VnFinance
Thứ sáu, 19/01/2024, 07:06 AM

Nhóm cổ phiếu thép, dầu khí có triển vọng bứt phá trong năm 2024

Năm 2023 có thể là một năm thành công ngoài dự kiến của không ít nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, sau cú downtrend kinh hoàng năm 2022. Các chuyên gia dự báo năm 2024 vẫn sẽ là một năm khó khăn, song sẽ là bản lề cho cơn đại sóng trong giai đoạn tiếp theo của thị trường. Các nhóm cổ phiếu dầu khí, cổ phiếu thép sẽ là tâm điểm.

Nhóm cổ phiếu thép, dầu khí có triển vọng bứt phá trong năm 2024

Dự báo về nhóm cổ phiếu ngành thép

Dự báo lợi nhuận ngành thép có thể tăng trưởng mạnh trong nửa đầu năm 2024, nhờ nhu cầu và giá thép hồi phục.

Năm 2023, tổng sản lượng tiêu thụ thép thành phẩm trong nước chứng kiến sự sụt giảm do ảnh hưởng của nền kinh tế vĩ mô cũng như thị trường bất động sản nói riêng. Trong 11 tháng đầu năm 2023, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng, tôn mạ và ống thép lần lượt giảm 13.5%, 6% và 0.9% so với cùng kỳ, đạt 9.73 triệu tấn, 3.81 triệu tấn và 2.22 triệu tấn.

Tình hình năm 2023 khá giống năm 2012, thời điểm nhu cầu thép xây dựng cũng giảm khoảng 7% so với cùng kỳ do tăng trưởng GDP giảm tốc và thị trường bất động sản đóng bang. Trong đó, sản lượng tiêu thụ nội địa của thép xây dựng, tôn mạ và ống thép đều giảm. Với kênh xuất khẩu, tiêu thụ thép xây dựng giảm 23.3% so với cùng kỳ, trong khi tiêu thụ tôn mạ tăng gần 17%.

Nhìn về năm 2024, các chuyên viên phân tích kỳ vọng nhu cầu có thể phục hồi, đặc biệt tại thị trường nội địa. Họ đề cập tới sự hồi phục về sản lượng tiêu thụ trong những tháng cuối năm như lý do để kỳ vọng vào sự hồi phục. Trong giai đoạn từ tháng 9-11/2023, tiêu thụ thép xây dựng nội địa đã tăng 13% so với cùng kỳ, sau khi giảm 20% trong 8 tháng đầu năm.

Dự báo lợi nhuận ngành thép có thể tăng trưởng mạnh trong nửa đầu năm 2024. (Ảnh minh họa)
 

“Kỳ vọng tổng sản lượng tiêu thụ thép phục hồi hơn 6% trong năm 2024, trong đó tiêu thụ nội địa đạt mức tăng trưởng gần 7%”, các chuyên viên phân tích cho biết. “Mức tiêu thụ thép trong năm 2024 sẽ được hỗ trợ nhờ tình hình vĩ mô và thị trường bất động sản khởi sắc hơn”.

Với kênh xuất khẩu, dự báo sẽ duy trì tăng trưởng nhờ triển vọng nhu cầu toàn cầu tích cực. Theo Hiệp hội thép thế giới, nhu cầu thép thế giới dự kiến tăng 1.9% trong năm 2024 so với 1.8% năm 2023, trong đó nhu cầu của Mỹ và châu Âu lần lượt tăng 5.8% và 1.6% sau khi giảm 5.1% và 1.1% trong năm 2023.

“Kỳ vọng sản lượng xuất khẩu sẽ cải thiện trong quý đầu tiên, do chênh lệch giữa giá thép ở Bắc Mỹ và châu Âu so với giá thép ở Việt Nam ngày càng tăng. Ngoài ra, châu Âu kiểm soát chặt hơn việc nhập thép bán thành phẩm do Nga sản xuất trong năm 2024 cũng sẽ hỗ trợ xuất khẩu thép Việt Nam sang châu Âu”, các chuyên viên phân tích cho biết.

Biên lợi nhuận ròng của các công ty thép qua các năm. (Nguồn: SSI)
 

Về giá thép, các chuyên viên phân tích kỳ vọng sẽ hồi phục trong năm 2024 nhờ cung cầu cân bằng hơn. Đáng chú ý, tồn kho thép ở Trung Quốc đã giảm đáng kể trong những tháng gần đây, từ đó giúp giảm áp lực dư cung trên toàn cầu trong thời gian tới.

