TS. Lê Xuân Nghĩa nói gì về khủng hoảng nợ của Evergrande và bài học cho Vingroup cũng như các doanh nghiệp bất động sản khác?
TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia cho biết, trong số 4 tập đoàn bất động sản được nghiên cứu về huy động nợ, Vingroup là tập đoàn có tình trạng tài chính tốt nhất và các hệ số đều an toàn. Tuy nhiên, tâp đoàn cũng cần rút kinh nghiệm từ "cú nổ" của Evergrande ở Trung Quốc.

Ngày 4/10, tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy tổ chức buổi đối thoại chuyên đề “Evergrande: ‘Bom nợ’ bất động sản Trung Quốc và bài học cho Việt Nam”. Tại đây, ông Lê Xuân Nghĩa cho rằng: "Thị trường tài chính của Việt Nam cần rút kinh nghiệm từ vụ việc của Evergrande".
TS.Lê Xuân Nghĩa cho biết, nhìn lại cuộc khủng hoảng năm 2008, khi đó, cựu Tổng thống Mỹ tuyên bố, tổn thất chỉ khoảng 100 tỷ USD, 3 tuần sau con số đó lên 300 tỷ USD. Nhưng cuối cùng, khi cuộc khủng hoảng nổ ra thực sự, tổn thất lại lên đến 40.000 tỷ USD đối với nền kinh tế Mỹ.
Như vậy có thể thấy, tổn thất sổ sách chỉ là 100 tỷ USD, nhưng nếu chính phủ không có giải pháp kịp thời, làm mất lòng tin của người đầu tư thì sẽ gây ra thảm họa chứ không còn là khủng hoảng.
Có thể lần này, Chính phủ Trung Quốc đã rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng của Mỹ, nên đang cố gắng xây dựng hệ thống thanh khoản ngân hàng vững chắc, tránh mất niềm tin với nhà đầu tư, đặc biệt là người gửi tiền. Vì khi hệ thống ngân hàng đứng vững, nhà đầu tư sẽ cảm thấy yên tâm hơn và sẽ có hy vọng tái cấu trúc lại tài sản cho Evergrande hay cả khách hàng của Evergrande.
Với cách làm này của Trung Quốc, nước ta cần rút kinh nghiệm. Vì vấn đề số 1 cần giải quyết của bất kỳ rủi ro tài chính nào là phải ổn định hệ thống ngân hàng, giữ vững niềm tin của người gửi tiền.
Thực tế, khủng hoảng của Evergrande cũng chỉ là cuộc khủng hoảng nhỏ, trong không gian tài chính toàn cầu rộng lớn. Tổng tài sản của Evergrande thậm chí cũng không phải là lớn, nhất là xét về nghĩa vụ nợ. Đặc biệt, Trung Quốc còn chưa phái sinh sản phẩm này, nếu phái sinh từ tài sản cơ sở, có thể đẩy giá trị tài sản lên gấp hàng chục lần.
Ở khía cạnh khác, dù cho tổng số tiền các nhà đầu tư châu Âu và Mỹ dành cho Evergrande cộng lại cũng chỉ đạt 110 triệu USD, chưa bằng 1/10 tổng số đầu tư của người nước ngoài vào trái phiếu Vingroup của Việt Nam.
Nên nếu Chính phủ Trung Quốc biết cách quản lý tài sản này, thì với khối tài sản khổng lồ và thanh khoản tài sản lớn như vậy, thậm chí vài năm sau, khi bán đi còn thu lại lợi nhuận.
Đặc biệt, khi tiến hành nghiên cứu Evergrande trong 10 năm qua, TS.Lê Xuân Nghĩa nhận thấy, tập đoàn này vẫn khá minh bạch, được kiểm toán từ những công ty kiểm toán lớn, có uy tín. Được cơ quan quản lý phát hành trái phiếu xem xét rất cẩn thận, khi phát hành đã được kiểm soát kỹ, đánh giá tài sản bảo đảm rất cẩn trọng.
Theo đó, ông Nghĩa cho rằng, Evergrande là bài học rất lớn với Việt Nam. Về mặt rút ra bài học kinh nghiệm, thì nước nên học hỏi nhất từ cuộc khủng hoảng của Evergrande chính là Việt Nam. Vì hiện tại, nhiều doanh nghiệp nước ta có cách đầu tư, huy động vốn còn "khủng khiếp hơn" cả Evergrande.
Nếu lãnh đạo, các cơ quan tài chính còn không quan tâm, có những biện pháp quản lý cụ thể, thì "khối u tài chính" tại Việt Nam sẽ ngày càng lớn.
TS. Lê Xuân Nghĩa thông tin thêm, khi tiến hành nghiên cứu 4 tập đoàn bất động sản lớn, có khuynh hướng phát hành trái phiếu tại Việt Nam, thì chính tập đoàn nhiều người nghi ngờ nhất là Vingroup lại có tình trạng tài chính tốt nhất.
