Nộp ngân sách cao kỷ lục, Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long đang thắng lớn
Tập đoàn Hoà Phát đang "ăn nên làm ra" và đóng ngân sách Nhà nước cao kỷ lục trong năm qua. Tuy nhiên, sự cạnh tranh từ thép nhập khẩu và bài toán thị trường nội địa liệu có ảnh hưởng đến đà tăng trưởng của thép Hòa Phát?
Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG) do tỷ phú Trần Đình Long đứng đầu vừa công bố kết quả kinh doanh ấn tượng. Năm 2024, doanh nghiệp này đã đóng góp hơn 13.400 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước – mức cao nhất kể từ khi hoạt động theo mô hình tập đoàn và niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE).

Số nộp ngân sách của Hòa Phát năm 2024 tăng 48% so với cùng kỳ năm trước (hơn 9.000 tỷ đồng). Trong đó, các công ty thành viên đóng góp lớn nhất gồm: Thép Hòa Phát Dung Quất, Thép Hòa Phát Hải Dương, Ống thép Hòa Phát, Điện lạnh Hòa Phát, Xây dựng & Phát triển Đô thị Hòa Phát, Thép Hòa Phát Hưng Yên.
Tổng số thuế, phí các loại do Công ty Thép Hòa Phát Dung Quất nộp vào ngân sách, bao gồm thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu, thuế nội địa…, đạt hơn 9.600 tỷ đồng. Đây là công ty thành viên đóng góp lớn nhất trong hệ thống Tập đoàn Hòa Phát.
Thép Hòa Phát Hải Dương là công ty đóng góp ngân sách lớn thứ hai trong Tập đoàn Hòa Phát, với hơn 1.370 tỷ đồng. Ngoài ra, một số công ty thành viên khác cũng có số nộp ngân sách đáng kể, bao gồm Ống thép Hòa Phát, Điện lạnh Hòa Phát, Xây dựng & Phát triển Đô thị Hòa Phát, Thép Hòa Phát Hưng Yên…
Ông lớn quen mặt trong ngành thép

Hòa Phát là tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam, thành lập năm 1992. Doanh nghiệp hoạt động trên 5 lĩnh vực: Gang thép, Sản phẩm thép, Nông nghiệp, Bất động sản, Điện máy gia dụng, với hệ sinh thái sản phẩm đa dạng, chất lượng cao. Hiện Hòa Phát đang hoạt động tại 26 tỉnh, thành phố, tạo việc làm cho gần 33.000 lao động và đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước.
Từ năm 2007 - thời điểm niêm yết trên thị trường chứng khoán, đến ngày 31/12/2024, tổng số tiền Hòa Phát đã nộp vào ngân sách Nhà nước lên tới gần 88.000 tỷ đồng.
Về hoạt động kinh doanh, luỹ kế cả năm 2024 Hòa Phát đạt 140.560 tỷ đồng doanh thu, tăng 17% so với năm trước, đạt kế hoạch 2024 nhưng vẫn chưa thể chạm tới mức đỉnh của giai đoạn 2021 - 2022.
Trong năm 2024, sản lượng thép thô của Hòa Phát đạt 8,7 triệu tấn, tăng 30% so với năm 2023. Tổng sản lượng tiêu thụ các sản phẩm thép, bao gồm HRC, thép xây dựng, thép chất lượng cao và phôi thép, đạt 8,1 triệu tấn, tăng 20% so với năm trước.
Dù sản lượng thép dài, đặc biệt là thép xuất khẩu, tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng thép cuộn cán nóng (HRC) lại gặp nhiều khó khăn. Hòa Phát ghi nhận sản lượng HRC đạt 2,93 triệu tấn, chỉ tăng nhẹ 5%, thấp hơn đáng kể so với mức tăng trưởng chung của ngành thép dài. Nguyên nhân chủ yếu là do HRC phải cạnh tranh gay gắt với thép nhập khẩu giá rẻ.
Trong nước, Hòa Phát tiếp tục dẫn đầu thị trường thép dài và ống thép, với thị phần lần lượt đạt 37,6% và 27,7%. Doanh nghiệp cũng thuộc top 5 nhà sản xuất tôn mạ lớn nhất, chiếm 8,2% thị phần. Sản phẩm của Hòa Phát hiện diện trong nhiều công trình hạ tầng trọng điểm như sân bay và các tuyến Metro tại Hà Nội, TP.HCM.