Tuy nhiên, chuyên gia phân tích không kỳ vọng giá thép sẽ tăng mạnh vì nhu cầu chung vẫn bị ảnh hưởng bởi nhu cầu yếu ở Trung Quốc do thị trường bất động sản chưa có nhiều khởi sắc. Mặt khác, sự gia tăng giá thép so với chi phí nguyên liệu đầu vào có thể thúc đẩy hoạt động sản xuất ở Trung Quốc quay trở lại.

Lợi nhuận của các doanh nghiệp thép đã chạm đáy trong năm 2023 và sẽ hồi phục trong năm nay. Kỳ vọng lợi nhuận của các công ty thép sẽ đạt mức tăng trưởng cao trong năm 2024 so với mức nền thấp năm 2023. Điều này là nhờ sản lượng tiêu thụ cải thiện, đặc biệt của HPG và HSG, và biên lợi nhuận gộp tăng trở lại từ mức thấp trong nhiều năm do giá thép nhiều khả năng đã kết thúc xu hướng giảm của những năm trước.

Mức tăng trưởng lợi nhuận có thể cao hơn trong nửa đầu năm 2024 nhờ mức nền lợi nhuận thấp trong nửa đầu năm 2023. Xu hướng phục hồi có thể được duy trì sau năm 2024, nhưng cảnh báo nhu cầu tiêu thụ và biên lợi nhuận vẫn còn khả năng biến động mạnh.

Về phần cổ phiếu ngành thép, các chuyên viên phân tích không đánh giá quá cao nhóm này dù kỳ vọng lợi nhuận phục hồi trong năm 2024. Lý do là vì giá cổ phiếu thép đã tăng mạnh trong năm 2023 và định giá đã ở mức cao, phần nào phản ánh triển vọng lợi nhuận 1 năm của ngành.

Theo thống kê, giá cổ phiếu thép đã tăng trung bình 58% trong năm 2023, cao hơn 46% so với VN-Index. Tiềm năng tăng trưởng cho giai đoạn tới của nhóm này được ghi nhận từ 8 - 10%, đặc biệt nửa đầu năm 2024. Một số cổ phiếu cần quan tâm như HPG, HSG, NKG...

Dự báo về nhóm cổ phiếu ngành dầu khí

Kỳ vọng lợi nhuận các công ty, dự án dầu khí vẫn tăng, trong khi giá dầu có thể giảm nhẹ. (Ảnh minh họa)
 

Triển vọng cổ phiếu dầu khí với điểm nhấn giá dầu trung bình năm 2024 có thể duy trì ổn định hoặc giảm nhẹ so với mức giá trung bình năm 2023 do nhu cầu có thể tăng trưởng chậm lại trong khi sản lượng tăng.

Kỳ vọng giá dầu trung bình sẽ đạt mức 75-85 USD/thùng trong năm 2024 so với mức trung bình 82 USD/thùng so với đầu năm. Theo Wood Mackenzie, mức giá này vẫn mang lại lợi nhuận cho phần lớn các công ty, dự án ngành dầu khí

Theo EIA, nhu cầu dầu toàn cầu dự báo tăng 2,3 triệu thùng/ngày lên 101,7 triệu thùng/ngày trong năm 2023, cao hơn mức tăng chậm 1,8 triệu thùng/ngày của nguồn cung (đạt 101,9 triệu thùng/ngày).

Trong năm 2024, tăng trưởng nhu cầu toàn cầu dự kiến sẽ chậm lại còn 1,1 triệu thùng/ngày. Mặt khác, mặc dù OPEC+ tiếp tục cắt giảm 2,2 triệu thùng trong Q1/2024, nguồn cung dự kiến sẽ tăng 1,2 triệu thùng/ngày từ các quốc gia không thuộc OPEC+, đặc biệt là Mỹ, Brazil và Iran. Nguồn cung từ Mỹ ước tính tăng 1,4 triệu thùng/ngày trong năm 2023, chiếm 2/3 mức tăng trưởng nguồn cung ngoài OPEC+, so với mức giảm 400 nghìn thùng/ngày của OPEC+.

