Kiến nghị kiểm điểm loạt cán bộ tỉnh Thái Nguyên để xảy ra sai phạm liên quan đất đai, khoáng sản
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo chủ tịch tỉnh Thái Nguyên tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân lãnh đạo vì để xảy ra hàng loạt sai phạm trong quản lý đất đai, khai thác khoáng sản.
Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra số 1113/ TB-TTCP về công tác quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng và khai thác tài nguyên khoáng sản, đầu tư xây dựng tại một số dự án trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1/1/2010-31/12/2018.
Theo đó, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng chục dự án sử dụng đất không đúng quy định như Dự án Xây dựng Khu công nghiệp Điềm Thụy; Dự án cụm công nghiệp An Khánh 1; Dự án Xây dựng và Kinh doanh cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp số 3 Cảng Đa Phúc, huyện Phổ Yên; Dự án Khu dân cư sinh thái kiểu mẫu, phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên; Dự án khu nhà ở kết hợp thương mại, dịch vụ phường Quang Trung, thành phố Thái Nguyên; Dự án Xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Sông Công II; Dự án Xây dựng khu đô thị Hồ điều hòa Xương Rồng; Dự án Khu dân cư số 5, phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên; Dự án Khu dân cư HAVICO; ...
Trong kết luận này, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ việc quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều sai phạm.
15 dự án có vi phạm liên quan đến đất đai
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, tại dự án Xây dựng Khu công nghiệp Điềm Thụy- Khu A (180 ha), Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên có chủ trương cho phép Ban Quản lý các khu công nghiệp Thái Nguyên thu tiền thuê đất do nhà đầu tư thứ cấp ứng trước không đưa vào ngân sách Nhà nước mà trực tiếp sử dụng thực hiện đầu tư xây dựng là không đúng quy định.
Tổng diện tích đất khu công nghiệp tăng thêm là 11,1 ha nhưng Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên không xin ý kiến các bộ, ngành có liên quan.
Diện tích đất mở rộng ranh giới Khu công nghiệp về phía Tây khoảng 2,5 ha đã được xây dựng hạ tầng, nhà xưởng và cho nhà đầu tư thứ cấp thuê khi chưa được giao đất, cho thuê đất là vi phạm.
Thanh tra Chính phủ cho rằng, trách nhiệm này thuộc về Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Ban Quản lý các khu công nghiệp Thái Nguyên và các đơn vị có liên quan.
Tại Khu B của dự án này, Thanh tra Chính phủ cho rằng, việc phê duyệt giá đất chưa có cơ sở hạ tầng để cho thuê làm giảm tổng giá trị phát triển khu đất.
Tổng giá trị tiền thuê đất do tính thiếu hơn 4,6 tỷ đồng. Trách nhiệm thuộc về Sở Tài chính tỉnh là cơ quan chủ trì xác định, trình Hội đồng thẩm định giá đất của tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt.
Đối với dự án Xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Sông Công II. Việc UBND tỉnh Thái Nguyên chưa ban hành Quyết định về thành lập Khu công nghiệp Sông Công II là không đúng quy định tại khoản 2, Điều 8 và khoản 2, Điều 15 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
Dự án chưa được UBND tỉnh Thái Nguyên giao đất, cho thuê đất nhưng Ban quản lý các Khu công nghiệp Thái Nguyên đã thực hiện đầu tư Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Sông Công II là vi phạm Khoản 1 Điều 56 Luật Đất đai năm 2013. Trách nhiệm thuộc UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban QL các KCN Thái Nguyên, UBND TP Sông Công và các tổ chức và cả nhân có liên quan.
Tại dự án khu dân cư HAVICO, phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên, UBND tỉnh Thái Nguyên giao đất cho chủ đầu tư thực hiện dự án nhưng không theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất là không đúng quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Đất đai năm 2003. Trách nhiệm thuộc UBND tỉnh Thái Nguyên, các sở ngành liên quan và Chủ đầu tư
Dự án được phê duyệt thực hiện theo cơ chế thanh toán tiền đầu tư xây dựng hạ tầng khu dân cư cho nhà đầu tư bằng việc bù trừ bằng tiền thu cấp quyền sử dụng đất đã có hạ tầng nhưng thực chất là giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án. Trách nhiệm thuộc UBND tỉnh, Sở Kế hoạch & Đầu tư, UBND TP Thái Nguyên.
