Nhà máy đạm Phú Mỹ không ngừng đổi mới sáng tạo trên hành trình hiện đại hóa
Nhà máy Đạm Phú Mỹ là tổ hợp sản xuất các sản phẩm phân bón và hóa chất của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo), đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, hơn 20 năm qua luôn giữ vững vị thế dẫn đầu trong ngành phân bón Việt Nam.
Hai thập kỷ hoạt động liên tục và ổn định
Nhà máy Đạm Phú Mỹ tọa lạc tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 1, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổ hợp sản xuất hiện đại, bộ sản phẩm Phú Mỹ chất lượng cao, hệ thống kinh doanh phân phối sâu rộng, hàng năm cung cấp trên 800.000 tấn đạm urê, 540.000 tấn amoniac, 250.000 tấn NPK, 15.000 tấn UFC, 50.000 tấn CO₂ thương phẩm… cho thị trường nội địa và quốc tế.
Đi vào sản xuất thương mại năm 2004, Nhà máy Đạm Phú Mỹ được thiết kế ngay từ đầu với công nghệ của hãng Haldor Topsoe (Đan Mạch) để sản xuất khí Amoniac và công nghệ sản xuất phân urê của hãng Snamprogetti (Italy). Đây là các công nghệ hàng đầu trên thế giới với dây chuyền khép kín, nguyên liệu chính đầu vào là khí thiên nhiên, không khí và đầu ra là ammoniac và urê. Chu trình công nghệ khép kín cùng với việc tự tạo điện năng và hơi nước giúp nhà máy hoàn toàn chủ động trong sản xuất kể cả khi lưới điện quốc gia có sự cố hoặc không đủ điện cung cấp.
Được biết, công nghệ của Haldor Topsoe là một trong những công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực hóa học và hóa dầu, nổi bật với các giải pháp sản xuất sạch, hiệu quả và bền vững. Trong lĩnh vực sản xuất phân urê và các hợp chất nitơ, Haldor Topsoe cung cấp công nghệ hiện đại để sản xuất amoniac (NH₃), nguyên liệu quan trọng cho quá trình sản xuất phân urê. Ưu điểm nổi bật của công nghệ Haldor Topsoe là hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường và có độ bền thiết bị cao, chịu được điều kiện khắc nghiệt, kéo dài tuổi thọ của hệ thống. Công nghệ Haldor Topsoe được sử dụng trong hàng loạt nhà máy sản xuất amoniac, methanol và các sản phẩm hóa dầu khác trên toàn thế giới.
Công nghệ sản xuất phân urê của Snamprogetti là một trong những quy trình sản xuất hiện đại nổi tiếng được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp hóa chất. Đây là công nghệ tiên tiến với nhiều cải tiến kỹ thuật nhằm tối ưu hóa hiệu suất, giảm tiêu hao năng lượng và thân thiện hơn với môi trường (Tỉ lệ chuyển hóa CO₂ thành urê đạt mức rất cao, thường >96%). Công nghệ này được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất phân bón trên toàn thế giới, bao gồm cả ở các nước đang phát triển. Nhiều nhà máy sản xuất phân bón ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á cũng áp dụng các công nghệ của hai hãng này để đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
Thực hiện sứ mệnh luôn tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng nhằm gia tăng giá trị, lợi ích bền vững cho khách hàng, đối tác, cổ đông và người lao động, hai thập kỷ qua Nhà máy Đạm Phú Mỹ luôn duy trì nhịp độ ổn định sản xuất các loại sản phẩm phân bón và hóa chất chất lượng cao phục vụ nhu cầu của thị trường Việt Nam.
Vì sao một nhà máy có tuổi thọ cao như như Nhà máy đạm Phú Mỹ cho đến nay vẫn có thể tiếp tục vận hành ở mức 115% công suất thiết kế? Theo thông lệ trên thế giới, vòng đời của một dự án nhà máy sản xuất phân bón và hóa chất thường dao động từ 20-30 năm, tùy thuộc vào các yếu tố như thiết kế, công nghệ, chất lượng vật liệu và quá trình vận hành, bảo trì. Chỉ những nhà máy được đầu tư công nghệ tiên tiến, vật liệu chất lượng cao, bảo trì tốt, vận hành đúng quy trình và kịp thời nâng cấp, đổi mới hoặc thay thế các thiết bị đã cũ để đáp ứng tiêu chuẩn mới và tối ưu hóa hiệu suất mới có thể kéo dài tuổi thọ đến 50 năm. Nhà máy đạm Phú Mỹ là một trường hợp như vậy.
Không ngừng đổi mới, sáng tạo
Nhà máy đạm Phú Mỹ sở hữu một đội ngũ hơn 800 cán bộ, kỹ sư, công nhân, kỹ thuật viên lành nghề. Đội ngũ này hoàn toàn làm chủ trong việc quản lý, vận hành và bảo dưỡng nhà máy, duy trì hoạt động của nhà máy đạt 100% công suất thiết kế và số giờ vận hành tiêu chuẩn. Nhờ bàn tay, khối óc của đội ngũ này mà nhà máy luôn đảm bảo sản xuất an toàn, ổn định, liên tục và hiệu quả suốt 2 thập niên qua.