Trên thị trường quốc tế, thép Hòa Phát đã có mặt tại gần 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, đóng góp 31% tổng doanh thu năm 2024. Ở mảng sản phẩm hạ nguồn, doanh nghiệp tiêu thụ hơn 708.000 tấn ống thép (tăng hơn 3%), 446.000 tấn tôn mạ (tăng 36%) và 134.000 tấn thép dự ứng lực (tăng 28%).
Hòa Phát chính thức bước vào lĩnh vực nông nghiệp từ năm 2015 và hiện đang vận hành hệ thống trang trại chăn nuôi heo, bò Úc, trứng gà, cùng các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Năm 2024, mảng nông nghiệp của Hòa Phát tiếp tục tăng trưởng với doanh thu đạt 7.081 tỷ đồng, tăng 12% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.038 tỷ đồng, gấp 5 lần cùng kỳ. Nhờ kết quả ấn tượng này, nông nghiệp trở thành “gà đẻ trứng vàng” đóng góp lớn thứ hai vào tổng lợi nhuận của tập đoàn.
Ở lĩnh vực bất động sản, Hòa Phát hiện sở hữu hơn 1.100 ha đất khu công nghiệp và đặt mục tiêu thu hút mạnh dòng vốn FDI. Trong thời gian tới, tập đoàn dự kiến phát triển thêm 3 khu công nghiệp mới, mở rộng quỹ đất sạch và đầu tư hạ tầng kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Lĩnh vực điện máy gia dụng cũng ghi nhận sự tăng trưởng tích cực nhờ vào việc ra mắt hàng loạt sản phẩm mới, mở rộng danh mục và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Ngoài ra, dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 đang được triển khai đúng tiến độ. Giai đoạn 1 dự kiến đi vào vận hành trong năm 2025, trong khi giai đoạn 2 sẽ hoàn thành vào cuối năm 2025 hoặc đầu năm 2026.
Dự án này tập trung sản xuất các dòng thép chiến lược, bao gồm thép cuộn cán nóng (HRC), thép chất lượng cao và thép đặc biệt phục vụ các ngành công nghiệp ô tô, tàu biển, đóng tàu và gia công kết cấu.
"Cam kết giai đoạn 2025 đến 2030 phát triển tối thiểu 15%"
Theo thông tin trên Báo Chính Phủ, phát biểu tại cuộc gặp gỡ các doanh nghiệp lớn sáng 10/2 vừa qua do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát nêu rõ, mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế thì Hòa Phát cũng như vậy.
“Chúng tôi cam kết giai đoạn 2025 đến 2030 phát triển tối thiểu 15%", ông Long nói.
Ông Trần Đình Long cho biết, hiện tại, ngành thép Việt Nam nhập khẩu khoảng 30 triệu tấn quặng mỗi năm để làm nguyên liệu sản xuất, chiếm tới 95% tổng nhu cầu.

Ông Long nêu kiến nghị: Chúng ta có 2 mỏ lớn là Quý Sa và Thạch Khê. Mỏ sắt Thạch Khê là mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á, quy mô khoảng 500 triệu tấn, nằm tại Hà Tĩnh. Ông cho rằng cần triển khai việc khai thác mỏ Thạch Khê để giải quyết cơ bản nguồn nguyên liệu hàng năm, tiết kiệm ngoại tệ.
Giai đoạn 2025-2030, nguồn vốn đầu tư công dự kiến sẽ ở mức rất lớn, đặc biệt dành cho các dự án hạ tầng trọng điểm như đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM và tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Đây được xem là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong ngành.
Chủ tịch Hòa Phát cho biết, tập đoàn đang cân nhắc đầu tư nhà máy sản xuất ray với số vốn khoảng 10.000 tỷ đồng để đón đầu xu hướng phát triển hạ tầng trong nước.
Tuy nhiên, ông Trần Đình Long nhấn mạnh rằng ray đường sắt là một sản phẩm đặc thù, nếu không được sử dụng cho các dự án trong nước thì khó có đầu ra. Vì vậy, Hòa Phát mong muốn có một văn bản chính thức, chẳng hạn như một Nghị quyết, để tạo sự yên tâm cho doanh nghiệp khi đầu tư và sản xuất phục vụ các dự án hạ tầng.
