'Soi' sức khỏe tài chính các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam: Tốt hơn nhiều Evergrande
Đây là nhận định của chuyên gia tại hội thảo về trái phiếu doanh nghiệp mới đây. Tuy nhiên, dù tình trạng của các DN BĐS Việt Nam chưa đáng ngại, cần lưu ý là đang có sự phân hóa mạnh giữa các nhà phát hành, đặc biệt là ở các đơn vị chưa niêm yết.

Tại Hội thảo “Trái phiếu doanh nghiệp: Cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro” do FiinRatings tổ chức ngày 18/11, ông Nguyễn Quang Thuân, Tổng Giám đốc, FiinRatings & FiinGroup nhận định, thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ còn lớn mạnh hơn nữa trong thời gian tới.
Đặc biệt, trái phiếu doanh nghiệp được coi là "cứu cánh" trong bối cảnh đại dịch Covid hiện tại khiến nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về dòng tiền.
Theo báo cáo của FiinRatings, quy mô tín dụng qua kênh trái phiếu doanh nghiệp khá lớn, chiếm khoảng 12% dư nợ tín dụng ngân hàng và khoảng 15% GDP Việt Nam. Trong 9 tháng năm 2021, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng tích cực, với tổng giá trị phát hành tăng 29% so với cùng kỳ năm trước và đạt 431 nghìn tỷ đồng.
Ông Thuân cho rằng, thị trường trái phiếu vừa dễ vừa khó với nhà đầu tư. Dễ là thu nhập cố định, nhưng khó là đảm bảo thu nhập đó ổn định lâu dài vì trái phiếu có kỳ hạn rất dài, từ 3-5 năm, thậm chí lên tới 20 năm với trái phiếu ngành năng lượng.
"Đã nói đến tín dụng thì sẽ có nợ xấu, nói đến đầu tư chứng khoán chắc chắn có rủi ro và đầu tư trái phiếu thì cũng có khả năng bị chậm thu lãi, gốc trong tương lai, hoặc vỡ nợ", vị chuyên gia cho biết.
Thị trường này phát triển nhanh thời gian qua và có dấu hiệu tăng "nóng" cũng đã khiến cơ quan quản lý đưa ra cảnh báo, đặc biệt với các nhà đầu tư cá nhân. Với lãi suất dao động từ 10-12%, cao gấp 2-3 lần lãi suất tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu rất hấp dẫn nhà đầu tư và phát triển rất nhanh ở Việt Nam. Tuy nhiên, sức khỏe của các nhà phát hành có sự phân hóa rất lớn đã đặt ra câu hỏi về tính rủi ro của thị trường này.
Theo thống kê của FiinGroup, hiện bất động sản là ngành có tỷ trọng giá trị phát hành trái phiếu lớn nhất tại Việt Nam, chiếm tới 40% với giá trị huy động, đạt 172 nghìn tỷ đồng.
"Soi" lại câu chuyện "bom nợ" của Evergrande - nhà phát triển bất động sản lớn tại Trung Quốc thời gian vừa qua, chuyên gia tại tọa đàm nhận định, thị trường trái phiếu bất động sản Việt chưa rạn nứt nhưng cũng cần lưu ý và rút ra bài học.
Ông Nguyễn Nhật Hoàng, Phó phòng Phân tích rủi ro tín dụng, FiinRatings cho biết, trái phiếu của Evergrande đã S&P Global Ratings – là một hãng xếp hạng tín nhiệm lớn trên thế giới xếp hạng ngay trước khi sự kiện bất lợi xảy ra với tập đoàn này. Vậy, tại sao xếp hạng tín nhiệm rồi vẫn bị vỡ nợ? Trên thực tế, dù đã được xếp hạng nhưng vẫn có rủi ro, như S&P đã xếp hạng B đối với Evergrande – là một mức điểm rất thấp.
