Logistics Việt: Phận làm thuê và nỗi lo thua trên sân nhà
Logistics Việt Nam còn nhiều khoảng trống chưa tính đến. Nếu không thay đổi môi trường logistics, Việt Nam sẽ thua ngay trên sân nhà.
Từ câu chuyện doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam thiếu container rỗng để xuất hàng, phải phụ thuộc vào các hãng tàu nước ngoài, GS.TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển (Đại học Kinh tế Quốc dân) nói thẳng doanh nghiệp logistics Việt Nam nhỏ li ti, chưa đi vào quy mô, chất lượng, phải đi làm thuê cho nước ngoài và chỉ làm thuê ở một số công đoạn. Như đội tàu container Việt Nam mới chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa và giữ chân gom hàng đến cảng trung chuyển cho các hãng tàu nước ngoài.
Theo GS Đào, trong logistics, thương mại, container thuộc lĩnh vực kho và bao bì hàng hóa, là lĩnh vực kinh tế quốc gia nào cũng quan tâm bởi cả thương mại quốc tế và vận chuyển nội địa đều cần container. Vì thế, ông cho rằng, Việt Nam nên tính toán đầu tư phát triển, không phải có đội tàu mới có container.
"Thời gian qua, sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng cho thấy chúng ta đang lệ thuộc quá nhiều vào các hãng tàu nước ngoài. Đây cũng là yếu tố khách quan để chúng ta nhìn nhận lại, để thấy rằng logistics và thương mại Việt Nam có nhiều khoảng trống chưa tính đến.
Thử hỏi trong chính sách phát triển, kho và bao bì chúng ta đã có chưa? Ngay cả chiến lược phát triển ngành logistics Việt Nam vẫn chưa có, mới chỉ có Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành tại Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017", nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển nêu rõ và cho rằng phải xem xét lại toàn bộ các vấn đề liên quan đến môi trường logistics, bao gồm thể chế pháp luật logistics, cơ sở hạ tầng logistics, doanh nghiệp logistics... không riêng gì container.
![]() |
Xuất khẩu gặp khó vì thiếu container rỗng |
Vị chuyên gia cũng chỉ ra thực tế buồn, đó là cả nước hiện chưa có trung tâm logistics nào đúng nghĩa. Cả nước có khoảng 370 khu công nghiệp và sắp tới sẽ còn nhiều hơn nữa, nhưng mới chỉ tính đến sản xuất mà chưa thực sự quan tâm đến logistics, các vấn đề hậu cần, điểm dừng nghỉ, các trung tâm logistics để kết nối, thực hiện bảo quản, chuyển tải...
Tương tự, Việt Nam có nhiều cảng biển nhưng nhiều cảng chưa khai thác hết công suất vì không kết nối với đường sắt, với nội địa hiệu quả, đường vào hạn chế.
Ông nhận định, Việt Nam "mới đi một chân", tập trung cho sản xuất mà khâu phân phối, lưu thông, logistics chưa được tính toán đầy đủ. Ngay vấn đề rất nhỏ là container - một dạng bao bì sử dụng nhiều lần, hiệu quả, phục vụ xuất khẩu và thương mại nội địa mà hiện nay Việt Nam hầu như chưa có gì trong tay, phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài.
Theo thống kê được đưa ra cách đây vài năm, 75% dịch vụ logistics ở Việt Nam do doanh nghiệp ngoại vận hành, còn lại 25% là do doanh nghiệp nội, những mảng, miếng ngon lành thì doanh nghiệp ngoại đã chiếm lĩnh hết, doanh nghiệp nội không chen chân được.
"Tăng trưởng của Việt Nam vẫn phụ thuộc vào xuất khẩu, mà thành tích xuất siêu lại là của FDI, còn doanh nghiệp nội thường xuyên xuất siêu. Hàng hóa xuất nhập khẩu của FDI đều do hệ thống logistics của họ đảm nhận luôn, còn doanh nghiệp Việt chỉ làm thuê một công đoạn nào đó mà thôi", GS.TS Đặng Đình Đào cho biết và lưu ý đây là câu chuyện gắn với môi trường logistics.
"Lâu nay chúng ta mới bàn nhiều về môi trường kinh doanh, môi trường sản xuất mà không chú ý đến môi trường logistics, cả hệ thống hạ tầng logistics chúng ta cũng chưa có, trong đó vấn đề công nghiệp bao bì cũng chưa được chú ý.
Trước đây, cơ quan quản lý và doanh nghiệp mới chú ý đến công nghiệp bao bì giấy, túi - một phần rất nhỏ của hàng hóa tiêu dùng, nhưng muốn hàng hóa đi xa, trong thời gian dài thì cần phải có bao bì container, kể cả container đông lạnh.
Cho nên, đã đến lúc phải xem xét lại tổng thể ngành logistics, môi trường logistics, từ chính sách phát triển đến cơ sở hạ tầng, phát triển doanh nghiệp... Nếu không giải quyết thì những năm tiếp theo, lại tiếp tục nảy sinh những vấn đề khác, không chỉ là câu chuyện thiếu container xuất hàng.
Đã đến lúc hình thành và phát triển thị trường bất động sản logistics, như trung tâm logistics, khu công nghiệp logistics, cụm logistics… để thu hút đầu tư logistics trong nước và quốc tế", vị chuyên gia nói, đồng thời nhấn mạnh, nếu Việt Nam không thay đổi môi trường logistics thì sẽ bị thua ngay trên sân nhà và mất luôn thị trường logistics, giống như điều đã xảy ra với thị trường bán lẻ.
Lưu ý Việt Nam cần phải có những đánh giá khách quan về logistics, GS Đào cho rằng, hiện Việt Nam vẫn còn phụ thuộc vào nghiên cứu của một số tổ chức quốc tế, mà những nghiên cứu ấy nhiều khi không phản ánh đúng thị trường, năng lực ngành logistics Việt Nam.
"Tôi nhớ năm 2018, Ngân hàng Thế giới báo cáo Chỉ số hoạt động logistics (LPI) 2018 của Việt Nam xếp hạng 39/160, tăng 25 bậc so với hạng 64/160 của năm 2016. Con số này có lẽ mang tính động viên trên văn bản là chính, còn nhiều vấn đề Việt Nam chưa thể giải quyết", ông nói.
Tín hiệu đáng mừng được GS Đào chỉ ra, đó là ngành nông nghiệp đã quan tâm hơn đến kết nối logistics, gia công để nâng cao giá trị bảo quản, giảm các khâu trung gian, giảm đầu nậu, giảm chi phí logistics, để doanh nghiệp cũng người sản xuát là nông dân cùng hưởng lợi.
TIN LIÊN QUAN
-
Thiếu container rỗng chở hàng xuất khẩu: Nỗi buồn logistics
-
Vietnam Report: Công bố Top Công ty uy tín ngành Logistics năm 2020
-
Bất chấp Covid-19 công ty logistics hàng không vẫn sống khỏe, lợi nhuận phục hồi mạnh
-
Doanh nghiệp logistics hàng không vẫn sống khỏe lãi cao trong bão Covid
-
Chi phí logistics Việt Nam quá cao: Lộ phí ngang tiền dầu
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ
Trong 5 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với sự mở rộng về quy mô lực lượng lao động và cải thiện chất lượng...
Quy mô nền kinh tế AI tại Việt Nam dự kiến đạt 120 - 130 tỷ USD
Ngày 12/6, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia-NIC (Bộ Tài chính) phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Tập đoàn Tư vấn Boston Consulting Group (BCG)...
Người dân, doanh nghiệp tiếp tục dùng giấy tờ cũ sau sáp nhập
Sáng 12/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, giảm số tỉnh, thành phố từ 63 xuống còn 34. Nghị quyết có...
Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vì e dè "hơi nóng" thắt chặt chi tiêu
111,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 5 tháng đầu năm theo các hình thức khác nhau, tăng so với cùng kỳ 2024...
Đề xuất miễn thuế thu nhập cá nhân với nhân lực công nghiệp công nghệ số
Ngày 9/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ...
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 1, liên tục đổi hướng di chuyển
Sáng ngày 11/6, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão số 1. Dự báo bão sẽ tiếp tục mạnh thêm và liên tục đổi hướng di chuyển.
Tình hình kinh tế xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2025
Theo số liệu từ Cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2025 tiếp tục cho thấy xu hướng tích cực, với nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng...
Xem nhiều