Chủ tịch Hòa Phát cam kết đảm bảo cung cấp thép chế tạo cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam để thực hiện các dự án. Theo ước tính, nhu cầu có thể lên tới 10 triệu tấn thép và Hòa Phát sẵn sàng đáp ứng đầy đủ với chất lượng đạt chuẩn, tiến độ giao hàng đảm bảo, đồng thời giá cả cạnh tranh hơn so với thép nhập khẩu.
Trước đó, ngày 9/2, trong chuyến công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất. Ông động viên tập đoàn tiếp tục nghiên cứu, sản xuất ray thép chất lượng cao để phục vụ dự án đường sắt tốc độ cao.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng biểu dương những thành tựu mà Hòa Phát đạt được sau 8 năm đầu tư tại Quảng Ngãi, đồng thời bày tỏ sự tự hào về đóng góp của doanh nghiệp. Ông cũng đánh giá cao sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc tạo điều kiện thuận lợi để dự án của Hòa Phát phát triển.
Mới đây nhất, vào chiều ngày 9/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải chủ trì họp phiên thứ 16 của Ban chỉ đạo.
Liên quan tới các dự án đường sắt, một số doanh nghiệp đã được giao nhiệm vụ cụ thể. Trong đó, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tập đoàn Hòa Phát được giao sản xuất đường ray, Tập đoàn Trường Hải sản xuất toa tàu, Tập đoàn VinGroup triển khai tàu điện ngầm từ nội đô TP.HCM tới Cần Giờ.
Với tầm nhìn dài hạn, chiến lược mở rộng quy mô sản xuất và sự đồng hành của chính sách, Hòa Phát liệu có thể bứt phá mạnh mẽ trong giai đoạn 2025-2030?
Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 10/3, cổ phiếu HPG giao dịch ở mức 27.950 đồng/cổ phiếu.
VinFast đầu tư 190 triệu USD xây ‘đại bản doanh’ xe điện công suất 50.000 xe/năm tại Indonesia
Tổng số vốn lên tới 190 triệu USD sẽ được sử dụng để xây dựng nhà máy lắp ráp xe điện tại Subang, tỉnh Tây Java – dự án chiến lược...
Dự án Nhiệt điện LNG Nghi Sơn trị giá hơn 2,2 tỷ USD tái mời thầu
Thị trường năng lượng Việt Nam vừa chứng kiến một diễn biến đáng chú ý khi Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa) chính thức tái mời thầu dự án Nhà máy...
DRC báo lãi quý thấp nhất trong 10 năm qua
Theo báo cáo tài chính quý I của Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng (HOSE: DRC), lợi nhuận sau thuế của Công ty chỉ đạt 9,47 tỷ đồng, giảm gần 81% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất trong 10 năm qua của doanh nghiệp này.
Địa ốc First Real (FIR) phục hồi ngoạn mục: Quý II báo lãi gần 19 tỷ, dư nợ giảm mạnh
Quý II/2025 đánh dấu sự phục hồi rõ nét của First Real khi công ty báo lãi sau thuế gần 19 tỷ đồng, trái ngược hoàn toàn với mức lỗ cùng kỳ năm 2024.
Angkor Milk – quân bài chiến lược giúp Vinamilk (VNM) bứt tốc tại thị trường quốc tế
Chỉ sau một thập kỷ, Angkor Milk – công ty con của Vinamilk – đã vươn lên nắm giữ hơn 30% thị phần sữa tại Campuchia, từ mức khởi đầu chỉ 6%.
REE tăng trưởng quý I ấn tượng nhờ thủy điện, kỳ vọng lớn vào điện mặt trời thả nổi
Động lực tăng trưởng chủ yếu của REE trong quý đầu năm đến từ mảng thủy điện nhờ điều kiện thủy văn thuận lợi, cùng với đó, công ty tiếp tục đẩy mạnh chiến lược phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là mảng điện mặt trời thả nổi.