Từ chỗ chỉ có một sản phẩm duy nhất ban đầu là urê, đội ngũ chuyên gia, kỹ sư đã tìm tòi, nghiên cứu và phát triển thành công nhiều sản phẩm phân bón mới như NPK, kali, DAP, SA... Các sản phẩm của đạm Phú Mỹ đã bảo đảm nguồn cung phân bón đủ và kịp thời cho nông dân trên toàn quốc, giữ vững thị trường trong nước, góp phần vào thành công chung của nông nghiệp nước nhà, đồng thời góp phần hình thành xu hướng mới trong nông nghiệp nước nhà - nông nghiệp an toàn, công nghệ cao, hiện đại, hiệu quả kinh tế cao, góp phần đẩy lùi nạn phân bón giả, kém chất lượng trên thị trường và bảo vệ môi trường.
Theo số liệu thống kê, đến nay, nhà máy có tổng cộng gần 2.000 sáng kiến đổi mới, hợp lý hóa được áp dụng thành công vào sản xuất với giá trị làm lợi hàng trăm tỷ đồng. Riêng trong giai đoạn 2020 – 2024, có gần 1300 ý tưởng và 518 sáng kiến. Nhà máy đã được thay thế một số thiết bị quan trọng nhằm giảm tiêu hao năng lượng như thiết bị xúc tác Kali fulmin sơ cấp, HTR, tháp tổng hợp mới. Đồng thời với xưởng URE, Nhà máy cũng có tháp tổng hợp và thay thế nắp đĩa thành nắp chóp, nhờ vậy đã nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm tiêu hao năng lượng, làm tăng giá trị cạnh tranh...
Theo tính toán của các chuyên gia, với phương thức vận hành và bảo dưỡng ngăn ngừa như hiện nay thì máy móc của nhà máy sẽ được duy trì luôn trong tình trạng tốt nhất và hoạt động hiệu quả nhất; từ đó giúp tiếp tục duy trì ổn định và có thể kéo dài vòng đời dự án thêm vài chục năm nữa.
Mặc dù vậy, với tầm nhìn phát triển thành doanh nghiệp nông nghiệp và hóa chất đạt chuẩn mực quốc tế, tạo nên chuỗi giá trị phát triển bền vững của PVFCCo nói chung và Nhà máy đạm Phú Mỹ nói riêng, trong xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc hiện đại hóa để biến Đạm Phú Mỹ trở thành một “nhà máy thông minh” với mức độ tự động hóa cao đã trở thành hướng đi tất yếu.
Để hình thành một nhà máy sản xuất phân bón và hóa chất “thông minh”, các tiêu chuẩn quốc tế thường tập trung vào việc tích hợp công nghệ số hóa, tự động hóa và tối ưu hóa quy trình sản xuất nhằm đạt được hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.
Được biết, công tác chuyển đổi số tại Nhà máy đạm Phú Mỹ đã và đang được triển khai mạnh mẽ. Nhà máy đã ứng dụng công nghệ số để cải thiện quy trình vận hành và nâng cao hiệu quả công việc, đặc biệt là trong việc giám sát và điều hành từ xa. Nhờ vào ứng dụng PMIS, ban lãnh đạo nhà máy có thể theo dõi toàn bộ quá trình vận hành qua điện thoại hoặc máy tính kết nối internet, giúp phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề mà không cần phải có mặt tại hiện trường. Điều này đã thay thế phương thức thông báo qua điện thoại và làm việc trực tiếp trước đây. Ứng dụng PMIS, System 1-Evo, akaBot..., được phát triển bởi đội ngũ nhân sự của nhà máy, cho phép giám sát dữ liệu vận hành theo thời gian thực và truy xuất thông tin lịch sử sản xuất nhanh chóng.
Công nghệ số đã giúp dự báo, phát hiện và bảo trì thiết bị kịp thời, giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động. Các phần mềm cũng hỗ trợ tối ưu hóa tài sản hiện có và nâng cao hiệu suất công việc, đồng thời giảm thiểu thủ tục văn bản.
Để xây dựng "nhà máy thông minh", Đạm Phú Mỹ đang tiếp tục phát triển phần mềm, tự động hóa các quy trình sản xuất và áp dụng công nghệ AI để phân tích dữ liệu, dự báo và tối ưu hóa quản lý. Mục tiêu là tăng năng suất, giảm chi phí lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.
PVFCCo và nhà máy Đạm Phú Mỹ đặt ra mục tiêu tiếp tục đầu tư vào các giải pháp số, bao gồm quản lý an toàn, tự động hóa và tiết kiệm năng lượng, đồng thời nâng cao kỹ năng số của đội ngũ công nhân viên để thích ứng với công nghệ mới. Quá trình này kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng vào việc đưa PVFCCo trở thành doanh nghiệp nông nghiệp và hóa chất đạt chuẩn quốc tế, phát triển bền vững.