Việc định giá đất theo phương pháp so sánh trực tiếp đã lựa chọn diện tích các lô có diện tích lần lượt là 71,3 m 100 m2 và 100 m2 để so sánh là không tương đồng, chưa thực hiện đúng theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên & Môi trường. Trách nhiệm chính thuộc Sở Tài nguyên & Môi trường Hội đồng thẩm định giá và Công ty định giá.
UBND tỉnh Thái Nguyên chưa có quyết định phê duyệt phương án thu tiền sử dụng đất làm căn cứ để chủ đầu nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước theo quy định. Trách nhiệm thuộc UBND tỉnh Thái Nguyên, các sở ngành liên quan và Chủ đầu tư.
Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ cũng nêu một số sai phạm như: Không thực hiện đúng quy hoạch đã được phê duyệt, không đấu thầu dự án,… tại các dự án: Dự án Xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Sông Công 2; Dự án cụm công nghiệp An Khánh 1, huyện Đại Từ; Dự án Xây dựng Khu đô thị hồ điều hòa Xương Rồng; Dự án Khu dân cư Havico phường Đồng Quang; Dự án khu liên hợp chế biến Quaczit,...
Từ những sai phạm trên, Thanh tra Chính phủ yêu cầu Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên rà soát, xác định lại tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để truy thu phần chênh lệch giá bảo đảm đúng quy định của pháp luật, sát với giá thị trường tại thời điểm giao đất, cho thuê đất, không để thất thoát tài sản Nhà nước, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên chủ động xin ý kiến các bộ, ngành chức năng của Trung ương.
Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh và các cơ quan có liên quan rà soát lại các dự án được nêu để giảm trừ quyết toán đối với các khoản tiền thu chưa đúng và các khoản tiền khấu trừ chưa đúng quy định, trường hợp đã quyết toán thì thu hồi đầy đủ về ngân sách Nhà nước, không để thất thoát.
Gần 20 dự án khai thác khoáng sản có sai phạm
Trong kết luận, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra sai phạm tại hơn 10 dự án. Tổng số tiền thuế, phí doanh nghiệp nợ đọng và tiền sai phạm phát hiện qua thanh tra tại 13 dự án dự án là hơn 51 tỉ.
Cụ thể dự án đầu tư khai thác Mỏ than Suối Huyền thuộc xã An Khánh và xã Cù Vân, huyện Đại Từ, từ năm 2013 đến nay, công ty dừng ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường nhưng không thực hiện các thủ tục báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án. Công ty nợ đóng tiền cấp quyền khai khai thác khoáng sản 6,8 tỉ đồng.
Dự án đầu tư khai thác mỏ than Bá Sơn, xã Sơn Cẩm và Cổ Lũng, huyện Phú Lương, Công ty chưa thực hiện làm thủ tục để ký hợp đồng thuê đất đối với tổng diện tích 55,9 ha đang được giao quản lý, sử dụng là vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Khoáng sản năm 2010.
Công ty kê khai nộp thuế tài nguyên và phí BVMT thiếu khối lượng than cảm và đất làm gạch là 1.698,81 m với tổng số tiền còn phải nộp ngân sách là 71.525 283 đồng
Sản lượng khai thác là 28936,88 tấn than nhưng chưa nộp tiền cấp quyền khai thác từ 01/01/2014 đến 30/6/2015 là 571.400.081 đồng.
Tại dự án khai thác mỏ sắt Linh Nham, xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ của Công ty Đông Việt. Một số hạng mục, công trình bảo vệ môi trường xây dựng chưa đầy đủ là vi phạm khoản 2 Điều 33 Luật Khoáng sản năm 1996. Doanh nghiệp nợ đọng thuế tài nguyên là 1454.672.240 đồng; phí BVMT là 244.664.000 đồng.
Dự án khai thác mỏ chì kẽm Bó Tòong - Lũng Áp, xã Sảng Mộc, huyện Võ Nhai, đã tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản khi chưa có quyết định giao đất, thuê đất. Công ty nợ đọng tổng số nợ gần 3,5 tỉ đồng. Tương tự tại các dự án khác số tiền sai phạm, nợ đọng từ vài trăm triệu đến vài tỉ đồng.
