Phát hành trái phiếu DN để xây cao tốc: Đúng và chặt...
Theo chuyên gia, phát hành trái phiếu doanh nghiệp để xây cao tốc là hợp lý nhưng phương án tài chính phải chứng minh hiệu quả.
Theo mục tiêu đã đề ra, từ nay đến năm 2030, Việt Nam cần xây dựng thêm 3.800 km đường cao tốc. Tuy nhiên, khó khăn của các nhà đầu tư hạ tầng giao thông vận tải là nguồn vốn ngân sách không dồi dào, nguồn tín dụng ngày càng khó khăn.
Chính vì thế, các doanh nghiệp cho rằng cần phải tìm ra một giải pháp mới để huy động vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông, mà phát hành trái phiếu được coi là giải pháp mở ra lối đi cho các nhà đầu tư có thể tham gia thực hiện các dự án cao tốc theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Trao đổi với Đất Việt, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn cho đầu tư hạ tầng giao thông là một giải pháp hợp lý.
Phân tích cụ thể, ông cho biết, đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước, do hạn hẹp nên phải rà soát thật kỹ các dự án, từ đó xác định dự án nào Nhà nước bắt buộc phải bỏ tiền ra đầu tư. Tinh thần là giảm các dự án xuống mức tối đa để tập trung vốn hoàn thiện dự án nào cho xong dự án đó để đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả, sau đó mới tính đến dự án khác.
Đối với nguồn vốn vay nước ngoài, hiện nay Việt Nam đã "tốt nghiệp" ODA, gia nhập nhóm quốc gia thu nhập trung bình nên không được vay ODA giá rẻ nữa.
Đối với vốn vay ngân hàng, trước đây, Chính phủ thường đứng ra bảo lãnh cho các doanh nghiệp BOT hay cho phép các doanh nghiệp này được vay dài hạn với lãi suất thấp. Thậm chí có những thông tin về doanh nghiệp này, doanh nghiệp kia là "cánh hẩu", "sân sau" của ai đó. Cho nên, mới có tình trạng chủ đầu tư dự án BOT sau một thời gian vận hành thì "làm mình, làm mẩy", đòi trả lại dự án cho Nhà nước hoặc đề nghị Nhà nước mua lại dự án.
Cho đến nay, việc cho vay các dự án BOT đã được siết chặt. Theo ông Thịnh, một khi Chính phủ không còn bảo lãnh hay có hình thức tương tự bảo lãnh cho doanh nghiệp BOT vay nữa thì các doanh nghiệp cũng khó lòng được ngân hàng cho vay.

"Ngân hàng phải xét đến hiệu quả của dự án, đến khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo... tức phải làm rất chặt và kỹ càng. Nói cách khác, nếu theo đúng tiêu chuẩn cho vay của ngân hàng thì rất khó để chủ đầu tư BOT vay được, mà nếu có cho vay thì lãi suất cũng rất cao vì rủi ro nhiều. Đây có lẽ cũng là lý do khiến 5/8 dự án PPP của cao tốc Bắc-Nam không có nhà đầu tư do không có ngân hàng nào cấp tín dụng", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói.
Bởi nguồn vốn cho các dự án PPP giao thông không được Chính phủ bảo lãnh như trước đây nên chi phí rất cao, hoặc ngân hàng không cho vay vốn nên giải pháp khả thi nhất là phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Đối với việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp để làm các dự án hạ tầng giao thông, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh lưu ý, các trái phiếu này thường được ngân hàng hoặc công ty chứng khoán hỗ trợ phát hành. Ngân hàng hoặc công ty chứng khoán có thể có cam kết phân phối hoặc cam kết bảo lãnh trái phiếu của doanh nghiệp phát hành.
Cam kết phân phối là bảo đảm cho nhà phát hành sẽ bán hết trái phiếu, trong trường hợp không bán hết thì chính các ngân hàng, hoặc công ty chứng khoán sẽ mua trái phiếu đó cho công ty phát hành.
Đối với cam kết bảo lãnh, nếu nhà phát hành không trả được nợ cho người mua trái phiếu thì ngân hàng đứng ra bảo lãnh trả nợ.
Tuy nhiên hiện nay, trái phiếu được ngân hàng bảo lãnh phát hành ít hơn nhiều so với bảo lãnh phân phối.
"Ngân hàng không dại gì đứng ra bảo lãnh thanh toán vì rất khó, hơn nữa lãi suất cũng phải phù hợp với thị trường. Dù vậy, lãi suất này vẫn thấp hơn lãi suất đi vay ngân hàng nhiều", ông Thịnh nhận xét.
Cho rằng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng là một phương án tốt, vị chuyên gia lưu ý, dù ngân hàng hay nhà đầu tư mua thì đều phải xem xét cẩn trọng phương án tài chính của doanh nghiệp, từ đó nhận biết rủi ro, mức lãi suất doanh nghiệp đưa ra so với rủi ro có phù hợp hay không... kèm theo đó là các điều kiện khác, chẳng hạn như tài sản bảo đảm, rồi mới quyết định có nên bỏ tiền ra mua trái phiếu doanh nghiệp hay không.
