Landmark Holding: Nhiều "uẩn khúc" trước khi 25,6 triệu cổ phiếu LMH bị hủy niêm yết
Nhân viên nghỉ dịch Covid-19 nên không thể cung cấp tài liệu cho kiểm toán - lý do mà Landmark Holding đưa ra để biện minh cho việc chậm báo cáo tài chính của đơn vị mình với Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) bắt đầu hé lộ một số uẩn khúc trong việc hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp này cũng như tính trung thực và độc lập của đơn vị kiểm toán.
Hủy niêm yết cổ phiếu của LMH
HOSE vừa công bố quyết định hủy niêm yết hơn 25,6 triệu cổ phiếu LMH của Công ty cổ phần (CT) Landmark Holding từ ngày 19/6. Lý do là không có ý kiến của tổ chức kiểm toán đối với báo cáo tài chính năm 2019 của Landmark Holding. Lý giải cho sự chậm trễ này, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Chuẩn Việt kiểm toán cho rằng đó là do nhân viên của CT Landmark Holding nghỉ dịch Covid-19 “không thể cung cấp tài liệu”.
Đơn vị kiểm toán này cho biết, đến ngày 23/4 vừa qua, phía họ chưa nhận được thư xác nhận của Landmark Holding đối với các khoản phải thu ngắn hạn gần 54 tỷ đồng của khách hàng, trả trước cho người bán 214 tỷ đồng, phải thu về các khoản cho vay gần 21 tỷ đồng, thu ngắn hạn khác gần 20 tỷ đồng, trả cho người bán ngắn hạn hơn 12 tỷ đồng và khoản người mua trả tiền trước gần 135 tỷ đồng. Tổng giá trị các khoản này lên tới 455 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ trọng yếu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong năm 2019 trong khi tổng tài sản của họ chỉ có giá trị gần 674 tỷ đồng.
Phía kiểm toán cho rằng, với những tài liệu hiện có do Landmark cung cấp, không thể kiểm tra được tính đúng đắn của các khoản công nợ nói trên và không thể xác định được ảnh hưởng của chúng lên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó kiểm toán cũng cho biết Công ty này chưa hạch toán chịu lãi phát sinh do chậm thanh toán của Công ty TNHH TM DV Nam Song Anh 4,7 tỷ đồng. Nếu hạch toán khoản này sẽ làm chi phí tài chính của doanh nghiệp tăng thêm 4,7 tỷ đồng và khoản lỗ sau thuế sẽ tăng từ hơn 27 tỷ lên 32 tỷ đồng.
Cơ quan kiểm toán cũng đưa ra hàng loạt dấu hỏi khác cho báo cáo của Landmark, về các khoản phải thu về trong năm 2019 khi Landmark cho vay cá nhân và tổ chức hơn 136 tỷ đồng (trong khi số dư tài chính doanh nghiệp này tại ngày 31/12/2019 chỉ là hơn 31 tỷ đồng). Các khoản vay này chưa có hợp đồng và dưới hình thức tín chấp, không có tài sản đảm bảo hoặc cam kết bảo lãnh của bên thứ 3..
Cho vay cá nhân và tổ chức hơn 136 tỷ đồng trong năm 2019 bằng hình thức tín chấp, không có hợp đồng như vậy nhưng hết năm 2019, doanh nghiệp này lại đi vay ngân hàng tới 173 tỷ đồng, chủ yếu là nợ ngắn hạn. Ngoài ra, tại thời điểm cuối năm 2018, doanh nghiệp này còn đi vay 279 tỷ đồng, vượt số vốn chủ sở hữu.
Theo nghị quyết HĐQT số 4 ngày 18/1/2019, Landmark quyết định góp vốn thành lập CTCP Landmark Parasola Power với tỷ lệ sở hữu 100% và mua cổ phiếu CTCP Landmark Property (nắm 85% vốn) nhưng tới hết năm 2019 Landmark vẫn chưa thực hiện được việc góp vốn hay mua cổ phần này.
Tới ngày 22/4 HĐQT của Landmark Holding thống nhất ngừng thực hiện thành lập Landmark Parasola Power và góp vốn vào Landmark Property nói trên.
