Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng
Năm 2023, điều kiện kinh tế không thuận lợi đã tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận và nợ xấu tại nhóm công ty tài chính tiêu dùng.
>>> LPBank đang "miệt mài" rao bán bất động sản của khách để xử lý nợ xấu
Các công ty tài chính đang làm ăn ra sao?
Sự khó khăn của thị trường tài chính tiêu dùng đã và đang ngấm sâu dần vào hoạt động của các công ty tài chính tiêu dùng, đặc biệt là những công ty chiếm thị phần lớn.
Đầu tiên phải nhắc tới VietCredit. Khác với những "ông lớn" trong ngành với các sản phẩm chính tập trung là cho vay tín chấp tiêu dùng (mua sắm hàng hoá) thì VietCredit lại tập trung vào các dòng sản phẩm như thẻ tín dụng, cho vay tiểu thương trả góp và sau đó là mua trước trả sau (từ tháng 8/2021).
Giai đoạn 2017 - 2022, tổng thu nhập hoạt động của VietCredit tăng trưởng mạnh, cao nhất lên tới 1.456 tỷ đồng. Dù con số tổng thu nhập lên tới nghìn tỷ, chi phí trích lập dự phòng rủi ro của công ty tăng. Cùng với đó, chi phí hoạt động cũng bị đội lên. Chính vì vậy, lợi nhuận tại VietCredit các năm chỉ vỏn vẹn vài chục tỷ đồng. (2017 lãi trước thuế 12 tỷ, 2018 lỗ tới 52 tỷ,.. năm 2022 lãi 76 tỷ song vẫn tăng 52% so với năm trước)
Năm 2023, dù ghi nhận khoản lãi đột biến trong quý IV nhờ xử lý nợ xấu song lợi nhuận cả năm của VietCredit vẫn giảm sâu 66% so với năm 2022, xuống còn 25,6 tỷ đồng do hoạt động kinh doanh chính sụt giảm và chi phí dự phòng tăng cao.
>>> SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?
VietCredit tiền thân là Công ty Tài chính Cổ phần Xi măng (CFC) thành lập ngày 29/5/2008 với vốn điều lệ ban đầu là 300 tỷ đồng. Ba cổ đông sáng lập của công ty là Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel) chiếm 61,5% vốn điều lệ.
Công ty tài chính tiêu dùng này được mong chờ sẽ tạo ra sự đột phá khi cơ cấu cổ đông ngoài Vietcombank còn có Ngân hàng TMCP Bản Việt (nắm 4,96% vốn năm 2016) và Công ty Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt (nắm 4,96% vốn năm 2016).
Đến tháng 5/2018, công ty chính thức tham gia vào thị trường tài chính tiêu dùng. Ngày 18/6/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã cấp đổi giấy phép thành lập và hoạt động cho Công ty tài chính cổ phần Xi Măng. Theo đó, công ty đổi tên thành Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt (VietCredit Finance Company), đồng thời tăng vốn điều lệ lên gần 688 tỷ đồng. Vào năm 2021, các cổ đông sáng lập và định chế tài chính trên đã thoái toàn bộ vốn khỏi VietCredit, chỉ còn lại Vicem.
Một công ty tài chính khác là HD Saison cũng báo lãi trước thuế năm 2023 giảm tới 42% so với năm 2022, xuống còn 660 tỷ đồng và thu nhập hoạt động đạt 5.959 tỷ đồng, tăng 4,5% so với năm 2022.
Ra đời khá sớm từ những năm 2014, FE Credit có tiền thân là bộ phận Tài chính tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Lợi nhuận trước thuế của FE Credit đã ghi nhận tăng trưởng mạnh trong các năm 2016, 2017, vượt ngưỡng 4.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 50% thu nhập ròng của ngân hàng hợp nhất) thì chững lại, sau đó dần sụt giảm mạnh trong các năm tiếp theo.
Sau nhiều năm đóng góp hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận vào ngân hàng mẹ, FE Credit đang trải qua thời điểm khó khăn của thị trường tài chính tiêu dùng. Năm 2022, FE Credit ghi nhận mức lỗ kỷ lục 3.937 tỷ đồng. Đến năm 2023, công ty tài chính này vẫn lỗ nhưng đã giảm còn hơn 3.500 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh của FE Credit đã ghi nhận những kết quả khởi sắc khi có lãi trong hai quý liên tiếp.
Đối với Công ty TNHH MTV Home Credit Việt Nam hiện chưa công bố kết quả kinh doanh năm 2023. Theo số liệu mới nhất, 6 tháng đầu năm 2023, công ty tài chính này thu về hơn 211 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương ứng tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) là 3,22%. Vừa qua, Home Credit đã chính thức về tay người Thái với giá gần 21.000 tỷ đồng.
Nợ xấu tiếp tục là nỗi lo tại các công ty tài chính
Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản của VietCredit đã tăng 4,9% so với đầu năm đạt 6.852 tỷ đồng, số dư cho vay khác hàng tăng 4,6%, lên 4.621 tỷ đồng. Cả hai kết quả trên đều cải thiện so với cuối quý III/2023, khi cả tổng tài sản và cho vay khách hàng đều đi xuống.