Nguyên Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia cho biết, Vingroup có tổng tài sản khoảng 420.000 tỷ đồng, bằng 6 – 7% GDP Việt Nam. Ngoài ra, vốn chủ sở hữu của Vingroup ước khoảng 144.000 tỷ đồng. Nghĩa vụ nợ của Vingroup khoảng 270.000 tỷ đồng.
Nhưng trong số đó, nợ ngân hàng, nợ từ phát hành trái phiếu chỉ có 133.000 tỷ đồng. Với tất cả các con số trên, tính ra đòn bẩy của Vingroup (nghĩa vụ nợ/tổng tài sản) chiếm khoảng 60 - 70%, vẫn khá lành mạnh. Nợ vay và vay trái phiếu /vốn chủ sở hữu là ngang nhau, và trên tổng tài sản chỉ chiếm khoảng 30%, nên cũng lành mạnh.
Vì vậy, xét về phương diện khả năng thanh toán tổng thể nợ dài hạn/tổng tài sản hay khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Vingroup vẫn tốt. Hay nói cách khác, Vingroup có đòn bẩy và thanh khoản đều đang ở trạng thái tốt.
Nhưng hiện nay, vấn đề lo lắng không phải ở Vingroup mà ở nhiều doanh nghiệp khác kiểu "tay không bắt giặc", trong 10 đồng kinh doanh thậm chí chỉ có 1 đồng của mình, nợ có thể gấp 4 – 5 lần vốn chủ sở hữu.
TS. Lê Xuân Nghĩa nhận định, "cái chết" của Evergrande chính là ở dòng tiền và đây chính là cảnh báo cho các doanh nghiệp Việt Nam trong khủng hoảng Covid.
Hiện nay, dòng tiền tổng của Vingroup gồm 3 dòng chính: dòng bán hàng, đầu tư và dòng tiền tài chính. Cả 3 dòng tiền này đều dương vào năm 2020, nhưng đến năm 2021 lại bắt đầu có thay đổi do ảnh hưởng của Covid-19, khiến dòng tiền bán hàng trở nên âm.
Tuy nhiên, nếu từ quý II/2022, Covid-19 không còn gây ảnh hưởng nặng nề như bây giờ, Việt Nam quay trở lại thời kỳ bình thường mới, thì dòng tiền từ bán hàng của Vingroup sẽ tăng trở lại và tổng thể dòng tiền sẽ dương, triển vọng này trong ngắn hạn đang là khá tốt.
Song, cũng cần nhìn nhận vào cái khiến Evergrande "chết" để rút ra bài học. Dù là nhà đầu tư uy tín, văn minh nhất Việt Nam và hiện có 7 dự án được mở bán, 13 dự án đang triển khai và được thị trường đánh giá rất cao, nhưng dòng tiền của Vingroup đang dựa chủ yếu vào dòng tiền dương của tài chính. Nếu dòng đầu tư vẫn tiếp tục tăng và không làm cho nó chậm lại thì có thể gặp khó khăn trong tương lai. Vì vậy cần cân đối giữa dòng tiền kinh doanh, dòng đầu tư và dòng tài chính. "3 yếu tố đó phải hỗ trợ cho nhau 1 cách tích cực, để phòng ngừa những rủi ro trên thị trường", ông Nghĩa nói.
"Điều đáng lo ngại không phải Vingroup mà chính là những tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản khác. Nhất là những tập đoàn 'sân sau' của các ngân hàng, tình hình tài chính tại các doanh nghiệp này đang rất đáng báo động", TS Lê Xuân Nghĩa cảnh báo.
Chuyên gia này tiết lộ, xét về 3 cụm chỉ tiêu: đòn bẩy, thanh khoản và dòng tiền, thì 3 tập đoàn bất động sản còn lại đều nằm trong tình trạng thậm chí còn đáng lo hơn cả Evergrande. Do đó, cần có cảnh báo với các cơ quan chức năng để học hỏi và rút ra bài học sâu sắc từ Evergrande cho Việt Nam.
"Nếu không cẩn thận, có thể sẽ gây ảnh hưởng ngay lập tức đến ngân hàng thương mại. Những tổn thất này đối với kinh tế Việt Nam thậm chí sẽ còn nặng nề hơn cả Evergrande đối với Trung Quốc, vì các tập đoàn bất động sản đó gắn rất chặt với hệ thống ngân hàng nước ta", TS Lê Xuân Nghĩa nhận định.
TIN LIÊN QUAN
Thị trường BĐS TP. HCM: 70% số lượng nhà ở ra thị trường hàng năm là hàng cao cấp, 90 triệu đồng/m2
Theo HoREA, thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh và cả nước vẫn còn một số khó khăn trong năm 2025, nhưng mức độ khó khăn có xu thế giảm dần...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 15/7: Mức độ quan tâm đất nền giảm mạnh sau “cơn sốt” ngắn hạn
Mức độ quan tâm đất nền giảm mạnh sau “cơn sốt” ngắn hạn; Nguồn cung nhà ở tại TP HCM tăng mạnh; Loạt siêu dự án của “ông lớn” Vingroup, Sunshine Group, Lotte,...