Trong năm 2024, với dự báo giá dầu khó tăng mạnh, dự án Block B vẫn sẽ là động lực chính của ngành dầu khí với tính chất khá cấp thiệt để bù đắp cho các mỏ khí nội địa đang dần cạn kiệt trong thời gian tới. Chính phủ Việt Nam vẫn duy trì mục tiêu khai thác dòng khí đầu tiên vào cuối năm 2026.

Tuy nhiên, vẫn còn những trở ngại trong việc giải quyết FID, đặc biệt là việc ký kết GSPA/GSA với cả sản lượng cam kết, giá khí và quyết định đầu tư cuối cùng cho dự án nhà máy điện Ô Môn 3 & 4. Những vấn đề này cần được Chính phủ làm rõ và đưa ra các biện pháp cụ thể hơn. Tuy nhiên, tin tức cập nhật về dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ giá cổ phiếu ngành dầu khí, đặc biệt là các công ty thượng nguồn.

Năm 2023 là năm ghi nhận sự phân hóa về tăng trưởng lợi nhuận của các công ty dầu khí, trong đó các công ty trung nguồn như BSR và GAS có sự sụt giảm lợi nhuận đáng kể so với mức đỉnh năm 2022 do giá dầu giảm. Ngược lại, các công ty thượng nguồn như PVS và PVD đã đạt được sự phục hồi lợi nhuận tích cực nhờ hoạt động E&P sôi động hơn.

Diễn biến giá dầu Brent qua các năm. (Nguồn: SSI)
 

Xu hướng này có thể tiếp diễn trong năm 2024. Những cổ phiếu trung nguồn như GAS và BSR có thể tiếp tục ghi nhận mức lợi nhuận giảm khoảng 5%-10% do sản lượng tiêu thụ giảm do các mỏ hiện tại đang dần cạn kiệt (đối với GAS) và nhà máy tạm dừng hoạt động để bảo trì (đối với BSR). PLX sẽ có mức tăng trưởng lợi nhuận cốt lõi dương do sản lượng tăng trưởng ổn định và khả năng giảm trích lập dự phòng hàng tồn kho, ngoài ra năm 2023 công ty dự kiến ghi nhận khoản lợi nhuận bất thường hơn 650 tỷ đồng từ thương vụ thoái vốn PGB.

Ngược lại, các công ty thượng nguồn như PVD và PVS sẽ có thể duy trì đà tăng trưởng nhờ vào hoạt động E&P sôi động trong khu vực và được hưởng lợi chính từ dự án Block B.

Dự báo PVD sẽ có mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất trong ngành, (tăng khoảng 80%) phần lớn nhờ công suất hoạt động cao hơn và giá cho thuê giàn khoan ổn định.

Về mặt định giá, mức tăng trưởng lợi nhuận đã phần nào phản ánh vào giá: Mức định giá của các cổ phiếu thượng nguồn như PVS và PVD đã được duy trì ở mức cao trong năm 2023 nhờ triển vọng dài hạn tích cực. Tuy nhiên, P/E TTM hiện tại vẫn thấp hơn mức đỉnh trong năm 2021. Ngược lại, mức định giá của các cổ phiếu trung nguồn như GAS, PLX và BSR đã giảm do triển vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2024 giảm.


Chứng khoán tuần mới (từ 28 đến 29/4): Thận trọng trước kỳ nghỉ dài
Chứng khoán tuần mới (từ 28 đến 29/4): Thận trọng trước kỳ nghỉ dài
28/04/2025 Chứng khoán

Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua ghi nhận đà hồi phục nhẹ, VN-Index tăng chậm và vận động trong biên độ hẹp. Dòng tiền dè dặt khi nhà đầu tư thận trọng trước kỳ nghỉ lễ và các thông tin vĩ mô quốc tế.

Nhận định phiên giao dịch ngày 28/4: Thị trường hướng tới cột mốc 1.250 điểm
Nhận định phiên giao dịch ngày 28/4: Thị trường hướng tới cột mốc 1.250 điểm
28/04/2025 Chứng khoán

Trong phiên 25/4, đà phục hồi được củng cố nhờ dòng tiền cải thiện mạnh và tâm lý nhà đầu tư tích cực trước các yếu tố hỗ trợ....