Nợ xấu của VietCredit tính đến thời điểm 31/12/2023 đã lên tới 853 tỷ đồng, tăng 62% so với đầu năm, tương ứng tỷ lệ nợ xấu ngưỡng 18,47% trong khi hồi đầu năm ỏ mức 11,88%.
Hiện VietCredit vẫn còn tài sản gán nợ, chuyển giao chờ xử lý là các tàu biển đã và đang chờ hoàn thiện. Trong năm 2023, VietCredit đã thanh lý được một tàu biển CFC 3 của CTCP Hương Thủy. Hiện công ty vẫn còn 4 tàu biển khác, với giá trị ghi sổ là 113,5 tỷ đồng, giảm 7 tỷ đồng so với cuối năm 2022 do khấu hao.
Còn tại FE Credit, trong báo cáo mới về ngân hàng VPBank, Chứng khoán MB (MBS) cho biết, tính đến cuối năm 2023, tỷ lệ nợ xấu (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5) và nợ nhóm 2 của FE Credit lần lượt ở mức 17,8% và 11,9%, nhích nhẹ so với cuối quý III. Tuy nhiên nếu so với quý II/2023, nợ xấu đã có sự cải thiện đáng kể. Tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm hai vào thời điểm cuối quý II từng đạt 28,4% và 10,3%.
Tại HD Saison, tính đến cuối năm 2023 ghi nhận dư nợ đạt 16.086 tỷ đồng, giảm so với năm 2022. Số dư nợ xấu của HD Saison ở mức 1.225 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ nợ xấu 7,6%. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu dưới 8% vẫn có thể coi là tích cực trong bối cảnh tình hình khó khăn với toàn ngành tài chính ngân hàng.
Có thể thấy, kết quả kinh doanh của nhóm công ty tài chính tiêu dùng đi xuống trong bối cảnh tệp khách hàng chính của họ rơi vào khó khăn, kéo theo nợ xấu tăng nhanh.
Trước đó, ngày 24/5/2023, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã có công văn gửi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về sơ kết năm thứ 4 thực hiện Chỉ thị 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đen, đồng thời có nhiều kiến nghị, đề xuất để góp phần ngăn chặn đẩy lùi tín dụng đen.
Theo đó, những tháng đầu năm 2023, hoạt động của các công ty tài chính tiêu dùng do Ngân hàng Nhà nước cấp phép gặp nhiều khó khăn, nhất là hoạt động thu nợ.
VNBA cho biết, gần đây xảy ra hiện tượng "rủ nhau" bùng nợ từ một bộ phận khách hàng sau những thông tin cơ quan điều tra khởi tố một số đối tượng đòi nợ khủng bố, đòi nợ phản cảm nở rộ, gây những tác động xấu tới thị trường, ảnh hưởng lớn đến hoạt động thu nợ của các công ty tài chính tiêu dùng.
Bên cạnh đó, nhân viên thu hồi nợ của công ty tài chính bị ảnh hưởng tâm lý về việc bị đe dọa ngược từ khách hàng, hoang mang, lo lắng vì nhiều thông tin trái chiều từ hoạt động kiểm tra của cơ quan chức năng. Việc khách hàng chậm trả nợ khiến cho các công ty tài chính tiêu dùng phải tăng chi phí cho hoạt động nhắc nợ, đòi nợ bao gồm vận hành, nhân lực và chi phí pháp lý.
TIN LIÊN QUAN
-
Triệt phá hàng loạt công ty luật, công ty tài chính hoạt động đòi nợ kiểu “xã hội đen”
-
Dư nợ cho vay phục vụ nhu cầu đời sống giảm hơn 60.000 tỷ đồng
-
Nợ vay tăng mạnh, Taseco Land thế chấp loạt tài sản lớn
-
Nợ vay "phình to", các doanh nghiệp bất động sản đang trả lãi ra sao?
-
Hạ tầng Đèo Cả lãi trăm tỷ, chi hơn 3 tỷ đồng/ngày để trả phí lãi vay
-
Áp lực nợ vay tại "trùm BOT" Tasco đang tăng cao?
-
Ngân hàng đang "cầm chừng" cho vay cá nhân?
Đồng đô la đã tăng lên mức cao nhất trong gần 2 tháng
Theo Reuters đưa tin, ngày 3 10 đồng đô la đã tăng lên mức cao nhất trong gần 2 tháng so với đồng Yen khi sự vững mạnh của thị trường việc làm Hoa Kỳ củng cố cho đồn đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ không vội vàng cắt giảm lãi suất.
Giá vàng hôm nay (3/10): Thị trường thế giới quay đầu giảm
Giá vàng thế giới hôm nay (3/10) giảm nhẹ khi đồng USD hồi phục và thị trường chứng kiến hoạt động chốt lời của các nhà đầu tư sau phiên tăng mạnh trước đó.
Điểm tin ngân hàng ngày 3/10: Tài khoản không xác thực thông tin CCCD sẽ bị dừng giao dịch
NCB ra mắt tính năng mở tài khoản qua ứng dụng VNeiD và website ưu đãi mới; Tăng cường giám sát hoạt động của các đại lý thu đổi ngoại tệ tại TP HCM;...