"Chuồng cọp" ở chung cư cũ: Đừng để khi có rủi ro mới "ra quân" giải quyết
Những “chuồng cọp” được lắp đặt ở các chung cư cũ tưởng như sẽ mang đến lợi ích nhưng thực chất lại trở thành mối nguy đối với cư dân...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 14/7: Phân khúc cao cấp và hạng sang “chiếm sóng” thị trường căn hộ Đà Nẵng
Khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa) lập tổ chuyên trách hỗ trợ các nhà đầu tư chiến lược; Phân khúc cao cấp và hạng sang “chiếm sóng” thị trường căn hộ Đà Nẵng...
"Cực tăng trưởng" mới trên bản đồ bất động sản phía Nam
Khu vực Đông Bắc Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm Thủ Đức, Dĩ An, Thuận An và các vùng giáp ranh thuộc Bình Dương cũ...
Phường Bãi Cháy “chơi lớn” bắn pháo hoa ba tối mỗi tuần
Hàng nghìn khán giả đổ về bãi biển trục Quảng trường Sun Carnival, Vịnh Pháo hoa, Sun Elite City đêm 11& 12/7, vỡ oà trong màn pháo hoa...
Bất động sản Hải Phòng nóng trở lại: Tái hiện “thời vàng son” như TP.HCM 15 năm trước?
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, bất động sản Hải Phòng được đánh giá là điểm sáng, mang nhiều điểm tương đồng với...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 13/7: Bất động sản công nghiệp giữ vững đà tăng trưởng giữa biến động toàn cầu
Bất động sản công nghiệp giữ vững đà tăng trưởng giữa biến động toàn cầu; Sân bay Long Thành “chạy nước rút” hoàn thành những hạng mục cuối cùng;...
TPHCM sẽ tập trung giải quyết, xử lý dứt điểm “chuồng cọp” tại chung cư
TPHCM sẽ tập trung giải quyết, xử lý dứt điểm tình trạng cơi nới, “chuồng cọp”… tại các chung cư nhằm đảm bảo các điều kiện phục vụ công tác thoát nạn,...
TPHCM còn bao nhiêu chung cư hư hỏng nặng, nguy hiểm chưa được di dời?
Ngày 10/7, Sở Xây dựng TPHCM cho biết, hiện nay trên địa bàn thành phố có 474 chung cư cũ xây dựng trước năm 1975, trong đó có 16 chung cư...
Thương phố nhà vườn 120m² Vinhomes Wonder City: Đón sóng Metro, đón dòng tiền bền vững
Vinhomes Wonder City là một trong những dự án hiếm hoi phát triển theo mô hình TOD hiện đại, gắn tuyến Metro số 4, mở ra tiềm năng gia tăng giá trị bền vững...
Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách về đất đai
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách pháp luật về đất đai để phù hợp thực tiễn, tăng cường quản lý...
Cẩn trọng trước những lời mời gọi mua đất lập làng, lập "cộng đồng thiện lành"
Trên các trang mạng xã hội, trên các diễn đàn liên quan đến bất động sản, một số cá nhân tự “vẽ” ra những dự án, kêu gọi cùng mua,...
Hình dung trung tâm kinh tế biển, đô thị thông minh Phú Quốc trong tương lai?
Những công trình hạ tầng trăm nghìn tỷ được đầu tư cho APEC 2027 cùng cơ chế đặc khu sẽ mở ra không gian phát triển chưa từng có cho Phú Quốc...
"Nhà ở cần được nhìn nhận như một phần thiết yếu của hạ tầng quốc gia"
Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh và giá nhà vượt xa thu nhập, các chuyên gia cho rằng đã đến lúc tái định vị nhà ở như một phần thiết yếu...
Giá vật liệu xây dựng tăng cao, chủ nhà và chủ thầu cùng "méo mặt"
"Giá tăng cao quá, xây nhà trong thời điểm này đến khổ" - đó là câu than thở chung của cả chủ nhà lẫn những chủ thầu xây dựng.
TPHCM: Giải quyết thông suốt các thủ tục nhà đất sau hợp nhất
Cách thức hoạt động tại các phường, xã, trung tâm phục vụ hành chính công, nhất là những vấn đề về thủ tục xây dựng, nhà đất, hạ tầng đô thị...
Rà soát, đề xuất bổ sung nhu cầu sử dụng đất phục vụ điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất Quốc gia
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu khẩn trương rà soát, cập nhật và đề xuất bổ sung nhu cầu...
Hợp tác giữa Cảng HKQT Vân Đồn và Crystal Holidays: Thúc đẩy giao thương quốc tế tại Đặc khu kinh tế Vân Đồn
Lễ ký kết hợp tác giữa Cảng HKQT Vân Đồn và Crystal Holidays diễn ra vào ngày 07/7/2025 tại Vân Đồn (Quảng Ninh), đánh dấu mối quan hệ hợp tác...
Xem nhiều




