quay lại với nghề phi công.
Sự đảo chiều khó tin
Theo CNN, khoảng 20 hãng hàng không đã ngừng hoạt động hoặc tuyên bố phá sản trong năm qua. Hơn cả vụ khủng bố 11/9 hay cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, Covid-19 đang làm rung chuyển ngành hàng không về cốt lõi.
"Nhiều hãng bay sẽ biến mất vĩnh viễn. Ngành hàng không khó có khả năng phục hồi về mức trước Covid sớm nhất là cho đến nửa cuối năm 2022 - và thậm chí sau đó, ngành hàng không sẽ chỉ dành cho du lịch nội địa", CNN phân tích.
Để hỗ trợ các hãng hàng không, chính phủ các nước đã chi tới 173 tỷ USD nhằm ngăn chặn một thảm họa vỡ nợ hàng loạt trên toàn ngành. Dẫu vậy IATA cho biết rất nhiều hãng hàng không đã phải đảo nợ, bán mình hoặc sáp nhập để có thể tồn tại qua mùa dịch.
Các dự đoán cho thấy sớm nhất đến năm 2024, số lượng hành khách sử dụng dịch vụ hàng không vẫn sẽ chưa thể trở lại mức của năm 2019. Ngay cả với khoản hỗ trợ 173 tỷ USD của chính phủ các nước thì bình quân các hãng bay chỉ có đủ tài chính để sống sót trong vòng 8,5 tháng tới.
Vì thế, hàng triệu nhân viên hàng không còn phải đối mặt với viễn cảnh tồi tệ hơn trong thời gian tới khi các gói cứu trợ của chính phủ cạn kiệt.
Như tại Mỹ, các hãng hàng không có thể sẽ sa thải 225.000 lao động, điều mà trước đây họ không thể làm, để đổi lấy việc nhận viện trợ liên bang. Số người mất việc chiếm khoảng 30% tổng lực lượng lao động hàng không của Mỹ, bao gồm sa thải, nghỉ việc có lương và không lương cũng như nghỉ hưu sớm.
Ông Andre Allard, Chủ tịch cơ quan tuyển dụng hàng không AeroPersonnel có trụ sở tại Montreal (Canada), cho biết cuộc khủng hoảng đánh dấu sự đảo ngược mạnh mẽ. Những năm gần đây, nhiều hãng hàng không phải trả tiền thưởng từ 25.000 đến 30.000 USD để thu hút phi công mới, giờ ngược lại.
"Chúng tôi từng chạy theo các ứng cử viên", ông nói. "Bây giờ họ đang chạy theo chúng tôi".
Theo IATA, quá trình phục hồi của ngành hàng không thế giới sẽ rất lâu dài và khó khăn. Sự bất ổn về dịch bệnh tại các thị trường trọng điểm sẽ còn tác động mạnh đến toàn ngành và lực lượng lao động của ngành sẽ còn chật vật trong nhiều năm tới.
TIN LIÊN QUAN
Các doanh nghiệp bất động sản đã thực hiện được bao nhiêu phần trăm kế hoạch năm?
Dù năm 2024 đã qua 3/4 thời gian, song tiến độ thực hiện kế hoạch lợi nhuận năm 2024 của các doanh nghiệp bất động sản lại không mấy khả quan.
Ông chủ PNJ lại báo lãi khủng mỗi ngày trong tháng 10 'bỏ túi' hơn 7,2 tỷ đồng nhờ thị trường vàng sôi động
Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (mã chứng khoán PNJ) đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh 10 tháng đầu năm 2024...
Nhà Thủ Đức (Thuduc House) bị cưỡng chế thuế gần 100 tỷ đồng mỗi tháng
Hàng tháng, nhằm truy thu số tiền 365,5 tỷ đồng hoàn thuế chậm nộp, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh gửi quyết định cưỡng chế bằng hình thức trích từ tài khoản của Thuduc...
Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
Ngày 22/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
Chứng khoán SSI bị cơ quan thuế truy thu, xử phạt hơn 7 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (mã chứng khoán: SSI) vừa bị truy thu và xử phạt vi phạm hành chính về thuế hơn 7,3 tỷ đồng.
Becamex muốn phát hành 300 triệu cổ phiếu huy động 15.000 tỷ đồng để làm gì?
Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex, HoSE: mã chứng khoán BCM) vừa khởi động kế hoạch chào bán 300 triệu cổ phiếu ra công chúng...
SCIC muốn thoái hết vốn tại Xây lắp điện Quảng Nam
Theo đó, SCIC sẽ chào bán lô 540.000 cổ phần, tương đương 20% vốn điều lệ của công ty Xây lắp điện Quảng Nam, với giá khởi điểm cho cả lô là 6,65 tỷ đồng.
Phát hành cổ phiếu hoán đổi trái phiếu, CII vừa nâng vốn điều lệ lên hơn 3.197 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (HoSE: mã chứng khoán CII) vừa có văn bản thông báo đã nâng vốn điều lệ của doanh nghiệp lên 3.197,5 tỷ đồng.
Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam
Với số nộp ngân sách nhà nước năm 2023 ghi nhận đạt gần 95.000 tỷ đồng, Tập đoàn Dầu khí Việt nam (Petrovietnam) dẫn đầu VNTAX 200...
Doanh nghiệp bất động sản tìm cách trả nợ và hoán đổi nợ dịp cuối năm
Áp lực nợ vay tại nhiều doanh nghiệp bất động sản như TTC Land, Phát Đạt, Nam Long... ngày càng lớn khiến doanh nghiệp chọn cách chào bán cổ phiếu, trái phiếu để có nguồn...
PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) và Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống...
[Infographic] Hàng không Việt "cất cánh" trong quý III/2024
Lợi nhuận nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không tăng trưởng trong quý III nhờ lượng khách quốc tế, nội địa tăng mạnh...
Cổ phiếu vừa lên sàn, Asia Group (AIG) muốn đổi ngành nghề kinh doanh
Vừa lên sàn, giá cổ phiếu AIG của Công ty CP Nguyên liệu Á Châu (Asia Group, mã: AIG) liên tục giảm, khiến vốn hóa giảm hàng nghìn tỷ đồng chỉ sau hơn...
Khải Hoàn Land dự kiến mua lại 60.000 trái phiếu giá trị 60 tỷ đồng
HĐQT Khải Hoàn Land phê duyệt phương án mua lại trước hạn 20% số lượng trái phiếu KHGH2123001, tương đương khối lượng 60.000 trái phiếu. KHG dự kiến mua lại...
Lãi ròng tăng mạnh, chủ chuỗi nhà hàng Lucky tại sân bay Taseco Airs tạm ứng cổ tức tỷ lệ 15%
Lợi nhuận ròng của Taseco đạt gần 39 tỷ đồng, mức cao nhất trong vòng 5 năm qua, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2023. Taseco Airs (AST) tạm ứng cổ tức 15% năm 2024.
Đô thị Kinh Bắc chào bán 250 triệu cổ phiếu giá rẻ
HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HoSE: mã chứng khoán KBC) vừa thông qua quyết định chào bán 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 32,57% số cổ phiếu đang lưu hành, thời gian phát hành từ quý I – quý III/2025.
Chứng khoán DNSE (DSE) dự chi 165 tỷ đồng trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông
Công ty cổ phần Chứng khoán DNSE (mã chứng khoán DSE) vừa thông qua quyết nghị tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt.
Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Hùng Cường chưa thể nhận hết gần 21 triệu cổ phiếu thừa kế
Ông Nguyễn Hùng Cường, Chủ tịch HĐQT DIG đã nhận thừa kế 11.003.317 cổ phiếu DIG trong tổng đăng ký 20.753.317 cổ phiếu, tương ứng đạt 53% tổng đăng ký để nâng sở hữu từ 10,16%, lên 11,96% vốn điều lệ.
Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”
Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng...