Lao động muốn sang Nhật làm thuê phải trả tới 8.000 USD
Việc không quản lý, kiểm soát doanh nghiệp trong việc thu phí thị trường dẫn đến người lao động phải chi trả mức phí quá cao.
Người lao động phải trả tiền môi giới quá cao
Thanh tra Chính phủ vừa Thông báo Kết luận thanh tra về công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ đánh giá, giai đoạn 2013-2018, công tác quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Bộ LĐ-TB-XH quan tâm thực hiện. Số lượng lao động đưa đi nhiều, tăng dần hàng năm, chất lượng lao động được nâng lên, tạo được nhiều việc làm có thu nhập khá, hoạt động của doanh nghiệp cũng dần đi vào nề nếp.
Các thị trường trọng điểm như Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc tiếp tục được duy trì và phát triển. Hoạt động thanh tra, kiểm tra đã được quan tâm, chấn chỉnh được các vi phạm trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế và vi phạm trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong giai đoạn 2013-2018.
![]() |
Nhiều người lao động đang phải trả chi phí quá cao để ra nước ngoài làm thuê. Ảnh minh họa |
Theo đó, Bộ LĐ-TB-XH không báo cáo Thủ tướng Chính phủ khi không xây dựng được chiến lược, kế hoạch về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Chậm kiến nghị sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực người lao động đi làm việc ở nước ngoài. ban hành một số văn bản hành chính, thủ tục hành chính không đúng quy phạm pháp luật.
Đáng lưu ý, kết luận thanh tra cho biết, Bộ LĐ-TB-XH chưa thực sự quan tâm đúng mức đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài, không có biện pháp giải quyết triệt để, không báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để có biện pháp đàm phán với nước ngoài để giảm chi phí cho người lao động.
Trong thời gian dài, Bộ LĐ-TB-XH không quản lý, kiểm soát được mức thu phí, tiền môi giới của doanh nghiệp, dẫn đến người lao động (thực chất là lao động nghèo khó) còn phải chi trả số tiền lớn mà chính sách của nước tiếp nhận là không phải chi trả (Đài Loan, Nhật Bản).
Quy định mức phí, phí đào tạo thị trường Nhật Bản chưa phù hợp với chính sách và thỏa thuận đã ký của Nhật Bản và không đúng với tình hình thực tế, gây ảnh hưởng đến người lao động, là nguyên nhân cơ bản khiến lao động bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài.
Bộ LĐ-TB-XH chưa ban hành quyết định quy định chức năng nhiệm vụ của Thanh tra Bộ trong việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị thanh tra. Chưa chấn chỉnh công tác điều hành Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước; trong thời gian dài không kiện toàn bộ máy quản lý quỹ, chậm kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, sử dụng quỹ. Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH không xử phạt hết hành vi vi phạm hành chính của doanh nghiệp với số tiền gần 9 tỷ đồng.
Cục Quản lý lao động ngoài nước không quản lý, kiểm soát được doanh nghiệp trong việc thu phí thị trường Nhật Bản dẫn đến trong thời gian dài người lao động phải chi trả mức phí quá cao (7000-8000 USD/1 lao động). Tham mưu ban hành văn bản quy định mức thu phí và phí đào tạo thị trường Nhật Bản không đúng với thỏa thuận đã ký và chính sách của Nhật Bản. Trong thời gian dài không có biện pháp tham mưu Bộ LĐ-TB-XH giải quyết vấn đề tiền môi giới Đài Loan và Nhật Bản.
Cục Quản lý Lao động ngoài nước không tổ chức thực hiện việc quản lý lao động đi làm việc ở nước ngoài bằng mã số; không tham mưu Bộ LĐ-TB-XH báo cáo Thủ tướng Chính phủ tổng kết hàng năm về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Tham mưu Bộ LĐ-TB-XH cấp Giấy phép, đổi Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nhưng thiếu kiểm tra, giám sát, để nhiều doanh nghiệp sau khi được cấp phép hoạt động không hiệu quả, không đưa được lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức bộ máy, nhân sự không đáp ứng yêu cầu, chưa có quy trình thẩm định hồ sơ, cơ chế giám sát thủ tục cấp Giấy phép, thời gian cấp phép kéo dài ảnh hưởng tới doanh nghiệp.
Giám sát việc thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp chưa thường xuyên; chưa có cơ chế pháp lý để xác minh tính chính xác các khoản phí mà doanh nghiệp khai báo. Việc đăng ký hợp đồng trực tuyến chưa thuận lợi cho doanh nghiệp, phê duyệt hợp đồng cung ứng lao động thị trường Đài Loan không đầy đủ nội dung.
Cũng theo Thanh tra Chính phủ, Cục Quản lý Lao động ngoài nước phát hiện nhiều doanh nghiệp không làm thủ tục cấp đổi Giấy phép nhưng buông lỏng, không có phương án xử lý, không ban hành 22 kết luận thanh tra năm 2015.
Tham mưu và ban hành văn bản đồng ý cho 13 doanh nghiệp được thí điểm triển khai đưa thực tập sinh kỹ năng ngành hộ lý đi thực tập tại Nhật Bản khi chưa ký Bản ghi nhớ hợp tác để triển khai chương trình; ký văn bản đồng ý khi chưa ban hành tiêu chí, điều kiện cụ thể để lựa chọn doanh nghiệp. Trong đó, có doanh nghiệp yếu, thiếu kinh nghiệp, có doanh nghiệp thuộc diện phải thu hồi Giấy phép, gây bất bình trong hệ thống doanh nghiệp, ảnh hưởng xấu đến uy tín Bộ LĐ-TB-XH.
Một số doanh nghiệp được Bộ LĐ-TB-XH cấp giấy phép nhưng việc bố trí cán bộ chuyên trách thị trường không đúng chuyên môn, chưa đáp ứng đầy đủ về trình độ theo yêu cầu; bộ máy đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động không được đầy đủ, việc thu tiền môi giới không đúng theo quy định.
Phải đảm bảo quyền lợi người lao động
Từ kết luận trên, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ LĐ-TB-XH xây dựng chiến lược và kế hoạch đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Kiểm tra cụ thể để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và có biện pháp giải quyết triệt để vấn đề tiền môi giới thị trường Đài Loan và Nhật Bản; rà soát, điều chỉnh mức thu phí và phí đào tạo thị trường Nhật Bản, đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Theo Thanh tra Chính phủ, Bộ LĐ-TB-XH với trách nhiệm chung trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và chịu trách nhiệm trước những thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm đã nêu tại kết luận thanh tra. Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ LĐ-TB-XH tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm đối với các đơn vị, cá nhân.
Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Bộ LĐ-TB-XH xử lý đối với các doanh nghiệp hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Căn cứ các vi phạm đã nêu trong kết luận thanh tra, Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ LĐ-TB-XH thu hồi Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam; Công ty CP Thương mại và Cung ứng nhân lực Quốc tế Bắc Việt; Tổng Công ty Thủy sản Hạ Long (nay là Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam - Công ty Cổ phần). Công bố việc nộp lại Giấy phép của Công ty CP Liên doanh đầu tư quốc tế KFL theo quy định.
Giao Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH thanh tra toàn diện hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đối với Công ty CP nguồn nhân lực quốc tế Thuận An Kyoto.
TIN LIÊN QUAN
-
Phi công: Từ nghề lương nghìn USD đến 'con ghẻ' trong mắt người lao động
-
Số lao động của Coteccons giảm 32% trong năm 2020 sau khi ông Nguyễn Bá Dương rút lui
-
Lương lao động vận hành Cát Linh-Hà Đông: Cân đối thế nào?
-
Việt Nam tụt 9 bậc trên bảng xếp hạng thị trường lao động toàn cầu
-
Doanh nhân Đỗ Quang Hiển được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất
-
Gần 2.400 lao động bị ngừng việc nhận hỗ trợ từ gói 16.000 tỷ đồng
Kinh tế Việt Nam ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng tích cực
Bất chấp những bất ổn kinh tế thế giới và áp lực nội tại, Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm lên tới 7,52% – cao nhất trong hơn một thập kỷ.
Nhiều khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng và hạ tầng được giảm 50%
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số...
3 kịch bản GDP Việt Nam ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ
Cục Thống kê cho biết, chính sách thuế mới của Mỹ, đặc biệt là mức thuế đối ứng 46% áp dụng cho hàng hóa từ Việt Nam, đang tạo ra những thách thức lớn đối...
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch gửi thông báo về mức thuế quan cho các nước vào hôm nay, dự kiến có 100 quốc gia nhận mức thuế quan...
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Xem nhiều