Tình trạng tài chính của Evergrande như thế nào mà điểm xếp hạng của họ thấp như vậy? ông Hoàng phân tích, trong 4 năm gần nhất, tình trạng kinh doanh của tập đoàn này đã dần yếu đi, như biên lợi nhuận gộp giảm từ 36% xuống còn 24%. Số ngày tồn kho năm 2020 lên tới 1.286 ngày, nghĩa là, nếu không tiếp tục phát triển dự án mới mà chỉ tập trung bán dự án cũ, Evergrande cũng mất gần 4 năm để bán hết số hàng tồn kho. Đây là con số rất báo động.
Ngoài ra, Evergrande có đòn bảy tài chính rất cao, chủ yếu sử dụng nợ vay để tích lũy quỹ đất. Nợ vay/EBITDA (lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao) năm 2020 ở mức rất cao, lên đến 6,9 lần, với gánh nặng nợ quá lớn, nghĩa là nếu dùng dòng tiền hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp mất đến 7 năm mới trả được nợ.
Từ Evergrande, soi lại các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam, ông Hoàng cho rằng "sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam tốt hơn Evergrande nhiều, kể cả trước khi họ gặp các vấn đề về tài chính".

Số ngày tồn kho của các chủ đầu tư BĐS Việt Nam thấp hơn nhiều so với Evergrande, chỉ khoảng 500-700 ngày, chưa đến 2 năm trong khi Evergrande lên tới 4 năm. Cho thấy bất động sản Việt Nam chưa quá nóng như Trung Quốc.
Thêm vào đó, năng lực trả nợ của các chủ đầu tư BĐS Việt Nam cũng tốt hơn rất nhiều so với Evergrande. Nợ vay/EBITDA chỉ 3-4 lần, phù hợp với kỳ hạn trái phiếu mà họ đang phát hành 3-4 năm, trong khi Evergrande lên tới 7 lần.
Tình trạng của các DN BĐS Việt Nam chưa đáng ngại. Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng lưu ý đang có sự phân hóa mạnh giữa các nhà phát hành, đặc biệt là ở các đơn vị chưa niêm yết. Trong 9 tháng đầu năm, các đơn vị chưa niêm yết phát hành khoảng 100 nghìn tỷ đồng trái phiếu, gấp gần 5 lần các đơn vị đã niêm yết. Các DN chưa niêm yết này có các chỉ số tài chính đáng lưu ý, như hệ số nợ vay ròng/EBITDA lên tới 8 lần, có thể là con số đáng báo động.
"Vàng thau lẫn lộn", chuyên gia của Fiingroup cho biết, cùng một mức lãi suất, nhà đầu tư có thể chịu rủi ro khác nhau từ các nhà phát hành trái phiếu.
TIN LIÊN QUAN
PV GAS: Vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2025, tăng tốc cho giai đoạn cuối năm
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) – đơn vị thành viên chủ lực của Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam...
PVChem công bố và trao quyết định bổ nhiệm hai Phó Tổng Giám đốc
Sáng ngày 3/7/2025, Tổng công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí (PVChem) đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty đối với ông Vũ Chí Công và ông Nguyễn Kim Mạnh Hoàng.
"Ông lớn" xây dựng Coteccons chuẩn bị huy động 1.400 tỷ đồng từ trái phiếu
Sau khi “sạch nợ” trái phiếu, Coteccons trở lại đường đua huy động vốn với kế hoạch phát hành tối đa 1.400 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng.
6 tháng đầu năm 2025: BSR đạt doanh thu hơn 69.000 tỷ đồng, lợi nhuận vượt 93% kế hoạch
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) khởi sắc trong 6 tháng đầu năm 2025.
Nghị định về đăng ký doanh nghiệp
Chính phủ ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Vì sao Novaland (NVL) chưa thể thanh toán hơn 861 tỷ đồng nợ gốc và lãi trái phiếu?
Novaland (NVL) cho biết chưa thể thanh toán khoản nợ gốc và lãi nói trên là do doanh nghiệp chưa thu xếp được nguồn tiền....
Doanh nghiệp xuất khẩu đối thoại, tháo gỡ vướng mắc tín dụng từ ngân hàng nhà nước
Theo báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 2: “Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh...