Trên báo cáo tài chính năm 2018 của doanh nghiệp, kiểm toán cũng nhấn mạnh về khoản họ cho vay cá nhân, tổ chức gần 280 tỷ đồng, trong khi số dư cuối năm tài chính này của doanh nghiệp chỉ còn hơn 23 tỷ đồng, dưới hình thức tín chấp, không có tài sản đảm bảo và cam kết của bên thứ ba.
Hàng loạt những vấn đề uẩn khúc trên báo cáo tài chính bị kiểm toán phanh phui như vậy nhưng phía Landmark không có lý giải nào mà viện dẫn nguyên nhân của sự chậm trễ này vì đại dịch Covid-19 phải cho nhân viên nghỉ việc để phòng tránh bệnh lây lan. Do vậy, đến thời điểm phải phát hành báo cáo kiểm toán, viên không thu thập được đầy đủ thư xác nhận cũng như thủ tục kiểm toán bổ sung khác với các khoản nợ phải thu, phải trả. Ngay cả trong hơn một tháng trôi qua kể từ ngày hết cách ly xã hội, Landmark và ban lãnh đạo cũng không có thêm động thái gì để cung cấp đủ tài liệu cho kiểm toán nên HOSE đã bắt buộc phải hủy niêm yết với cổ phiếu LMH.
Qua sự việc nói trên, dư luận không thể không đặt ra những nghi vấn về sự trung thực của các con số trên báo cáo tài chính năm 2019 của doanh nghiệp này.
Doanh nghiệp “nổ” mạnh trước khi lên sàn
Thành lập năm 2012, tiền thân là doanh nghiệp hoạt động ở mảng dung môi, hóa chất, xăng dầu; ngay từ khi lên sàn, Landmark đã mở rộng sang lĩnh vực bất động sản là mảng hoàn toàn mới và họ định hướng đó sẽ trở thành mũi nhọn cho hoạt động doanh nghiệp trong tương lai.
Thành lập năm 2012 với số vốn 30 tỷ đồng thì chỉ đến tháng 11/2017 - trước gần một năm tình từ ngày niêm yết, vốn điều lệ của Landmark đã tăng mạnh lên 233 tỷ đồng và cho đến nay, số này lên đến 256 tỷ đồng.
Thời điểm niêm yết, Landmark là tổng thầu xây dựng và phân phối dự án Manhattan Tower - một dự án bị “đắp chiếu” gần chục năm qua ở 21 Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Ban đầu dự án do Tổng công ty Thành An và CTCP Tư vấn Đầu tư Xây dựng Ba Đình làm chủ đầu tư. Sau khi được giao đất, Thành An tiến hành hợp tác kinh doanh với Công ty Tư vấn Đầu tư Xây dựng Ba Đình.
Tháng 12/2017 Landmark “nhảy” vào dự án sau khi ký hợp đồng cam kết chuyển cho Ba Đình 250 tỷ đồng tiền cọc để nhận lại 327 căn chung cư và khu thương mại dịch vụ của công ty này. Nhưng, từ đầu năm 2019 đến nay, dự án tiếp tục bị “đắp chiếu”.
Trước đó, doanh nghiệp này “nổ” rất hoành tráng, rằng: Trong năm 2019, họ sẽ triển khai phân phối 100% sản phẩm của dự án Manhattan Tower nói trên, dự kiến hoàn thành vào quý III - IV/2019. Thế nhưng, như mọi người đã thấy, dự án chỉ xây được đến tầng 21 trong tổng số 30 tầng thì “nằm im bất động”.
Tháng 6/2019, Landmark nhận được văn bản thu hồi quyền khai thác dự án, bàn giao lại toàn bộ tài liệu liên quan đến khách hàng, công nợ cho Công ty Tư vấn Đầu tư Xây dựng Ba Đình.
Trả lời báo chí về nguyên nhân phải dừng dự án, Tổng giám đốc Landmark cho biết cuối năm 2018, họ có thỏa thuận ba bên giữa nhà thầu, Landmark Holding và chủ đầu tư là Công ty Tư vấn Đầu tư Xây dựng Ba Đình - đơn vị sẽ thanh toán trực tiếp cho nhà thầu thi công Vinaconex. Tuy nhiên, do Công ty Tư vấn Đầu tư Xây dựng Ba Đình không thực hiện đúng thỏa thuận thanh toán cho Vinaconex nên dự án bị dừng (?). Trong khi trước đó, Landmark lại tham gia dự án với vai trò là nhà phát triển, ký hợp đồng với Ba Đình và thanh toán trực tiếp cho phía Vinaconex.