Thép Việt Úc huy động hơn 1.498 tỷ đồng đầu tư Khu công nghiệp Mỹ Thái gần 1.800 tỷ đồng
Sau khi được chấp thuận là nhà đầu tư Khu công nghiệp Mỹ Thái, công ty Cổ phần Thép Việt Úc đang triển khai kế hoạch bồi thường, giải phóng mặt bằng cho dự án có tổng vốn đầu tư 1.798,3 tỷ đồng, trong đó 300 tỷ đồng là vốn chủ sở hữu, còn lại 1.498,3 tỷ đồng được huy động và vay.
Vietcombank tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trên thị trường ngoại hối với danh hiệu “Best FXall Taker” năm 2024
Năm 2024, cùng với những diễn biến khó lường trên thị trường tài chính quốc tế, nền kinh tế Việt Nam cũng chứng kiến nhiều biến động phức tạp và thử thách. Trong bối cảnh...
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2025 tăng trưởng 14,6%
Tập đoàn Bảo Việt vừa công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2025 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng...
Tham gia siêu dự án gần 6.000 tỷ, đón tin vui loạt KCN: Kinh Bắc đặt tham vọng doanh thu 10.000 tỷ năm 2025
Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HOSE: KBC) đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 10.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 3.200 tỷ đồng trong năm nay....
Dự án BT tại “đất vàng” được gỡ vướng, cổ phiếu CII tăng tốc trở lại: Ông lớn hạ tầng đặt mục tiêu 2025...
Thông tin tháo gỡ pháp lý cho dự án BT nghìn tỷ tại Thủ Thiêm giúp cổ phiếu CII bật tăng trở lại. Ông lớn hạ tầng lên kế hoạch phát triển mạnh mẽ...
Công ty điện 2.000 tỷ của ông Phạm Nhật Vượng 'hút' 35 triệu cổ phiếu VIC, sắp triển khai hàng loạt dự án nghìn tỷ
Với mục tiêu củng cố nguồn lực tài chính và đẩy mạnh chiến lược năng lượng tái tạo, VinEnergo vừa nhận chuyển nhượng 35 triệu cổ phiếu VIC từ ông Phạm Nhật Vượng...
ĐHĐCĐ FECON (FCN): Tham vọng vươn tầm với doanh thu 5.000 tỷ đồng năm 2025
Ngày 28/4, Công ty CP FECON (mã chứng khoán: FCN) tổ chức thành công Đại hội cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch lợi nhuận sau thuế hợp...
Chạm mốc lợi nhuận 1.177 tỷ đồng trong quý I, Vincom Retail (VRE) lên kế hoạch lãi kỷ lục gần 10.000 tỷ năm 2025
Vincom Retail vừa công bố kết quả tài chính quý I/2025 với những tín hiệu tích cực, bất chấp sự giảm sút trong mảng bất động sản.
"Ông lớn" bán vàng PNJ lên kế hoạch 2025 đầy thận trọng, dự kiến chia cổ tức tiền mặt 20%
Trước diễn biến bất lợi từ thị trường vàng, PNJ bước vào năm 2025 với chiến lược thận trọng và dự kiến chia cổ tức tiền mặt 20% và duy trì ổn định lợi nhuận.
Sắp IPO sau 8 năm “ngủ đông”, liệu chuỗi cà phê lớn nhất Việt Nam Highlands Coffee có giữ vững định giá 800 triệu USD?
Highlands Coffee – “gã khổng lồ” ngành cà phê Việt – đang tăng tốc trở lại đường đua IPO sau thời gian dài trì hoãn, với khát vọng bứt phá thị trường nội địa...
IDICO Ninh Bình lập kế hoạch bồi thường, giải phóng mặt bằng cho Khu công nghiệp hơn 400 ha
Sau khi được cấp nhận đầu tư, mới đây công ty Cổ phần IDICO Ninh Bình đang lên kết hoạch bồi thường GPMB khu công nghiệp hơn 400ha....
TP.HCM "thăng hạng" hạ tầng số nhờ cú hích từ trung tâm dữ liệu nghìn tỷ của Viettel
Sự kiện khởi công trung tâm dữ liệu 140 MW của Viettel tại Củ Chi (TP.HCM) vào ngày 23/4 không chỉ là dấu mốc quan trọng của tập đoàn mà còn mang đến kỳ vọng...
PSI hướng đến trở thành công ty chứng khoán hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng
Ngày 25/4, Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí (PSI) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Tại sự kiện, ban lãnh đạo PSI đã chia sẻ chiến lược...
Xem nhiều




