Nga ca ngợi điều thần kỳ kinh tế Việt Nam năm 2020
Thành công kinh tế phi thường của Việt Nam vào năm 2020 được truyền thông và chuyên gia Nga đánh giá là “điều thần kỳ”.
Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất thế giới
Chiều 27/12/2020, Tổng cục Thống kê tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội quý IV và năm 2020. Chủ trì cuộc họp báo, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã công bố những vấn đề cơ bản về tình hình kinh tế – xã hội của Việt Nam trong quý IV và năm 2020.
Phát biểu tại cuộc họp, bà Nguyễn Thị Hương cho biết tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2020 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý IV các năm trong giai đoạn 2011-2020. Tính chung năm 2020, GDP tăng 2,91% (Quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,69%; quý IV tăng 4,48%).
Tuy đây là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê, mức tăng trưởng năm 2020 của Việt Nam thuộc nhóm quốc gia tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
Các tổ chức quốc tế mặc dù có những đánh giá khác nhau nhưng tựu chung lại đều cho rằng, tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm nay, Việt Nam lọt vào nhóm những nước có mức GDP tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, lên đến 2,4%. Sang năm sau 2021, GDP có thể vọt lên 6,5%.
Căn cứ vào đó, Bloomberg cũng đưa ra dự báo Việt Nam thăng hạng mạnh mẽ, nằm trong nhóm những nền kinh tế có tốc độ tăng thu nhập mạnh nhất ở châu Á-Thái Bình Dương trong 25 năm tới.
Theo giáo sư Vladimir Mazyrin - chuyên gia Nga hàng đầu về kinh tế Việt Nam, lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, kết quả phát triển kinh tế của Việt Nam trong năm 2020 là cực kỳ ấn tượng.
Ấn tượng về tăng trưởng của Việt Nam
Theo giáo sư Vladimir Mazyrin, điều quan trọng nhất là kết quả tích cực trong bối cảnh suy thoái và khủng hoảng chung. Ví dụ, trong khối ASEAN, chỉ có ba quốc gia - Việt Nam, Myanmar và Lào là có mức tăng trưởng GDP dương, còn tất cả các nước khác đều có màu đỏ.
Singapore âm 6%, Malaysia cũng âm 6%, Philippines âm 8,3%, Thái Lan âm 7,1%, Indonesia âm 1,5%, còn tính đến cuối năm, Việt Nam đạt mức dương 2,91%. Những năm trước, Việt Nam dẫn trước các đối thủ gần nhất ở Đông Nam Á, nhưng không quá nổi bật.
Đây là một thành công lớn, chắc chắn sẽ giúp Việt Nam vươn lên vị trí cao hơn trong tất cả các bảng xếp hạng thế giới trong thời gian sắp tới. Điều quan trọng nữa là Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc một cách ấn tượng, vốn cũng đang có mức tăng trưởng dương 1%.
Vì vậy thành công của Việt Nam có thể được gọi là hiện tượng. So với mức trung bình toàn cầu, con số chung cho năm 2020 ước tính là âm 4,4%. Ở các nước phát triển - âm 5,8%, ở các nước đang phát triển - âm 3,3%.
Các cơ quan phân tích lớn đã chỉ ra Việt Nam có một số chỉ số phát triển tốt nhất thế giới: Quý 3 tăng 2,69%, quý 4 tăng 4,48%. Theo chiều hướng này, rõ ràng là trong quý I năm 2021, các chỉ số sẽ còn cao hơn nữa, tạo đà bứt phá cho cả năm 2021.
Sự thành công đến từ việc kiểm soát thành công COVID-19
Theo giới chuyên gia, cuộc chiến thành công chống lại coronavirus là một yếu tố quan trọng dẫn đến những thành tựu về kinh tế ấn tượng của Việt Nam.
Ở tất cả các vùng miền, ở tất cả các quốc gia trên thế giới, địa phương nào bị cách ly, ở đó hoạt động kinh tế diễn ra tối thiểu. Nước nào mà đại dịch bùng phát dữ dội, bị phong tỏa nhiều thì đương nhiên nền kinh tế nước đó sẽ bị suy thoái nặng nề.
Ở Việt Nam, hoạt động xã hội diễn ra bình thường, công việc sản xuất vận hành bình thường trong hầu hết năm, sự suy giảm hoạt động kinh tế diễn ra rất ngắn, chủ yếu vào quý 2 - cao điểm của các biện pháp chống coronavirus. Quý 3 tăng 2,69%, quý 4 tăng 4,48%.
Theo chiều hướng này, rõ ràng là trong quý I năm 2021, các chỉ số sẽ còn cao hơn nữa.
Theo ước tính của chuyên gia Vladimir Mazyrin, sự sụt giảm tương đối hàng năm trong GDP của Việt Nam chủ yếu là do ngành du lịch thu hẹp lại.
Du lịch là lĩnh vực quan trọng nhất của ngành dịch vụ, đã tăng trưởng mạnh trong một thời gian dài, với mức tăng trưởng hàng năm từ 9 đến 11%, còn vào năm 2020 chỉ hơn 4% một chút. Tuy nhiên, sự sụt giảm của ngành du lịch vào năm 2020 là bức tranh lớn trên toàn thế giới, bởi nước nào có thể phát triển được du lịch với các biên giới khép kín?
Vị chuyên gia Nga tin tưởng rằng, việc đại dịch COVID-19 được khống chế tốt, cùng với với môi trường chung thuận lợi, khu vực kinh tế và dịch vụ nói chung của Việt Nam sẽ nhanh chóng phục hồi trong năm 2021.
Thành công trong lĩnh vực đầu tư, ngoại thương
Một chủ đề thú vị là đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã giảm 25%. Điều đáng ngạc nhiên là không phải đầu tư nói chung giảm mà là đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam giảm. Trong trường hợp này, chúng ta đang nói về khối lượng vốn đầu tư đã đăng ký do từng nhà đầu tư công bố.
Đương nhiên, trong khi đại dịch đang hoành hành, các nhà đầu tư thận trọng và cắt giảm các khoản đầu tư của mình là điều dễ hiểu, bởi mở thêm một cơ sở sản xuất hay kinh doanh, dịch vụ mới ở cả trong và ngoài nước trong thời buổi bế quan tỏa cảng không khác gì hành động tự sát.
Chuyên gia Nga nhấn mạnh, trong bối cảnh phức tạp đó, chúng ta lại càng thấy một thành tựu đặc biệt của Việt Nam là gần 20 tỷ USD đã được đầu tư vào nền kinh tế so với số lượng đăng ký đầu tư nước ngoài, bằng 98% các chỉ tiêu của năm 2019.
Cũng cần phải nói thêm, mặc dù dòng vốn đầu tư nước ngoài giảm nhưng tổng vốn đầu tư vào nền kinh tế cả nước, cả từ nước ngoài và trong nước, vẫn tăng 5,7%. Như vậy, đầu tư quốc gia Việt Nam, trái với quy trình thông thường, đã tăng trưởng nhiều hơn đầu tư nước ngoài.
Giáo sư Mazyrin tiếp tục nhấn mạnh một kết quả thú vị khác trong năm là mặc dù thiếu dòng vốn đầu tư mới từ nước ngoài, nhưng các khoản đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam, tức là chính Việt Nam đầu tư vào sự phát triển kinh tế các nước khác đã tăng 16% trong năm.
Việc Việt Nam đẩy mạnh đầu tư ở cả trong và ngoài nước đã cho thấy nội lực của đất nước đã tăng lên rõ rệt.
Thành công của ngoại thương Việt Nam cũng rất ấn tượng. Kim ngạch (trừ khu vực dịch vụ) không giảm như nhiều nước, mà còn tăng so với năm ngoái: Nhập khẩu tăng hơn 5%, xuất khẩu tăng hơn 6%. Kim ngạch thương mại của Việt Nam năm 2020 đạt gần 544 tỷ USD, thực tế bằng 2 lần GDP của Việt Nam.
Giáo sư Mazyrin kết luận: Như vậy, chúng ta thấy rằng, mọi sự suy giảm trong nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020 đều không mang tính tiêu cực, không phải con số âm. Do vậy, chỉ số tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 được cả chính phủ và các tổ chức xếp hạng lớn nhất thế giới đánh giá khá đồng nhất ở mức 6-7%.
TIN LIÊN QUAN
Kinh tế Việt Nam ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng tích cực
Bất chấp những bất ổn kinh tế thế giới và áp lực nội tại, Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm lên tới 7,52% – cao nhất trong hơn một thập kỷ.
Nhiều khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng và hạ tầng được giảm 50%
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số...
3 kịch bản GDP Việt Nam ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ
Cục Thống kê cho biết, chính sách thuế mới của Mỹ, đặc biệt là mức thuế đối ứng 46% áp dụng cho hàng hóa từ Việt Nam, đang tạo ra những thách thức lớn đối...
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch gửi thông báo về mức thuế quan cho các nước vào hôm nay, dự kiến có 100 quốc gia nhận mức thuế quan...
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Xem nhiều