Không chỉ tại dự án Manhattan mà Landmark còn “nổ” mạnh với loạt dự án khác như Tổ hợp văn phòng khách sạn Mạc Đĩnh Chi (số 9 Mạc Đĩnh Chi, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM) diện tích 1.275 m2, dự án villa An Phú quy mô 3.118 m2. Tại đây, Landmark cho biết họ sở hữu đến 51% Công ty TNHH LMH Hoàng Long bằng việc bù trừ 324 tỷ đồng mua nợ VAMC, thế chấp bằng mảnh đất ở Mạc Đĩnh Chi được dự kiến triển khai trong quý I/2019. Tổng vốn đầu tư dự án lên tới 1.540 tỷ đồng.
Còn dự án An Phú có tổng chi phí đầu tư khoảng 580 tỷ đồng. Landmark ước tính sẽ thu từ bán căn hộ 824 tỷ đồng, lợi nhuận xấp xỉ 156 tỷ đồng.
Tại thời điểm năm 2018, Công ty cho biết, đang trong quá trình thương thảo, đàm phán với các đối tác để ký hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc trở thành đối tác phân phối cho một số dự án như: Dự án Nguyễn Biểu ở TP HCM và dự án Lĩnh Nam (Hà Nội).
Không chỉ có vậy, trên bản cáo bạch, Landmark còn giới thiệu họ nắm giữ 5 căn biệt thự nhà vườn tại dự án Imperia Garden ở 203 Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân, Hà Nội với tổng giá trị 88 tỷ đồng. Nhưng, khoản đầu tư bất động sản này không được trình bày theo giá trị hợp lý trên báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019.
Mặc dù "nổ" về nhiều dự án như vậy, nhưng tới hiện tại, Landmark Holding vẫn không triển khai được bất kỳ cái nào. Thậm chí, trả lời báo chí, doanh nghiệp này còn cho biết: Họ muốn mua lại toàn bộ dự án Manhattan nhưng “thương lượng không thành công”.
Nói nhiều về quỹ đất “khủng”, triển khai dự án tới 1.500 tỷ đồng nhưng tài chính của Landmark tính đến hết quý I/2020 chỉ có chưa tới 26 tỷ đồng tiền mặt và chồng chất các khoản nợ phải thu. Chưa kể tới việc, số liệu trên báo cáo tài chính của họ liệu có trung thực không khi kiểm toán còn từ chối đưa ra ý kiến?
(Mời độc giả đón đọc kỳ tới: " Nghi vấn việc có hay không Landmark Holding đã gian dối số liệu trên BCTC?)
Theo Hoàng Kiều/Doanh Nghiệp Tiếp thị
Link nguồn: http://doanhnghieptiepthi.vn/landmark-holding-nhieu-uan-khuc-truoc-khi-25-6-trieu-co-phieu-lmh-bi-huy-niem-yet-1166.html
Các ‘đại gia’ ngành thép báo lãi lớn, không ảnh hưởng trước cơn 'bão thuế' từ Mỹ
Bất chấp loạt chính sách thuế quan mới từ Mỹ và các cuộc điều tra chống bán phá giá từ châu Âu, các doanh nghiệp ngành thép đầu ngành Việt Nam vẫn ghi nhận...
PV Power: Kết quả kinh doanh ấn tượng, tăng tốc hoàn thiện hai dự án điện trọng điểm
Không chỉ ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong nửa đầu năm 2025, PV Power còn tăng tốc hoàn thiện hai dự án điện trọng điểm trong năm....
Acecook Việt Nam vào Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam vào "Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu Việt Nam 2025" - Corporate Sustainability Awards 2025 (CSA 2025)...
Lợi nhuận Nhiệt điện Phả Lại “bốc hơi” 77% nửa đầu năm 2025
Doanh thu và lợi nhuận sau thuế quý II/2025 của CTCP Nhiệt điện Phả Lại (HoSE: PPC) tiếp tục suy giảm mạnh so với cùng kỳ...
Novaland chuẩn bị hoán đổi số nợ hơn 2.645 tỷ đồng thành cổ phiếu
Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, mã: NVL) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường vào đầu tháng 8 tới liên quan đến phương án phát hành cổ phiếu...
Công ty chứng khoán của Techcombank báo lãi kỷ lục, chuẩn bị IPO hơn 230 triệu cổ phần
Công ty cổ phần Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) - công ty con của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II/2025...
THACO đưa nông sản “của nhà trồng được” lên kệ chuỗi đại siêu thị Emart, tham vọng dẫn đầu thị trường bán lẻ
THACO đang tăng tốc mở rộng hệ sinh thái bán lẻ – nông nghiệp thông qua cú bắt tay giữa THISO và THACO AGRI, đưa nông sản chất lượng cao lên kệ...
Petrovietnam chủ động thích ứng, duy trì đà tăng trưởng trong nửa đầu năm 2025
Trong bối cảnh thị trường năng lượng, dầu khí có nhiều biến động và thách thức, đặc biệt là giá dầu thô, lợi nhuận lọc dầu sụt giảm và huy động điện khí thấp,...
Đối tác độc quyền cung cấp ắc quy cho VinFast báo lãi kỷ lục, cổ phiếu tăng kịch trần
Pinaco ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực nửa đầu năm 2025, với lợi nhuận trước thuế cao nhất ba năm qua và nhiều bước tiến chiến lược.
Doanh nghiệp Bộ Xây dựng đạt doanh thu hơn 30 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025
Sáu tháng đầu năm 2025 khép lại với nhiều tín hiệu tích cực từ khối doanh nghiệp trực thuộc Bộ Xây dựng. Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục nỗ lực phục hồi...
Hòa Phát (HPG) lãi hơn 7.600 tỷ sau 6 tháng đầu năm, sắp xây nhà máy ray thép cho tàu cao tốc Việt Nam
Tập đoàn Hòa Phát công bố báo cáo cho biết, doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận quý II/2025 cao nhất trong 13 quý trở lại đây, tăng tốc cả ở mảng thép lẫn nông nghiệp.
Đạt Phương "bơm vốn" cho dự án nhà máy kính siêu trắng 2.000 tỷ đồng tại Huế
Đạt Phương cho biết, trong giai đoạn 5 năm tới, tập đoàn sẽ đẩy mạnh phát triển ngành kính siêu trắng, kỳ vọng tạo nguồn doanh thu và lợi nhuận bền vững.
DRH Holdings buộc hoàn trả tiền mua chứng khoán và thu hồi phát hành sai mục đích
Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ra Quyết định số 387/QĐ-XPHC, xử phạt hành chính đối với Công ty Cổ phần DRH Holdings với tổng mức phạt...
Hà Nội đẩy mạnh lộ trình 'cấm xe xăng': Ông lớn nào sẽ thắng lớn trong sân chơi điện hóa phương tiện?
Lộ trình cấm xe máy xăng vào khu vực vành đai 1 Hà Nội không chỉ là biện pháp quản lý giao thông đô thị mà còn được xem là cú hích...
“Ông trùm” bất động sản Kinh Bắc (KBC) thông báo sở hữu gián tiếp 95,32% vốn của Trump International Việt Nam
Năm 2025, KBC lên kế hoạch đầy tham vọng với tổng doanh thu hợp nhất 10.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 3.200 tỷ đồng.
Idico (IDC) sắp phát hành gần 49,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức
Idico (IDC) lên kế hoạch phát hành gần 49,5 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức năm 2024, tương đương tỷ lệ 15%, kế hoạch dự kiến triển khai trong quý II/2025....
PV Power tăng tốc hoàn thành mục tiêu năm 2025
Vượt qua nhiều thách thức trong nửa đầu năm 2025, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) đã giữ vững nhịp sản xuất, đảm bảo vận hành an toàn...
Khi sáng tạo khởi nguồn từ tâm, đổi mới là hành trình gieo hạnh phúc
Khi sáng kiến bắt nguồn từ trái tim và được dẫn dắt bởi trí tuệ, giá trị mang lại không chỉ là hiệu quả công việc, mà còn là sự lan tỏa tích cực...
PVOIL: Vững vàng giữa biến động, bứt phá nhờ Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo
Trong bối cảnh thị trường năng lượng toàn cầu đầy biến động và cạnh tranh khốc liệt, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) đã cho thấy sự vững vàng...
Xem nhiều