"Bản thân ngân hàng cũng là một nhà đầu tư và phải tự chịu trách nhiệm với số tiền bỏ ra mua trái phiếu, nếu không may doanh nghiệp vỡ nợ thì ngân hàng mất tiền. Dĩ nhiên, so với nhà đầu tư thông thường khác, việc ngân hàng vỡ nợ có nguy cơ ảnh hưởng đến khách hàng và toàn hệ thống.
Với nhà đầu tư khác, đương nhiên đó phải là người có nhiều tiền, để không thì lãng phí, mà để gửi ngân hàng thì lãi suất thấp nên họ sẽ cân nhắc các kênh đầu tư khác, trong đó có dự án BOT. Họ phải tính toán rất nhiều thứ: từ chuyện thời gian thu hồi vốn lâu, ban đầu hiệu quả chưa có do lượng xe đi lại chưa nhiều; lãi suất có bù đắp được rủi ro hay không... Tóm lại, nhà đầu tư phải tự chịu trách nhiệm với đồng tiền của mình", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh chỉ rõ.
Đối với chủ đầu tư dự án BOT, ông đặc biệt nhấn mạnh nguyên tắc "lời ăn, lỗ chịu". Chính phủ không đứng ra bảo lãnh nữa, mà chỉ đặt ra các yêu cầu về chất lượng công trình, giá cả, thời gian thực hiện và kiểm tra chặt chẽ ngay từ đầu, còn doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm, tự lo vốn đầu tư, nhất là phải chứng minh phương án tài chính đưa ra có hiệu quả. Nếu nhà đầu tư tính toán tiết kiệm được chi phí để thu lợi mà vẫn đảm bảo chất lượng thì chấp nhận làm.
Với điều kiện như vậy, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đánh giá, hoàn toàn đúng với kinh tế thị trường.
"Còn nếu cứ giữ cách làm như trước đây - Nhà nước bảo lãnh, bảo đảm lãi cho chủ đầu tư dự án BOT thì thà rằng Nhà nước đi vay rồi tự làm còn tiết kiệm hơn nhiều, đỡ phải tính toán phức tạp hay có những góc khuất nọ kia", ông nhấn mạnh.
Trong Báo cáo thẩm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KTXH, ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm và các giải pháp 6 tháng cuối năm, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã đề cập đến những rủi ro từ việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, liên quan đến tình trạng đầu cơ đất.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, trong 6 tháng đầu năm, nhiều địa phương xảy ra tình trạng sốt đất, đầu cơ đất, nhiễu loạn thông tin quy hoạch đất, nhất là các khu vực vùng ven các đô thị lớn.
"Đề nghị Chính phủ đánh giá khả năng bong bóng tài sản và những rủi ro đến kinh tế vĩ mô. Phân tích kỹ hơn tình trạng các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu riêng lẻ gia tăng trong thời gian qua với lãi suất cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro", ông Thanh cho hay.
Báo cáo của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam cho thấy, trong 28.400 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ trong tháng 5, có tới 76% trái phiếu phát hành không có tài sản bảo đảm (chủ yếu của các ngân hàng, công ty chứng khoán).
Trong các trái phiếu lĩnh vực bất động sản, xây dựng, 26% trái phiếu phát hành không có tài sản bảo đảm hoặc bảo đảm bằng cổ phần, cổ phiếu. Lãi suất phát hành trái phiếu bất động sản chủ yếu dao động trong khoảng 9,5-11%/năm.
Theo Ủy ban Kinh tế, trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn, khiến kinh tế phục hồi không chắc chắn, nguy cơ bất ổn tài chính tại một số nước do nợ công tăng cao… tiềm ẩn nguy cơ về bong bóng tài sản khi một số quốc gia lớn thực hiện chính sách “siêu nới lỏng” về tài chính và tiền tệ, gây áp lực lạm phát, rủi ro lớn trong trung và dài hạn.
Cơ quan này đề nghị Chính phủ trong thời gian tới xác định ổn định kinh tế vĩ mô là nhiệm vụ hàng đầu, kiểm soát dịch bệnh là mục tiêu ưu tiên, kiên trì thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” phù hợp với tình hình thực tiễn và địa bàn cụ thể.
“Giám sát, kiểm soát dòng vốn có xu hướng dịch chuyển sang các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Theo dõi, dự báo tình hình nợ xấu để có giải pháp phù hợp, đặc biệt là nợ được cơ cấu lại…”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh.
KCN Dốc Đá Trắng – "Cứ điểm" chiến lược mới của Viglacera
Với quy mô lên tới 288ha và tổng vốn đầu tư hơn 1.807 tỷ đồng, Dự án Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh Kết cấu Hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Dốc Đá Trắng...
Mua lại Altair Engineering, Siemens mở rộng danh mục phần mềm công nghiệp
Tập đoàn Siemens mới đây ra công bố đã hoàn tất việc mua lại Altair Engineering Inc., một nhà cung cấp phần mềm hàng đầu trong thị trường mô phỏng và phân tích công nghiệp,...