BB Power Holdings bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
BB Power Holdings bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
25/04/2025 Chứng khoán

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa xử phạt CTCP BB Power Holdings hơn 90 triệu đồng do vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Nhận định phiên giao dịch ngày 24/4: Khó tạo đột phá khi thanh khoản thấp
Nhận định phiên giao dịch ngày 24/4: Khó tạo đột phá khi thanh khoản thấp
24/04/2025 Chứng khoán

Sau phiên phục hồi kỹ thuật với mẫu hình nến rút chân, VN Index được kỳ vọng tiếp tục duy trì đà tăng trong phiên 24/4. Tuy nhiên, thanh khoản sụt giảm mạnh...

Nhận định phiên giao dịch ngày 23/4: VN Index thử thách ngưỡng hỗ trợ 1.180 điểm
Nhận định phiên giao dịch ngày 23/4: VN Index thử thách ngưỡng hỗ trợ 1.180 điểm
23/04/2025 Chứng khoán

Sau phiên điều chỉnh mạnh ngày 22/4, thị trường dự kiến tiếp tục đối mặt với áp lực bán trong phiên 23/4. VN-Index có khả năng kiểm định lại vùng hỗ trợ quanh 1.180–.200 điểm...

Nhận định phiên giao dịch ngày 22/4: Thị trường giằng co quanh ngưỡng 1.200 điểm?
Nhận định phiên giao dịch ngày 22/4: Thị trường giằng co quanh ngưỡng 1.200 điểm?
22/04/2025 Chứng khoán

Sau phiên giảm điểm mạnh ngày 21/4, VN Index lùi về mốc 1.207 điểm và tiếp tục đối mặt áp lực điều chỉnh trong ngắn hạn. Sự suy yếu của nhóm vốn hóa lớn cùng thanh khoản suy giảm phản ánh tâm lý thận trọng lan rộng trên thị trường.

Chứng khoán tuần mới (từ 21/4 đến 25/4): Nhịp chỉnh lành mạnh?
Chứng khoán tuần mới (từ 21/4 đến 25/4): Nhịp chỉnh lành mạnh?
21/04/2025 Chứng khoán

Thị trường chứng khoán Việt Nam kết thúc tuần giao dịch giữa tháng 4 với diễn biến giằng co và thanh khoản suy yếu, phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư sau...

Nhận định phiên giao dịch ngày 21/4: Chờ kiểm định vùng cản, ưu tiên bảo toàn lợi nhuận
Nhận định phiên giao dịch ngày 21/4: Chờ kiểm định vùng cản, ưu tiên bảo toàn lợi nhuận
21/04/2025 Chứng khoán

Sau nhịp hồi phục và tiến sát vùng 1.220 điểm trong phiên 18/4, thị trường đang bước vào giai đoạn thử thách khi tiếp cận vùng kháng cự mạnh 1.235 – 1.255 điểm....

Nhận định phiên giao dịch ngày 18/4: Cơ hội kiểm định vùng kháng cự gần nhưng rủi ro vẫn hiện hữu
Nhận định phiên giao dịch ngày 18/4: Cơ hội kiểm định vùng kháng cự gần nhưng rủi ro vẫn hiện hữu
18/04/2025 Chứng khoán

Sau phiên giao dịch ngày 17/4 hồi phục ấn tượng vào cuối phiên, thị trường được kỳ vọng sẽ có nhịp tăng điểm kiểm nghiệm vùng kháng cự 1.225 – 1.230 điểm...

Nhận định phiên giao dịch ngày 17/4: Rủi ro điều chỉnh sâu vẫn hiện hữu
Nhận định phiên giao dịch ngày 17/4: Rủi ro điều chỉnh sâu vẫn hiện hữu
17/04/2025 Chứng khoán

Thị trường tiếp tục chịu áp lực bán mạnh trong phiên 16/4, đẩy VN Index lùi sát ngưỡng hỗ trợ quan trọng 1.200 điểm. Tâm lý thận trọng gia tăng khi dòng tiền suy yếu...

Cổ phiếu ngân hàng đi ngược sóng gió thuế quan?
Cổ phiếu ngân hàng đi ngược sóng gió thuế quan?
16/04/2025 Chứng khoán

Giữa làn sóng của thuế quan Mỹ, ngân hàng được cho là "điểm sáng" của thị trường chứng khoán Việt Nam với tiềm năng dài hạn, song, cần có sự sàng lọc.

