Prudential Việt Nam hoạt động ra sao?
Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (thuộc tập đoàn tài chính Prudential Plc), được thành lập tại Việt Nam vào năm 2011.

Nghiệp vụ của Prudential Việt Nam là kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (bao gồm bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm sức khỏe độc lập và bảo hiểm sức khỏe bổ trợ cho bảo hiểm nhân thọ) và kinh doanh tái bảo hiểm.
Hoạt động tài chính trở thành "phao cứu sinh"
Mới đây, Prudential Việt Nam vừa công bố báo cáo tài chính riêng bán niên năm 2024. Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm này lãi sau thuế gần 916 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ 2023.
Nửa đầu năm 2024, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm 13%, còn gần 10.968 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm gốc giảm 13% đạt gần 11.144 tỷ đồng.
Xét về cơ cấu doanh thu, mảng chiếm tỉ trọng lớn nhất là bảo hiểm liên kết đầu tư với gần 5.937 tỷ đồng, chiếm 53% nhưng giảm 22% so với cùng kỳ.
Đóng góp nhiều thứ 2 vào doanh thu phí bảo hiểm của Prudential Việt Nam là mảng bảo hiểm hỗn hợp với doanh thu gần 4.010 tỷ đồng, chiếm gần 36% và đứng thứ 3 là sản phẩm bổ trợ với gần 914 tỷ đồng, chiếm 8%. Tuy nhiên, cả hai mảng này cũng đều sụt giảm so với cùng kỳ.
Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm, song tổng chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm lại tăng gần 3% khiến Prudential Việt Nam lỗ gộp hoạt động kinh doanh bảo hiểm hơn 1.672 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 322 tỷ đồng.
Tuy nhiên, lợi nhuận tại Prudential Việt Nam không tụt quá sâu nhờ khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tài chính tăng 17%, đạt gần 6.187 tỷ đồng.
Theo thuyết minh, lãi từ hoạt động tài chính vượt trội trong nửa đầu năm 2024 đến từ lãi trái phiếu, tiền gửi ngân hàng, lãi từ việc bán các chứng khoán đầu tư.
Về dòng tiền, 6 tháng đầu năm 2024, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tại Prudential âm gần 1.307 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2023 dương hơn 515 tỷ đồng.

Thực tế, hơn một năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Prudential Việt Nam liên tục trồi sụt thất thường.
Cụ thể, giai đoạn 2016-2022, doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng, từ hơn 13.000 tỷ đồng năm 2016 lên 24.700 tỷ đồng năm 2020 và đến năm 2022 con số này đã lên tới hơn 30.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2023 cuộc khủng hoảng niềm tin trong lĩnh vực bảo hiểm bùng nổ đã khiến hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm mạnh, xuống còn hơn 26.500 tỷ đồng.
Đáng nói, chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở mức cao cũng là yếu tố khiến lợi nhuận hoạt động kinh doanh bảo hiểm sụt giảm mạnh, thậm chí lỗ đậm.

Cụ thể, năm 2017 lỗ hơn 4.820 tỷ đồng, năm 2018 lỗ hơn 1.920 tỷ đồng. Đến năm 2019 thoát lỗ, lợi nhuận gộp đạt hơn 2.875 tỷ đồng và giảm còn 390 tỷ đồng năm 2020. Kết thúc năm 2021 lại lỗ gộp gần 2.591 tỷ đồng. Năm 2022 thoát lỗ, lợi nhuận gộp đạt hơn 10.082 tỷ đồng nhưng đến năm 2023 sụt giảm chỉ còn hơn 1.283 tỷ đồng.
Khác với lợi nhuận hoạt động kinh doanh bảo hiểm, lợi nhuận hoạt động tài chính tại doanh nghiệp mỗi năm lên tới hàng nghìn tỷ đồng, chưa năm nào bị lỗ đậm, tăng từ 4.840 tỷ đồng năm 2016 lên hơn 10.000 tỷ đồng năm 2023.
Có thể thấy, lợi nhuận tại Prudential mỗi năm đều thoát lỗ chính là nhờ lợi nhuận hoạt động tài chính "cứu cánh" cho hoạt động bảo hiểm.

Tính đến 30/6/2024, tổng tài sản của Prudential Việt Nam đạt gần 182.282 tỷ đồng, tăng 3% so với đầu năm. Trong đó, công ty bỏ 34.996 tỷ đồng vào các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và 122.259 tỷ đồng cho đầu tư tài chính dài hạn, đều tăng 4% so với đầu năm.
Prudential Việt Nam là một trong số ít doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư mạnh vào cổ phiếu. Gần một nửa các khoản đầu tư ngắn hạn của công ty bảo hiểm này (17.339 tỷ đồng) là chứng khoán niêm yết và chứng khoán giao dịch trên hệ thống UPCoM, phần còn lại dưới dạng tiền gửi tại ngân hàng.
Đầu tư tài chính dài hạn của Prudential chủ yếu dưới dạng trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh (hơn 73.000 tỷ) và tiền gửi ngân hàng (hơn 30.000 tỷ). Ngoài ra, công ty cũng đang nắm hơn 17.600 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên, thông tin chi tiết về cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp đang đầu tư không được Prudential Việt Nam nêu trong thuyết minh báo cáo tài chính.
Tiên phong trong hoạt động bancassurance, Prudential Việt Nam bị chỉ ra loạt sai phạm
Năm 2023 là thời điểm “vận hạn” của thị trường bảo hiểm, đặc biệt là hoạt động bancassurance (bán chéo sản phẩm qua ngân hàng) khi hàng loạt sai phạm lớn lần lượt được đưa ra ánh sáng. Trong đó, Prudential Việt Nam cũng gặp "hạn".
Prudential Việt Nam là một trong những đơn vị tiên phong trong ngành bảo hiểm nói chung và trong hoạt động bancassurance nói riêng. Tính đến cuối năm 2023, Prudential Việt Nam đã phát triển đội ngũ hơn hàng trăm nghìn tư vấn viên chuyên nghiệp, với hàng trăm văn phòng tổng đại lý, cùng mạng lưới 8 ngân hàng đối tác luôn sẵn sàng phục vụ hàng triệu khách hàng trên toàn quốc.
Việc hợp tác với rất nhiều nhà băng để thực hiện nghiệp vụ bán bảo hiểm qua ngân hàng giúp doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Prudential Việt Nam tăng trưởng mạnh, có năm đạt trên 30.000 tỷ đồng. Tuy vậy, doanh nghiệp cũng từng bị Bộ Tài chính chỉ ra nhiều sai phạm trong hoạt động bán chéo sản phẩm qua ngân hàng.
Theo đó, hồi tháng 8/2023, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính đã thông báo Kết luận thanh tra về việc thanh tra chuyên đề tại Prudential Việt Nam. Kết quả thanh tra, về các trường hợp đại lý bảo hiểm, nhân viên ngân hàng không thực hiện đúng quy định trong quá trình triển khai bán bảo hiểm. Qua thanh tra chọn mẫu, phát hiện 39 trường hợp đại lý bảo hiểm, nhân viên ngân hàng chưa thực hiện đúng quy định trong quá trình triển khai bán bảo hiểm.
Về việc chấp hành biểu phí sản phẩm bảo hiểm tín dụng: Công ty áp dụng các yếu tố tính phí bảo hiểm không chính xác theo cơ sở kỹ thuật và biểu phí đã được Bộ Tài chính phê chuẩn dẫn đến tính toán không chính xác về số tiền phí bảo hiểm của 112.209 HĐBH thuộc sản phẩm BHNT tử kỳ với số tiền giảm dần (Bảo Tín Hưng Gia) khai thác qua Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Shinhan Việt Nam trong năm 2021, vi phạm quy định tại khoản 6, Điều 39 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Về việc khuyến mại cho khách hàng tham gia bảo hiểm: Công ty ban hành Thông báo thực hiện khuyến mại số PD05042021 ngày 29/3/2021 gửi Sở Công Thương Đà Nẵng có nội dung khuyến mại bằng tiền cho khách hàng, chưa đúng quy định tại khoản 6, Điều 39 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Về chi phí hoạt động đại lý liên quan đến việc bán sản phẩm bảo hiểm thông qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Công ty hạch toán các khoản chi phí liên quan đến hoạt động bancass là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN năm 2021 chưa đúng quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định pháp luật về thuế với tổng số tiền là 740.299.206.447 đồng.
Bộ Tài chính đề nghị Tổng giám đốc Prudential Việt Nam thực hiện các việc sau: Hạch toán giảm chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN năm 2021 số tiền là 740,2 tỷ đồng.
Đối với các khoản chi có nội dung, tên gọi, cách thức chi trả, hồ sơ chứng từ và tài liệu có liên quan tương tự như các khoản chi nêu tại kết luận thanh tra thuộc các kỳ kế toán liên quan, đề nghị Prudential Việt Nam điều chỉnh hạch toán kế toán, xác định, tính toán lại, kê khai bổ sung thuế TNDN tương ứng, không phân bổ các chi phí do doanh nghiệp bảo hiểm chi trả, hạch toán không đúng theo quy định của pháp luật vào các quỹ chủ hợp đồng.
Còn kiến nghị xử lý về hành chính, kết luận thanh tra nêu rõ, Bộ Tài chính giao Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm của Bộ này tiến hành rà soát các hành vi vi phạm hành chính của Prudential Việt Nam tại kết luận thanh tra (nếu có) để tiến hành xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
Bộ Tài chính còn giao Tổng cục Thuế chỉ đạo Cục Thuế TP HCM và các đơn vị có liên quan tiến hành đôn đốc, rà soát việc Prudential Việt Nam thực hiện kê khai, tuân thủ quy định của pháp luật về thuế, hóa đơn đối với các khoản chi nêu tại kết luận thanh tra; qua đó, tiến hành xử lý đối với các hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn (nếu có) và hướng dẫn, xử lý các trường hợp tương tự.

Theo tìm hiểu, ông Phương Tiến Minh đang giữ chức Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Prudential Việt Nam. Theo giới thiệu trên website, ông Minh có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dịch vụ - Ngân hàng - Tài chính - Bảo hiểm.
Đảm nhận vai trò cao nhất tại Prudential Việt Nam từ tháng 06/2020, tuy nhiên trước đó, ông Phương Tiến Minh từng nắm giữ các vị trí quan trọng tại HSBC.
Riêng ở Prudential, ông Minh từng giữ vai trò Phó Tổng giám đốc Kinh doanh và Phó Tổng giám đốc Tiếp thị, giúp Prudential phát triển thành công các kênh tiếp thị mới, dẫn dắt sự chuyển đổi và số hóa kênh phân phối.
Cũng từ thời ông Phương Tiến Minh, hoạt động bancassurance tại Prudential Việt Nam trở nên sôi động hơn, nhờ vậy doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng và kèm theo đó là loạt sai phạm lớn tại doanh nghiệp đã được thanh tra.
TIN LIÊN QUAN
-
Ngân hàng VIB vừa huy động thêm 2.000 tỷ đồng từ trái phiếu
-
Loạt doanh nghiệp bất động sản chưa niêm yết dù thua lỗ vẫn huy động nghìn tỷ trái phiếu
-
Ngân hàng MSB huy động thành công hơn 9.000 tỷ đồng từ trái phiếu
-
Bất động sản Gia Phú báo lỗ gần 56 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm
-
"Ông trùm" xây lắp điện PC1 Group sắp có cổ đông lớn
-
Tài sản thế chấp tại các ngân hàng biến động ra sao trong nửa đầu năm 2024?
Tham vọng trở thành “ông lớn” BĐS, Kosy Group kinh doanh thế nào?
Chủ tịch Tập đoàn Kosy từng đặt mục tiêu giai đoạn 2025 – 2029, trong lĩnh vực BĐS, doanh nghiệp cố gắng phải triển khai, hoàn thành cơ bản ít nhất 6 dự án...
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ tung siêu dự án 2.000 tỷ đồng: Nhà máy cà phê lớn nhất Đông Nam Á sắp xuất hiện
Nhà máy có tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, được triển khai theo 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 có quy mô gần 1.000 tỷ đồng.
Tỷ phú thứ 5 thế giới để mắt tới tập đoàn dầu khí nhà nước Mexico
Tập đoàn năng lượng nhà nước Mexico, Pemex, đang đàm phán với tỷ phú Carlos Slim về khả năng ông sẽ đầu tư vào hai mỏ dầu khí đầy tiềm năng của nước này, theo...
Việt Nam thu hút nhiều công ty dược quốc tế giá trị lên tới 10 tỷ USD
Thị trường dược phẩm Việt Nam đã thu hút sự chú ý của nhiều công ty dược phẩm quốc tế. Dự báo, thị trường này sẽ đạt giá trị lên tới 10 tỷ USD vào năm 2026...
“Cá mập” bất động sản Thái Lan chuẩn bị mở thêm khu công nghiệp 500ha tại Việt Nam
Amata VN - công ty con của Amata Corporation, ông lớn bất động sản Thái Lan muốn đầu tư khu công nghiệp với diện tích khoảng 500ha tại Việt Nam ngay trong năm nay.
CTCP Tổng Bách Hóa đang đi nước cờ gì khi đóng vai trò lớn trong dự án trở lại của Tân Hoàng Minh?
CTCP Tổng Bách Hoá và Tập đoàn Tân Hoàng Minh vừa khởi công dự án Khu nhà ở tại số 486 đường Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì....
Trăn trở lớn nhất của doanh nghiệp là giảm thủ tục hành chính
Các chuyên gia kinh tế tham dự Diễn đàn kinh tế Việt Nam năm 2025 đều có chung cảm nhận rằng, đất nước đang có bầu không khí và niềm tin mạnh mẽ vào cơ...
VietinBank iPay Mobile chính thức ra mắt tính năng OTT Voice
VietinBank chính thức ra mắt tính năng OTT Voice, một bước đột phá trong dịch vụ ngân hàng số, mang đến cho khách hàng trải nghiệm thông báo biến động số dư qua giọng nói....
Đông Anh có trở thành “mỏ vàng” giúp Viglacera (VGC) thắng lớn với dự án nhà ở xã hội?
Trong bối cảnh quỹ nhà ở thương mại tại Hà Nội ngày càng đắt đỏ, dự án này được kỳ vọng sẽ góp phần giải bài toán nhà ở cho người thu nhập thấp.
Petrovietnam - Trụ cột kinh tế Việt Nam và bước chuyển mình trong kỷ nguyên năng lượng mới
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu biến động không ngừng, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) không chỉ khẳng định vai trò là “đầu tàu” kinh tế của Việt Nam mà còn cho thấy khả năng thích ứng đáng kinh ngạc trước những thách thức lớn.
Rót gần 4.000 tỷ đồng xây siêu dự án KCN tại Thái Nguyên, Viglacera đang toan tính điều gì?
Dự án Khu công nghiệp (KCN) Sông Công II - Giai đoạn 2 có quy mô 296,24 ha với tổng vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng.
Nộp ngân sách cao kỷ lục, Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long đang thắng lớn
Tập đoàn Hoà Phát đang "ăn nên làm ra" và đóng ngân sách Nhà nước cao kỷ lục trong năm qua. Tuy nhiên, sự cạnh tranh từ thép nhập khẩu và bài toán thị trường...
Siêu sự kiện ngày hội văn hóa SHB & T&T Group - Dấu ấn vững bước vào kỷ nguyên mới
Lần đầu tiên trong lịch sử một ngày hội văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam được tổ chức với quy mô hoành tráng chưa từng có, lấy cảm hứng từ Thế vận hội....
Vì sao hãng nhôm Dinostar được Vingroup "chọn mặt gửi vàng" cho siêu dự án Top 10 thế giới?
Mới đây, Công ty Cổ phần Nhôm Ngọc Diệp (thương hiệu nhôm Dinostar) vừa được lựa chọn làm nhà cung cấp nhôm xây dựng cho dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm...
Mô hình nhà máy điện mặt trời nổi: Bước đột phá xanh cho nuôi trồng thủy sản
Theo TS. Dư Văn Toán, nếu Việt Nam áp dụng mô hình lắp đặt nhà máy điện mặt trời nổi cung cấp điện cho trang trại nuôi cá sẽ giúp giảm thiểu đáng kể khí...
Ông Lê Quang Vinh giữ chức Tổng giám đốc Vietcombank
Ông Lê Quang Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban điều hành Vietcombank giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy, Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc ngân hàng kể từ ngày 07/3/2025.
Hòa Phát nộp ngân sách hơn 13.400 tỷ đồng năm 2024, cao nhất từ trước đến nay
Năm 2024, Tập đoàn Hòa Phát đã nộp vào ngân sách Nhà nước hơn 13.400 tỷ đồng, cao nhất kể từ khi Hòa Phát hoạt động theo mô hình Tập đoàn và niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).
Thị trường thời trang Việt Nam sẽ đạt 3,5 tỷ USD trong năm nay?
Theo báo cáo mới nhất từ FiinGroup, thị trường thời trang Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, với dự báo sẽ đạt giá trị 3,5 tỷ USD vào năm 2025, cùng tốc...
Idico-Long Sơn phát hành cổ phiếu để thu hút đầu tư
Gần đây, Idico-Long Sơn đã phát hành thành công lô cổ phiếu, thu về hơn 934 tỷ đồng từ các nhà đầu tư chiến lược, tạo cơ sở cho doanh nghiệp bước vào sân chơi...
Xem nhiều