Thâu tóm công ty AI tạo sinh của Vingroup, ‘gã khổng lồ’ ngành chip Qualcomm đang toan tính điều gì?
Vingroup vừa hoàn tất thương vụ chuyển nhượng Movian AI cho Qualcomm, đánh dấu bước tiếp theo trong chiến lược tái cấu trúc trong lĩnh vực AI của tập đoàn.
The Coffee House ngậm ngùi về tay "đại gia" với giá cực sốc sau nhiều năm lỗ nặng
Golden Gate đã hoàn tất thương vụ mua lại The Coffee House với giá 270 tỷ đồng, chỉ bằng một phần tư định giá vào năm 2021, khi chuỗi chuỗi đồ uống này được....
Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines
Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản...
Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) luôn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, không chỉ tập trung vào việc cải thiện công suất, hiệu quả hoạt động mà còn chú trọng đến bảo vệ môi trường và cải thiện các tiêu chuẩn an toàn.
Ông Phạm Nhật Vượng tiếp tục nhận thù lao 0 đồng, mạnh tay rót hơn 27.000 tỷ đồng cho công ty con
Trong năm 2024, Tập đoàn Vingroup (VIC) đã thu về 189.068 tỉ đồng doanh thu, tăng 17% so với năm 2023. Đặc biệt, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT tiếp tục...
VinFast hợp tác ‘ông lớn’ logistics hàng đầu thế giới: Giao phụ tùng siêu tốc phủ sóng châu Âu chỉ trong 24h
VinFast vừa công bố hợp tác với công ty logistics và vận chuyển hàng đầu DHL để tối ưu hóa mạng lưới phụ tùng thông tin qua gói giải pháp quản lý hậu cần.
Vì sao công ty Bách Việt chậm công bố thông tin khi không đủ điều kiện là công ty đại chúng?
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa quyết định xử phạt công ty Bách Việt do không còn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng theo quy định pháp luật...
LNG Quảng Trạch II sẽ cung cấp khoảng 9 tỷ kWh điện mỗi năm
Khi đi vào hoạt động, Nhà máy Nhiệt điện LNG Quảng Trạch II sẽ cung cấp khoảng 9 tỷ kWh điện mỗi năm, điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu điện năng cho khu...
Cập nhật tiến độ dự án khu công nghiệp hơn 2.100 tỷ đồng của THACO tại Thái Bình...
Mới đây, lãnh đạo tỉnh Thái Bình vừa tiến hành kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng và tiến độ xây dựng hạ tầng tại khu công nghiệp THACO Thái Bình.
Vụ sáp nhập dầu khí lớn nhất khu vực Biển Bắc nước Anh
NEO Energy và Repsol Resources UK đã đạt thỏa thuận sáp nhập chiến lược, tạo ra một trong những công ty dầu khí độc lập lớn nhất khu vực Biển Bắc của Anh với tên...
Tạp chí Sức khỏe Việt và Công ty CP Truyền thông Nhị Vân ký kết Biên bản Hợp tác toàn diện
Ngày 28/03/2025, Tạp chí Sức khỏe Việt và Công ty CP Truyền thông Nhị Vân (Nhị Vân Media) đã ký kết Biên bản Hợp tác toàn diện về việc phối hợp trong hoạt động...
VinFast Energy bắt tay ‘huyền thoại’ bóng đèn 65 năm tuổi, tham vọng thống trị thị trường năng lượng sạch?
Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông và VinFast Energy vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển các giải pháp lưu trữ năng lượng tiên tiến.
Bảo hiểm số OPES tăng vốn điều lệ lên 1.900 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Bảo hiểm OPES được Bộ Tài chính phê duyệt tăng vốn điều lệ từ 1.265 tỷ đồng lên 1.900 tỷ đồng.
Tập đoàn Hòa Phát đề xuất đầu tư dự án thép chất lượng cao tại Quảng Ngãi
Theo báo cáo, Thép Hòa Phát Dung Quất đề xuất triển khai một số dự án mới, nổi bật trong đó là dự án cán thép chất lượng cao với mục tiêu sản xuất các...
Khẳng định vị thế dẫn đầu, BIDV nhận trọn bộ giải thưởng danh giá từ The Asian Banker
Ngày 27/3/2025 tại Hà Nội, BIDV tiếp tục thiết lập cột mốc mới trên hành trình một thập kỷ dẫn đầu với cú đúp giải thưởng từ The Asian Banker: Ngân hàng có sản phẩm...
Rạng Đông hợp tác cùng VinFast Energy phát triển giải pháp năng lượng tái tạo và lưu trữ toàn diện
Ngày 26/3, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông và VinFast Energy chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm thúc đẩy chuyển đổi năng lượng bền vững tại Việt Nam.
Siêu dự án đường sắt cao tốc 102.000 tỷ đồng của Vingroup: Dự kiến tốc độ lên tới 250km/h, công suất khủng hơn 30.000 khách/giờ
Vingroup đề xuất tuyến metro 102.000 tỷ đồng kết nối TP.HCM - Cần Giờ với tốc độ 250 km/h, gấp hơn hai lần các tuyến đang khai thác trong nước.
Xem nhiều