Nhận định phiên giao dịch ngày 16/4: Có thể kiểm định lại vùng hỗ trợ quanh mốc 1.220 điểm
Nhận định phiên giao dịch ngày 16/4: Có thể kiểm định lại vùng hỗ trợ quanh mốc 1.220 điểm
16/04/2025 Chứng khoán

Thị trường vừa có phiên điều chỉnh khi áp lực chốt lời lan rộng, đặc biệt ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và các ngành xuất khẩu chịu tác động từ chính sách thuế mới của Mỹ. Nhiều khả năng, VN Index sẽ kiểm định vùng hỗ trợ quanh mốc 1.220 điểm.

Nhận định phiên giao dịch ngày 15/4: Rung lắc có thể xuất hiện quanh vùng 1.260–1.275 điểm
Nhận định phiên giao dịch ngày 15/4: Rung lắc có thể xuất hiện quanh vùng 1.260–1.275 điểm
15/04/2025 Chứng khoán

Chỉ số VN Index đã khép lại phiên giao dịch ngày 14/4 ở mức 1.241,44 điểm, tăng 18,98 điểm (+1,55%), kéo dài chuỗi tăng điểm lên con số 3. ...

Chứng khoán tuần mới (từ 14 đến 18/4): Cẩn trọng chờ xu hướng mới
Chứng khoán tuần mới (từ 14 đến 18/4): Cẩn trọng chờ xu hướng mới
14/04/2025 Chứng khoán

Dưới tác động của thông tin quốc tế và tâm lý nhà đầu tư, thị trường chứng khoán Việt Nam trong tuần từ ngày 7 đến 11/4/2025 đã trải qua một hành trình đầy biến động, phản ánh rõ nét trạng thái "sốc – phản ứng – phục hồi" của dòng tiền trước các tín hiệu địa chính trị và kinh tế vĩ mô.

Nhận định phiên giao dịch ngày 14/4: Nhà đầu tư không nên quá lạc quan
Nhận định phiên giao dịch ngày 14/4: Nhà đầu tư không nên quá lạc quan
14/04/2025 Chứng khoán

Sau tuần giao dịch “tàu lượn” đầy cảm xúc với những cú giảm sâu rồi bật tăng kỷ lục, thị trường đang bước vào nhịp hồi phục kỹ thuật....

Nhận định phiên giao dịch ngày 11/4: Thận trọng sau phiên bùng nổ lịch sử
Nhận định phiên giao dịch ngày 11/4: Thận trọng sau phiên bùng nổ lịch sử
11/04/2025 Chứng khoán

Sau phiên bùng nổ lịch sử ngày 10/4, thị trường đang bước vào giai đoạn nhạy cảm, nơi nhà đầu tư cần thận trọng trước nguy cơ điều chỉnh kỹ thuật và áp lực chốt lời trong ngắn hạn.

Chứng khoán tăng sốc, thanh khoản yếu, nhà đầu tư nên làm gì?
Chứng khoán tăng sốc, thanh khoản yếu, nhà đầu tư nên làm gì?
11/04/2025 Chứng khoán

Diễn biến thay đổi chóng mặt chỉ sau một đêm, chứng khoán Việt Nam tăng mạnh nhất lịch sử, tín hiệu khả quan đã xuất hiện vẫn được cho là ẩn số.

VN-Index tăng đứng với 355 mã “tím trần”
VN-Index tăng đứng với 355 mã “tím trần”
10/04/2025 Chứng khoán

Mở phiên sáng (10/4), VN-Index tăng mạnh nhất lịch sử với 73 điểm (+6,68%), toàn bộ 30/30 mã cổ phiếu "trụ" tăng trần.

Sau khi bị hủy niêm yết, Angimex bị 3 ngân hàng phong tỏa tài sản
Sau khi bị hủy niêm yết, Angimex bị 3 ngân hàng phong tỏa tài sản
10/04/2025 Chứng khoán

Mới đây, công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex), với mã chứng khoán AMG, đã công bố thông tin bất thường về việc tài khoản của công ty...

VnFinance
vnfinance.vn
VnFinance
VnFinance
VnFinance