Chủ tịch HĐQT VietBank và người có liên quan sở hữu tỷ lệ lớn nhất 11,89%
Ông Dương Nhất Nguyên - Chủ tịch HĐQT VietBank và những người có liên quan trong gia đình nắm giữ số lượng cổ phiếu lớn nhất với tỷ lệ 11,89%.
Giá vàng hôm nay (2/10): Thị trường thế giới tăng mạnh
Giá vàng thế giới hôm nay (2/10) tăng mạnh khi được thúc đẩy bởi nhu cầu tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn của các nhà đầu tư...
Điểm tin ngân hàng ngày 2/10: Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tháng 10 tăng nhẹ
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục bơm ròng thanh khoản vào cuối quý III/2024; SCB điều chỉnh hạn mức chuyển tiền nhanh Napas 247 cho khách hàng cá nhân;...
Giá vàng hôm nay (1/10): Thị trường trong nước và thế giới trái chiều
Giá vàng thế giới hôm nay (1/10) giảm khi chứng kiến hoạt động bán chốt lời từ các nhà đầu tư. Tại thị trường trong nước, giá vàng đồng loạt tăng ở cả chiều mua và bán.
Điểm tin ngân hàng ngày 1/10: Dong A Bank tiếp tục tăng lãi suất tiết kiệm
Cảnh giác trước lừa đảo liên quan đến xác thực sinh trắc học; Triển khai chuyển đổi tài khoản thu phí sang tài khoản giao thông;...
SeABank dành 5.000 tỷ đồng cho vay khách hàng cá nhân bổ sung vốn kinh doanh
Nhằm tiếp tục tri ân và hỗ trợ tối đa cho khách hàng nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tiếp tục triển khai...
Diễn biến trái chiều về dự phòng rủi ro cho vay tại loạt ngân hàng
Trong khi nhiều ngân hàng tăng mức dự phòng rủi ro cho vay, có nơi lên đến hơn 20%-30%, một số khác lại giảm dự phòng rủi ro trong 6 tháng đầu năm 2024.
Giá vàng hôm nay (30/9): Thị trường thế giới giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
Giá vàng thế giới hôm nay (30/9) giảm trong phiên giao dịch đầu tuần. Cuộc khảo sát vàng của Kitco News cho thấy các chuyên gia đang cân bằng giữa kỳ vọng tăng...
Điểm tin ngân hàng ngày 30/9: Đề xuất thắt chặt chính sách tín dụng với người đầu cơ bất động sản
VND đã tăng giá so với USD trong tháng 9; NHNN tiếp tục hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng; Đề xuất thắt chặt cấp tín dụng cho nhóm khách khách hàng...
PGBank mua lại trái phiếu 500 tỷ đồng trước hạn
Ngày 25 9, PGBank đã mua lại trước hạn toàn bộ 500 tỷ đồng trái phiếu của mã PGBL2325001, đây cũng là lô trái phiếu duy nhất đang lưu hành của PGBank.
Giá vàng trong tuần (23/9-29/9): Ghi nhận tuần tăng thứ ba liên tiếp
Giá vàng trong tuần (23/9-29/9) tăng trong phiên giao dịch đầu tuần. Tại phiên giao dịch giữa tuần, vàng tiếp tục giữ đà tăng giá...
Điểm tin ngân hàng tuần qua: Hơn 94.000 khách hàng vay vốn bị thiệt hại sau bão Yagi
VietinBank sắp họp ĐHĐCĐ bất thường; Sacombank vẫn chưa thể xử lý khoản nợ xấu 5.833 lượng vàng SJC; Nguy cơ nợ xấu tăng vọt, các ngân hàng đua nhau xin giãn...
Điểm tin ngân hàng ngày 28/9: Điều chuyển chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng giữa các ngân hàng
ADB viện trợ 2 triệu USD hỗ trợ Việt Nam ứng phó thiên tai do bão Yagi; Vietbank tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng; Rao bán khoản nợ xấu của Bệnh viện...
VIS Rating: Dư nợ bất động sản lớn, khoảng 50% trái phiếu đáo hạn của các chủ đầu tư trong 12 tháng
Theo báo cáo của VIS Rating, tình hình vay nợ của các doanh nghiệp bất động sản tăng cao trong nửa đầu năm 2024. Khả năng trả nợ của một số công ty...
Techcombank tham gia đồng sáng lập Trung tâm cách mạng công nghiệp thứ 2 của Đông Nam Á
Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thành phố (HEF) lần thứ 5 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP HCM", Ngân hàng TMCP Kỹ thương...
Ấn Độ nhập khẩu vàng tăng gấp 3 lần
Nhu cầu vàng của Ấn Độ dự báo sẽ tăng mạnh trong vài tháng tới khi thuế nhập khẩu được cắt giảm và mùa lễ hội, mùa cưới hứa hẹn sẽ thúc đẩy hoạt động mua vàng tại quốc gia tiêu thụ kim loại quý lớn thứ hai thế giới này.