‘Đại gia’ địa ốc Đạt Phương trở lại đường đua, cổ phiếu DPG lập đỉnh khi loạt dự án trọng điểm...
Cổ phiếu DPG đang hút dòng tiền nhờ kỳ vọng lớn vào các dự án bất động sản trọng điểm. Đồng thời, kết quả kinh doanh quý I/2025 của Đạt Phương cũng ghi nhận...
Nhóm doanh nghiệp dầu khí khẳng định vị thế trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2025
Forbes Việt Nam vừa công bố "Danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2025". Đây là lần thứ 13 Forbes Việt Nam công bố danh sách này....
Hodeco (HDC) công bố triển khai loạt cụm công nghiệp trong năm 2025
Song song triển khai hàng loạt cụm khu công nghiệp tại Châu Đức, Tân Hội 3, Tân Hội 4, Hodeco (HDC) cũng thông báo thành lập pháp nhân mới...
Sau quý 1 báo lãi đậm, Kinh Bắc (KBC) tiếp tục mở rộng "thị phần" khu công nghiệp tại Hải Dương
Trong vòng 6 tháng đầu năm Kinh Bắc (KBC) đã ghi nhận sự ra đời của hàng loạt các Dự án KCN mới, kéo theo đó là một quý đầu năm với doanh thu...
Dabaco “chốt đơn” dự án Cụm công nghiệp 628 tỷ đồng tại Bắc Ninh, dự kiến hoàn thành vào cuối quý IV năm 2027
Việc chấp thuận dự án đầu tư này tiếp tục khẳng định vị thế và năng lực vượt trội của Dabaco - một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.
MCH dự chi hơn 2.500 tỷ đồng tiền mặt chia cổ tức tỷ lệ 25%: Masan Holdings “hốt” hơn 1.700 tỷ đồng
Trong năm 2025, Masan Consumer (MCH) hướng đến mục tiêu tăng trưởng doanh thu từ 10% đến 15%...
Taseco Land gom thêm “đất vàng” Bắc Ninh, tiếp tục trúng thầu đại đô thị gần 4.000 tỷ
Taseco Land vừa góp mặt trong liên danh trúng thầu dự án khu đô thị mới, thương mại dịch vụ tại Bắc Ninh với tổng mức đầu tư gần 4.000 tỷ đồng...
Vietravel Airlines hiện thực hóa chiến lược mở rộng với tàu bay Airbus A321 đầu tiên
Ngày 28/6, tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Vietravel Airlines chính thức đón nhận chiếc Airbus A321 đầu tiên thuộc sở hữu của hãng...
Vietravel Airlines đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng
Ngày 28/6, tại Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội), Vietravel Airlines chính thức đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng – đánh dấu một bước tiến chiến...
Chuẩn bị rót 4.000 tỷ mở rộng nhà máy tại Hậu Giang, công ty thuộc Tập đoàn Tân Hiệp Phát tham vọng…
Tập đoàn Tân Hiệp Phát đang lên kế hoạch rót 4.000 tỷ đồng để mở rộng nhà máy Number One tại Hậu Giang, trong đó 30% là vốn góp từ doanh nghiệp, 70% vốn vay.
TNEX Finance bắt tay ZaloPay nâng tầm trải nghiệm tài chính số
Việc tích hợp dịch vụ tài chính TNEX vào ZaloPay giúp mở rộng tiện ích số, góp phần thay đổi cách người Việt tiếp cận, sử dụng các giải pháp vay tiêu dùng, chi tiêu...
Nam Định chính thức đón tổ hợp nhà máy Thép Xanh hơn 98.000 tỉ đồng: Hứa hẹn sẽ tạo ra hàng chục nghìn việc làm
Đây là dự án trọng điểm có tổng mức đầu tư lớn nhất từ trước đến nay tại tỉnh Nam Định, được kỳ vọng sẽ tạo cú hích...
Xem nhiều