Thanh tra Chính phủ giao Thanh tra tỉnh Thái Nguyên kiểm tra, rà soát để thu hồi về ngân sách tỉnh Thái Nguyên 51.002 triệu đồng tiền thuế, phí doanh nghiệp nợ đọng và tiền sai phạm phát hiện qua thanh tra tại 13 dự án dự án gồm: (01) mỏ than Bá Sơn, xã Sơn Cẩm và Cổ Lũng, huyện Phú Lương; (02) mỏ than Cát Nê, xã Cát Nê, huyện Đại Từ, xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên; (03) mỏ than Suối Huyền thuộc xã An Khánh và xã Cù Vân, huyện Đại Từ, (04) mỏ mangan-sắt Phú Tiến, xã Phú Tiến, huyện Định Hóa; (05) mỏ sắt Linh Nham, xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ; (06) mỏ chì kẽm Bó Tòong - Lũng Áp, xã Sảng Mộc, huyện Võ Nhai, (07) mỏ kẽm chì Cúc Đường, xã Cúc Đường, huyện Võ Nhai; (08) mỏ thiếc - bismut Tây Núi Pháo thuộc xã Hùng Sơn và Hà Thượng, huyện Đại Từ, (09) mỏ thiếc Đông Núi Pháo, xã Cù Vân, huyện Đại Từ, (10) mỏ đồng Khau Vàng tại xã Sảng Mộc, huyện Võ Nhai (11) mỏ đá cát kết xã Cù Vân, huyện Đại Từ; (12) mỏ Antimon Văn Lăng, xã Văn Lang, huyện Đồng Hỷ; (13) mỏ antimon Po Tên, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ.
Giao Thanh tra tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Cục thuế Thái Nguyên và roát các khoản thuế và phí về khai thác tài nguyên khoáng sản ở các dự án khác đảm bảo việc tính và thu đúng, thu đủ theo quy định của pháp luật.
Chỉ đạo, kiểm tra, rà soát việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ bảo môi trường trong khai thác khoảng sản đảm bảo đúng quy định pháp luật.
Kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo
Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND tỉnh Thái Nguyên, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện một số nội dung, cụ thể:
Đối với UBND tỉnh Thái Nguyên, tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh và khắc phục triệt để những tồn tại, thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý đất đai, đầu tư xây dựng và khai thác tài nguyên khoáng sản đã nêu trong kết luận thanh tra.
Xử lý đối với một số tồn tại, hạn chế, kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân gồm làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, TN&MT, Xây dựng, Công Thương, Cục thuế, Ban quản lý Khu công nghiệp, Ban quản lý các công trình giao thông tỉnh, Ban quản lý đầu tư xây dựng TP Thái Nguyên, Ban Sông Cầu, UBND TP Thái Nguyên, UBND TP Sông Công, UBND huyện Đại Từ qua các thời kỳ đối với các vi phạm được nêu trong kết luận thanh tra để nghiêm túc kiểm điểm, có hình thức xử lý phù hợp, hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định.
TIN LIÊN QUAN
-
TTCP đề nghị làm rõ dấu hiệu vi phạm pháp luật của Công ty Cổ phần đầu tư APEC Thái Nguyên
-
An toàn trong dịch Covid-19, Thái Nguyên vẫn là sự lựa chọn hàng đầu cho nhà đầu tư
-
Gang thép Thái Nguyên (TIS) lãi 19 tỷ đồng cả năm, giảm hơn nửa so với cùng kỳ
-
Vụ án Gang thép Thái Nguyên: Bãi rác giá... ngàn tỷ?
-
Dự án Khu đô thị Nam Thái (Thái Nguyên): Doanh nghiệp mới có 'kham' nổi dự án hơn 4200 tỷ?
-
Đầu tư thông minh, đón đầu lợi ích với nhà phố Danko City Thái Nguyên
-
Tiến Bộ Group: Dự án Green City Bắc Giang đã được thế chấp tại SHB Thái Nguyên
-
“Mỏ vàng” bất động sản gọi tên Thái Nguyên
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Bắc Ninh rà soát tổng thể dự án khu đô thị 3.569 tỷ đồng
Bất động sản quanh Vành đai 4 lại "nổi sóng"; Hà Nam bãi bỏ chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội; Hải Dương phát hiện nhiều thiếu sót...
