Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu 'sập bẫy' lừa đảo và 'mất trắng'
Trong thời gian qua, mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo được đưa ra nhưng cho đến nay vẫn có nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu sập bẫy lừa đảo và “mất trắng” vì cả tin, chủ quan.
Doanh nghiệp dễ "mất trắng" vì không tìm hiểu kỹ đối tác
Ngày 16/8, Bộ Công thương đã ra thông báo về việc một doanh nghiệp Việt Nam có dấu hiệu mất trắng gần 80.000 USD tiền đặt cọc khi giao dịch mua bán với đối tác Pakistan.
Cụ thể, theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Pakistan, hồi tháng 5/2024, công ty xuất khẩu Việt Nam nhận được thư chào hàng nguyên liệu thủy sản chất lượng cao với giá hấp dẫn từ đối tác tại Pakistan. Sau khi kiểm tra và đánh giá doanh nghiệp Pakistan là một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn và có uy tín, công ty xuất khẩu Việt Nam lập tức ký hợp đồng và chuyển 5.000 USD tiền đặt cọc.
Sau đó, nghi ngờ độ tin cậy của khách hàng, tháng 6/2024, doanh nghiệp Việt gửi thư đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Pakistan và Bộ phận Thương vụ hỗ trợ. Sau khi tìm hiểu thông tin thì được biết, đại diện phía công ty của Pakistan ký hợp đồng đặt cọc với doanh nghiệp Việt là giả mạo và đây là một hành vi lừa đảo bằng cách mở tài khoản mang tên công ty Pakistan trái phép.

Trung Đông là thị trường tiềm năng nhưng cũng chứa nhiều rủi ro, doanh nghiệp Việt cần tìm hiểu kỹ
Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt sau đó lại tiếp tục giao dịch với đối tác giả mạo. Tháng 8/2024, doanh nghiệp Việt tiếp tục gửi thư đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Pakistan và Bộ phận Thương vụ hỗ trợ về hợp đồng với mua 1 container cá mú chất lượng cao trị giá 81.900 USD (hiện đã thanh toán 71.900 USD). Đối tác đã giao hàng, nhưng sau đó không gửi chứng từ giao hàng và cắt đứt liên lạc.
Sau khi Bộ phận Thương vụ Việt Nam liên hệ với đại diện Công ty phía Pakistan thì được biết, công ty này không nhận được số tiền 71.900 USD của doanh nghiệp Việt Nam. Hiện đối tượng lừa đảo đã rút hết số tiền này ra khỏi tài khoản.
Đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) chia sẻ, đã có rất nhiều vụ việc lừa đảo xảy ra trong thời gian qua, gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nước ta. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn rất chủ quan trong quá trình giao dịch, mua bán hàng hóa.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Việt San - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ cho hay, từ năm 2019 đến nay, chúng tôi phải giải quyết rất nhiều vụ việc doanh nghiệp xuất nhập khẩu nước ta bị lừa đảo khi giao thương. Đặc biệt là ở các thị trường Trung Đông, Châu Phi. Thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo chủ yếu lập những website giả mạo, quảng bá sản phẩm. Thậm chí, có địa chỉ văn phòng đại diện, trụ sở công ty ở châu Âu, châu Mỹ để doanh nghiệp Việt Nam tin tưởng nhưng thực chất đều là giả.
Còn theo ông Dương Hoàng Minh - Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Liên Bang Nga, không ít doanh nghiệp Việt Nam đã bị các đối tượng thông qua website giả mạo để chào hàng với giá rẻ. Doanh nghiệp Việt chưa tìm hiểu kỹ thông tin đã ký hợp đồng nhập khẩu với các điều khoản lỏng lẻo và thường đặt cọc trước.
Hồi tháng 7, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công thương) đã thông tin về một doanh nghiệp Việt Nam khi nhập khẩu lô hàng nhựa PET trị giá hàng hóa khoảng 500.000 USD từ UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo. Doanh nghiệp này đã nhận hàng, tuy nhiên phát hiện trọng lượng hàng thực tế trong mỗi container chỉ bằng 15% so với hóa đơn chứng từ. Trước đó cũng có 5 container hồ tiêu, quế, điều và hoa hồi giá trị gần nửa triệu USD bị lừa đảo tại thị trường Dubai.
Cần tỉnh táo để tránh "sập bẫy"
Thị trường Trung Đông chứa đựng nhiều rủi ro buộc doanh nghiệp khi giao thương cần thận trọng. Theo lãnh đạo Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, hiện nay doanh nghiệp Việt đã có nhiều cơ hội để tìm kiếm đối tác, nhất là thuận tiện khi kết nối qua internet. Tuy nhiên, thương mại toàn cầu ngày càng khó khăn và nhiều rủi ro. Các đối tượng lừa đảo ngày càng lợi dụng công nghệ tiên tiến, tinh vi khiến đối tác dễ bị "sập bẫy". Doanh nghiệp Việt đã gặp không ít rủi ro, bị lừa đảo và tổn thất nặng nề.
"Chúng tôi khuyến cáo doanh nghiệp, sau khi tìm kiếm được đối tác thông qua mạng trực tuyến nên trao đổi với tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài để được xác thực, xác minh thông tin trước khi kí hợp đồng", ông San nhấn mạnh.
"Với hàng hóa, có rất nhiều quy định liên quan tới chất lượng sản phẩm đòi hỏi người bán phải thực hiện. Nếu bên bán không nắm vững được yếu tố đó, vẫn tiến hành ký kết hợp đồng đến khi hàng được chuyển lên tàu, đến cảng nhập khẩu thì nguy cơ hải quan không cho thông quan vì không đáp ứng điều kiện nước nhập khẩu. Lúc này tranh chấp chắc chắn xảy ra", Luật sư Trần Ngọc Trung lưu ý. Bên cạnh đó, ở những trường hợp khác thì trong hợp đồng mua - bán, doanh nghiệp cần có các điều khoản cụ thể ràng buộc chặt chẽ về mặt pháp lý, tránh các trường hợp lừa đảo hoặc chậm thanh toán.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh, doanh nghiệp Việt đa số có quy mô tài chính nhỏ chưa chú trọng đầu tư nhiều cho vấn đề pháp lý nên không muốn chi trả cho luật sư. "Trong giao dịch thương mại quốc tế, doanh nghiệp cần lưu ý về thẩm định. Không lơ là, chủ quan, cả tin mà thẩm định rõ ràng thông tin đối tác bằng nhiều con đường. Về lâu dài, để hạn chế rủi ro và sẵn sàng có kịch bản hành động, các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao năng lực nội tại và nhờ sự giúp đỡ của các đơn vị tư vấn pháp lý, nghiệp vụ trong ngành hàng".
TIN LIÊN QUAN
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ
Trong 5 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với sự mở rộng về quy mô lực lượng lao động và cải thiện chất lượng...
Quy mô nền kinh tế AI tại Việt Nam dự kiến đạt 120 - 130 tỷ USD
Ngày 12/6, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia-NIC (Bộ Tài chính) phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Tập đoàn Tư vấn Boston Consulting Group (BCG)...
Người dân, doanh nghiệp tiếp tục dùng giấy tờ cũ sau sáp nhập
Sáng 12/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, giảm số tỉnh, thành phố từ 63 xuống còn 34. Nghị quyết có...
Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vì e dè "hơi nóng" thắt chặt chi tiêu
111,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 5 tháng đầu năm theo các hình thức khác nhau, tăng so với cùng kỳ 2024...
Xem nhiều