Qua 20 năm xây dựng và phát triển, nhà máy Đạm Phú Mỹ đã đạt nhiều thành tích như chứng nhận “Vận hành xuất sắc” của nhà bản quyền Haldo Topsoe, công nhận Nhà máy Đạm Phú Mỹ là một trong những nhà máy sử dụng công nghệ của họ hoạt động tốt nhất trên thế giới. Thương hiệu phân bón Phú Mỹ được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao 20 năm liên tiếp, được tạp chí Forbes Việt Nam đánh giá nằm trong TOP các thương hiệu có giá trị nhất của Việt Nam…
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội bị phạt, truy thu gần 1 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội (mã chứng khoán: FHN) mới đây đã bị Cục Thuế TP Hà Nội xử phạt hành chính...
Lọc hóa dầu Bình Sơn niêm yết cổ phiếu trên HOSE: Bước trưởng thành trong tiến trình phát triển bền vững
Ngày 17/1/2025, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) tổ chức Lễ trao quyết định niêm yết cho Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn.
Còn 559 doanh nghiệp nhà nước chưa được phê duyệt cơ cấu lại
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc tại cuộc họp giao ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp...
Cách mạng công nghệ và Kỷ nguyên mới cho đất nước
Cùng với sự hội nhập kinh tế thế giới và phát triển của nền kinh tế thị trường, cách mạng công nghệ đã đem lại xu hướng mới.
T&T Group đồng loạt khánh thành và triển khai xây dựng các công trình trọng điểm tại Long An
Một loạt công trình hạ tầng giao thông, cơ sở giáo dục tại Long An đã được T&T Group khánh thành và đưa vào hoạt động, góp phần thúc đẩy phát triển...
PVTrans lên kế hoạch lãi 1.200 tỷ đồng trong năm 2025
Theo kế hoạch, năm 2025 PVTrans đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 10.300 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.200 tỷ đồng, giảm lần lượt 14% và 33% so với ước tính năm 2024.
Vì sao Công ty Phát Linh bị phạt và truy thu thuế hơn 2,2 tỷ đồng?
Sau kết luận thanh tra, Cục Thuế thành phố Hà Nội yêu cầu Công ty Cổ phần Sản xuất Dịch vụ và Thương mại Phát Linh nộp tổng cộng 2 tỷ 242 triệu đồng,...
Loạt doanh nghiệp địa ốc kín tiếng vừa hút về hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu
Loạt doanh nghiệp địa ốc như Công ty CP Tư vấn và Kinh doanh Bất động sản TCO (TCO), Công ty CP DK ENC Việt Nam, Công ty TNHH Allgreen - Vượng Thành...
Hơn 443.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong năm 2024
Năm 2024, doanh nghiệp sơ cấp Việt Nam ghi nhận tổng giá trị phát hành trái phiếu đạt tới 443.000 tỷ đồng. Giá trị phát hành mới trong năm 2024 bật tăng mạnh...
VNG thành lập công ty con trong lĩnh vực lập trình
Công ty CP VNG (UPCOM: VNZ) vừa có thông báo quyết định thành lập công ty con gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Lợi nhuận hợp nhất của BIC năm 2024 đạt hơn 650 tỷ đồng
Vừa qua, tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh năm 2025 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC)...
Tại sao loạt lãnh đạo Phát Đạt ký bán cổ phiếu ESOP số lượng lớn?
Đại diện CTCP Phát triển Bất Động sản Phát Đạt (HoSE: mã chứng khoán PDR) vừa lên tiếng về việc 3/6 thành viên Ban tổng giám đốc đăng ký bán lượng lớn cổ phiếu.
7 thách thức của ngành Công Thương trong năm 2025
Năm 2024 ngành Công Thương đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ được giao, tuy nhiên phía trước vẫn còn nhiều thách thức lớn cần phải vượt qua.
TTC AgriS chốt quyền trả cổ tức 10%, lên kế hoạch phát hành 12 triệu trái phiếu
CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa (TTC AgriS - Mã: SBT) vừa công bố việc chốt danh sách cổ đông để thực hiện quyền nhận cổ tức cho hai niên độ 2022-2023 và 2023-2024...
Những doanh nghiệp đầu tiên lên kế hoạch kinh doanh năm 2025
Năm 2025, nhiều doanh nghiệp lên kế hoạch kinh doanh khá thận trọng song vẫn có nhiều đơn vị kỳ vọng lãi tăng đột biến.
Vì sao Chương Dương Corp bị xử phạt hơn 300 triệu đồng?
Ngày 31/12/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành Quyết định số 1474/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán...
Một doanh nghiệp đã mang hơn 12.000 suất khám bệnh miễn phí cho người dân trong năm 2024
Kết thúc chuỗi ngày hội “Sống Khỏe Mỗi Ngày”, Manulife đã mang đến tổng cộng hơn 12.000 suất khám bệnh miễn phí cho người dân...
17% doanh nghiệp nhà nước được phê duyệt tái cơ cấu
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa chủ trì Hội nghị giao ban của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình sắp xếp...
Hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 182 cho phép hỗ trợ tối đa 50% chi phí đầu tư ban đầu cho các doanh nghiệp có dự án nghiên cứu và phát triển (R&D)...