Bồi thường thiệt hại về nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất
Tại Điều 102 Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực từ tháng 8/2024) quy định về bồi thường thiệt hại về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất khi Nhà nước...
Bài 3: Sớm đưa các chính sách vào cuộc sống - Nỗ lực, quyết tâm từ Chính phủ và Quốc hội
Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 được Quốc hội khóa XV thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024, đã thể chế hóa...
VARS công bố Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Chiều 22/11, tại Hà Nội, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đã tổ chức Công bố Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 23/11: Hà Nội giao Vingroup hơn 127,4ha đất triển khai dự án Green City
TP HCM tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội; Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế;...
Hiệu quả từ những chính sách liên quan đến nhà ở, bất động sản Bài 2: Nhiều quy định mới thông thoáng hơn
Sau khi có hiệu lực thi hành ngày 01/8/2024, Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Nhà ở 2023 đã góp phần kịp thời thể chế hóa các chủ...
Tập đoàn Vingroup nhận bàn giao hơn 127,4ha đất xây dựng dự án Green City
UBND Thành phố Hà Nội vừa quyết định giao hơn 127,4ha đất (đợt 1) tại các xã: Tân Hội, Liên Trung, Tân Lập, Liên Hà thuộc huyện Đan Phượng, đã hoàn thành giải phóng...
Bài 1: Làn gió chính sách mới tác động tới thị trường bất động sản
3 Luật: Nhà ở, Kinh doanh bất động sản Đất đai có hiệu lực thi hành sớm từ ngày 01/8/2024 được kỳ vọng sẽ “phá bỏ” các rào cản liên quan đến thu hồi đất...
Giải mã bí quyết giúp Vincom Retail giữ vững vị thế đối tác cho thuê số 1 thị trường
Khởi đầu vào năm 2004 với Vincom Center Bà Triệu (Hà Nội), chỉ sau hai thập kỷ, Vincom đã sở hữu 88 trung tâm thương mại (TTTM) hiện diện tại 48/63 tỉnh thành...
“Cha chung” đã có người khóc
“Cha chung không ai khóc”, câu thành ngữ quen thuộc này chỉ sự thờ ơ, vô trách nhiệm đối với công việc chung. Nó xuất phát từ tâm lý “đèn nhà ai nhà ấy rạng”...
Quyền của chủ sở hữu nhà ở
Hiện nay, chủ sở hữu nhà ở có những quyền gì? Để hiểu rõ hơn về nội dung này, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.
Khám phá mô hình đô thị thương mại và du lịch trong lòng Vinhomes Ocean Park 2
Nằm trong lòng đại đô thị phức hợp Vinhomes Ocean Park 2, phân khu San Hô vừa là nguồn cung nhà ở chủ lực, vừa có chức năng thương mại, du lịch, kích thích...
Đại biểu Quốc hội băn khoăn khi mở rộng đất làm nhà ở thương mại
Ngày 21/11/2024, tại Hội trường Quốc hội, các đại biểu đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết thí điểm mở rộng việc sử dụng đất để thực hiện các dự án...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 22/11: Thanh tra toàn diện dự án sân golf và nghỉ dưỡng ở Bắc Giang
TP HCM triển khai kế hoạch xử lý các dự án tồn đọng, chậm tiến độ; Thanh Hóa có thêm khu công nghiệp hơn 1.000 tỷ đồng;...
Hà Nội sẽ làm 3 cây cầu bắc qua sông Hồng giai đoạn 2025-2030
Mới đây, Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có văn bản số 532/TB-VP truyền đạt ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh...
Thống nhất chủ trương thực hiện đầu tư xây dựng các cầu lớn tại Hà Nội
UBND Thành phố Hà Nội vừa có thông báo số 532/TB-VP về tình hình triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng trên địa bàn Thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh: Đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top nơi có giá thuê mặt bằng đắt đỏ nhất thế giới
Theo Cushman & Wakefield, năm 2024, đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top điểm bán lẻ đắt nhất Việt Nam và xếp hạng 14 trên toàn cầu.
Giá chung cư tại Hà Nội sẽ tiếp tục khai phá đỉnh mới, dự báo giá 72 triệu đồng/m2 vào năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì) tăng 75% so với quý I/2022.
Bãi bỏ 28 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực đất đai từ ngày 1/1/2025
Ngày 20/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 20/2024/TT-BTNMT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai...