Hiệp định EVFTA mở rộng cửa cho các nhà đầu tư EU đầu tư vào Việt Nam
Với nhiều ưu đãi thuế quan và gỡ bỏ các hạn chế tiếp cận thị trường trong nhiều lĩnh vực, EVFTA đã mở rộng cửa cho các nhà đầu tư EU tiếp cận và mở rộng đầu tư tại Việt Nam.
EVFTA giúp cho Việt Nam tăng cường nhập khẩu thiết bị máy móc
Tại Hội thảo công bố báo cáo “Đánh giá kết quả ba năm thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) đối với kinh tế Việt Nam”, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, giai đoạn 2020 - 2023 được xem là giai đoạn nhiều khó khăn và thách thức đối với kinh tế thế giới nói chung trong đó có Việt Nam. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) ký kết vào ngày 30/6/2019 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/8/2020 được kỳ vọng sẽ tạo thêm động lực quan trọng cho quá trình phục hồi kinh tế cho Việt Nam cũng như Liên minh châu Âu.
Theo TS. Trần Thị Hồng Minh, EU đã là một đối tác quan trọng của Việt Nam trong nhiều thập niên với những nỗ lực mở rộng hợp tác giữa hai bên cả về thương mại, đầu tư, du lịch, hỗ trợ phát triển chính thức. Theo đó, sự kỳ vọng đối với EVFTA là hoàn toàn dễ hiểu và kinh nghiệm từ việc thực hiện các FTA khác trong những giai đoạn trước đó đủ để các cơ quan, doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu Việt Nam hiểu rằng ký kết EVFTA chỉ là một điều kiện cần và để hiện thực hóa lợi ích từ EVFTA đòi hỏi phải có rất nhiều nỗ lực từ phía Việt Nam, Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp, các chủ thể có liên quan thì Việt Nam mới khai thác, tận dụng được tối đa những lợi ích mà Hiệp định thương mại EU mang lại.
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Ban Nghiên cứu tổng hợp CIEM cũng cho hay, trong 3 năm thực thi, EVFTA đã góp phần tạo điều kiện cho xuất khẩu vào EU phục hồi mạnh mẽ, nhất là trong hai năm đầu. Cụ thể, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU (không tính Anh) trong giai đoạn 2012 - 2022 có xu hướng mở rộng quy mô và đối tác, tốc độ tăng trưởng trung bình xuất khẩu đạt 10,5%/năm, nhập khẩu đạt 6,4%/năm.
![]() |
Trong giai đoạn 2020 - 2022, sau khi EVFTA được ký kết, xuất khẩu sang thị trường EU phục hồi từ mức giảm 1,8% năm 2020 lên tăng 14,2% năm 2021 và 16,8% năm 2022. Tác động đối với xuất khẩu vào EU trong năm thứ ba có phần kém tích cực hơn, có thể là do kinh tế thế giới nói chung và kinh tế EU nói riêng gặp những khó khăn do nhiều yếu tố (xung đột địa chính trị; xung đột Nga - Ukraine; tăng giá hàng hóa trên thị trường thế giới và áp lực lạm phát; lãi suất điều hành và các quy định đối với nhập khẩu có xu hướng gia tăng ở thị trường EU,…).
Theo kết quả nghiên cứu, EVFTA cũng giúp cho Việt Nam tăng cường nhập khẩu thiết bị máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại, góp phần cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, giúp tiêu chuẩn các sản phẩm tăng cao hơn và tăng khả năng gia nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới. Đối với đầu tư nước ngoài, tác động với dòng vốn đầu tư từ EU vào Việt Nam cũng cho thấy những cải thiện rõ rệt xét trong tổng thể kết quả thu hút FDI của Việt Nam.
7 khuyến nghị để tận dụng tối đa lợi thế từ EVFTA
Với nhiều ưu đãi thuế quan và gỡ bỏ các hạn chế tiếp cận thị trường trong nhiều lĩnh vực, EVFTA đã mở rộng cửa cho các nhà đầu tư EU tiếp cận và mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Tỷ trọng vốn đăng ký từ các nhà đầu tư EU tăng từ khoảng 5% tổng vốn đăng ký bình quân giai đoạn 2016 - 2020 lên mức 8,9% năm 2022 và 9,2% trong 6 tháng đầu năm 2023. Mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ của đại dịch COVID-19 bùng phát năm 2020, nhưng đầu tư từ EU vào Việt Nam ít nhiều đã tăng sau đại dịch. Hà Lan, Pháp, Luxembough, Đức, Đan Mạch, Bỉ lần lượt là 6 nhà đầu tư hàng đầu của EU vào Việt Nam. Dù vậy, nếu so sánh vốn đăng ký lũy kế tại thời điểm cuối tháng 7/2023 với vốn đăng ký lũy kế tại thời điểm 7/2020, có thể thấy tác động của EVFTA đối với thu hút vốn FDI từ EU còn tương đối khiêm tốn.
Ông Nguyễn Anh Dương cho biết, EVFTA đã phát huy vai trò thúc đẩy cải cách thể chế. Tuy nhiên, Việt Nam cần cân nhắc cách tiếp cận đối với một số cam kết trong một số lĩnh vực, tránh nội luật hóa một cách quá cứng nhắc và ảnh hưởng đến khả năng thích ứng của thị trường trong nước trước các diễn biến, bối cảnh mới.
Để khai thác tối đa lợi ích từ Hiệp định EVFTA trong bối cảnh cải cách thể chế kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam, Báo cáo của CIEM đã đưa ra 7 khuyến nghị cụ thể.
Thứ nhất, rà soát, hoàn thiện các quy định, văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình thực thi nhằm bảo đảm thực hiện đầy đủ, nhất quán các cam kết, trong đó có cân nhắc thực hiện một số điều chỉnh chính sách cao hơn cam kết nếu thực sự cần thiết và phù hợp với bối cảnh mới.
Thứ hai, tăng cường sự phối hợp đồng bộ từ trung ương tới địa phương.
Thứ ba, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về FTA tới các khối doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thứ tư, nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
Thứ năm, tăng cường và đổi mới các hoạt động xúc tiến thương mại, định hướng thị trường xuất khẩu nhằm tận dụng cơ hội từ EVFTA.
Thứ sáu, rà soát, đơn giản hóa các quy định, thủ tục về cấp giấy chứng nhận C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường đối tác.
Thứ bảy, chủ động nghiên cứu các nội dung liên quan đến cải cách cơ cấu nhằm hỗ trợ thực thi EVFTA.
Giảm 2% thuế VAT đến hết ngày 30/06/2024
Quốc hội đã đồng ý giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 1 1 2024 đến hết ngày 30 6 2024 nhưng không áp dụng với một số hàng hóa, dịch vụ, đã được quy định tại Nghị quyết số 43.
Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu cả nước về thu hút FDI
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư, tính đến 20/11/2023, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 56 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 11 tháng năm...
Đại biểu Quốc hội muốn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh được vay 30 tỷ USD làm đường sắt đô thị
Đại biểu Hoàng Văn Cường cho biết “rất tâm đắc” với đề xuất của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc cho phép Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh vay...
Điểm mặt những chiêu thức lừa đảo trực tuyến xuất hiện tuần qua
Cùng nhìn lại các tin tức nổi bật về lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam trong tuần qua, từ 20/11 đến 26/11 với series "Điểm tin tuần" của Trung tâm Giám sát an toàn...
Thanh Hóa chuẩn bị đấu giá trực tuyến 6 mỏ khoáng sản
Mới đây, Trung tâm đấu giá tài sản, Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa đã ban hành thông báo đấu giá tài sản quyền khai thác khoáng sản 6 mỏ với hình thức đấu giá...
TP HCM tung hàng loạt ưu đãi thu hút nhà đầu tư nước ngoài
Theo Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP HCM (ITPC), thành phố sẽ áp dụng nhiều chính sách ưu đãi đầu tư để giữ chân nhà đầu tư nước ngoài.
Giá xăng dầu giảm lần thứ 2 liên tiếp, RON95 về sát mốc 23.000 đồng/lít
Kể từ 15h chiều nay (23/11), giá xăng dầu bán lẻ đồng loạt được điều chỉnh giảm. Trong đó, xăng E5RON92 giảm 584 đồng/lít xuống còn 21.690 đồng/lít...
Doanh nghiệp Hoa Kỳ đến Bình Dương tìm cơ hội đầu tư
Ngày 21/11, Đoàn công tác chính quyền bang Oregon (Hoa Kỳ) do bà Katherine Lam - Ủy viên Hội đồng Cảng Poftland, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Khách sạn Bambuza...
Giá xăng có thể tiếp tục giảm vào ngày mai (23/11)
Trong kỳ điều hành ngày mai (23/11), giá xăng dầu trong nước được dự báo sẽ giảm từ 50 đồng/lít – 500 đồng/lít. Nếu dự báo này là chính xác, giá mặt hàng này sẽ...
Lùi việc thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sang kỳ họp sau
Quốc hội cho phép điều chỉnh thời gian thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) từ kỳ họp này sang kỳ họp gần nhất của Quốc hội để tiếp tục nghiên cứu...
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch
Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch nhằm tháo gỡ khó khăn,...
Việt Nam thuộc nhóm nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới 2024
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa có báo cáo Triển Vọng Kinh tế Thế giới, Việt Nam đứng thứ 20 trong danh sách nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất thế...
Quốc hội xem xét việc tiếp tục giảm thuế GTGT 2%
Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội thảo luận về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT).
Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 1123/CĐ-TTg ngày 18/11/2023 yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường quản lý...
Nhật Bản đối mặt với suy thoái kinh tế
Theo dữ liệu của chính phủ Nhật Bản công bố mới đây, nền kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng suy thoái trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9, chấm dứt...
Khi kinh tế Trung Quốc và Mỹ suy giảm
Giá dầu nhìn chung trong tuần qua giảm do lo ngại về nền kinh tế của Trung Quốc và Hoa Kỳ, do đó, lo ngại về nhu cầu tiếp tục chiếm ưu thế trước lo ngại về vấn đề địa chính trị sau khi có các chỉ số mới được công bố.
Nền kinh tế thế giới có thể chia thành các khối đối đầu nhau
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde hôm qua (17/11) đã lên tiếng cảnh báo rằng căng thẳng địa chính trị...
Thời gian điều hành giá xăng dầu vào thứ Năm hàng tuần
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 80/2023/NĐ-CP ngày 17/11/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 1/11/2021...
Triệt phá hàng loạt công ty luật, công ty tài chính hoạt động đòi nợ kiểu “xã hội đen”
Đại diện Cục Cảnh sát Hình sự cho biết, lực lượng Công an sau khi triệt phá hàng loạt các doanh nghiệp núp bóng và xử lý về hành vi cưỡng đoạt tài sản...
Xem nhiều




