Sức mạnh đồng USD gia tăng làm “tổn thương” nhiều nền kinh tế trên thế giới
Trong năm nay, giá trị đồng USD tăng cao là một tin tốt đối với khách du lịch tới Mỹ nhưng lại là tin xấu đối với nhiều nền kinh tế trên thế giới.
Đồng bạc xanh ghi nhận mức tăng hơn 10% so với các loại tiền tệ lớn khác trong năm nay và đánh dấu mức cao gần nhất trong 20 năm qua. Giới đầu tư đang tăng mua USD khi lo ngại suy thoái gia tăng bởi đồng tiền này được coi là nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ kinh tế biến động.
Bên cạnh đó, việc Fed mạnh tay tăng lãi suất để giải quyết lạm phát hiện cao nhất trong 40 năm qua cũng giúp đồng USD có sức “hấp dẫn” vì đầu tư vào Mỹ tại thời điểm này càng có lợi nhuận cao.
Du khách đến Mỹ có thể vui mừng khi một đêm đi chơi ở Rome từng có giá 100 USD nay chỉ còn khoảng 80 USD. Tuy nhiên, đối với các công ty đa quốc gia và Chính phủ nước ngoài, đây lại là một bức tranh phức tạp hơn thế.
Khoảng một nửa giao dịch thương mại quốc tế được thanh toán bằng đồng USD. Do đó, chi phí đối với các nhà sản xuất và doanh nghiệp nhỏ dựa vào hàng hóa nhập khẩu là rất lớn. Ngoài ra, các Chính phủ cần trả nợ bằng đồng USD cũng có thể gặp khó khăn, đặc biệt là khi dự trữ ngoại hối ở mức thấp.
Sự tăng giá của đồng USD đang làm tổn thương một số nền kinh tế dễ bị tác động.
Điển hình, việc Sri Lanka thiếu hụt đồng USD đã gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử đất nước này. Tương tự, đồng Rupee của Pakistan giảm xuống mức thấp kỷ lục so với đồng USD vào cuối tháng 7, đẩy quốc gia này đến bờ vực vỡ nợ. Và Ai Cập, vốn đang “vật lộn” với giá lương thực tăng cao, nay phải đối phó thêm với dự trữ USD cũng như vốn đầu tư nước ngoài giảm.
Cả ba quốc gia trên đều phải nhờ đến sự trợ giúp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Đồng USD có xu hướng tăng giá khi nền kinh tế Mỹ rất mạnh hoặc kinh tế Mỹ yếu và cả thế giới đối mặt với suy thoái.
Trong cả hai tình huống trên, các nhà đầu tư đều coi đồng tiền của Mỹ như một cơ hội để tăng trưởng hoặc là nơi trú ẩn an toàn. Hiện tượng này được gọi là “đồng USD cười”, tiếng Anh là Dollar smile do loại tiền tệ này tăng giá trong cả hai kịch bản tích cực và tiêu cực.
Tuy nhiên, phần còn lại của thế giới không mấy vui vẻ. Manik Narain - Giám đốc Chiến lược Hàng hóa chéo tại các thị trường mới nổi ở UBS cho rằng có 3 lý do chính khiến đồng USD mạnh gây thiệt hại cho các nền kinh tế nhỏ.
Gia tăng căng thẳng tài chính
Không phải quốc gia nào cũng có khả năng vay tiền bằng nội tệ của họ vì các nhà đầu tư nước ngoài có thể không tin tưởng vào các cơ quan tổ chức của họ hoặc đơn giản là thị trường tài chính nước đó kém phát triển hơn.
Điều này đồng nghĩa họ không có lựa chọn nào khác ngoài phát hành trái phiếu bằng USD. Tuy nhiên, khi giá USD tăng, khối nợ của các nước cũng sẽ nặng theo, làm tiêu hao ngân khố của Chính phủ.
Đồng thời, các quốc gia đó cũng phải thanh toán khoản tiền lớn hơn khi nhập khẩu lương thực, thuốc men và nhiên liệu và đây chính là trường hợp của Sri Lanka. Dự trữ ngoại hối của quốc gia này hiện đang ở mức rất thấp do sự suy yếu của ngành du lịch trong thời kỳ đại dịch.
Dòng vốn “chảy”
Khi đồng tiền của một quốc gia suy yếu đáng kể, các cá nhân, công ty và nhà đầu tư nước ngoài sẽ bắt đầu rút tiền của họ với hy vọng “cất giữ” ở một nơi nào đó an toàn hơn. Điều này càng đẩy giá nội tệ của quốc gia đó xuống thấp hơn nữa, làm trầm trọng thêm các vấn đề tài khóa.
Đè nặng lên sự phát triển
Nếu các công ty không đủ khả năng mua hàng nhập khẩu mà họ cần để hoạt động kinh doanh, họ sẽ không có nhiều hàng tồn kho. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ không thể bán được nhiều, ngay cả khi nhu cầu vẫn gia tăng mạnh mẽ; kéo theo đó gây sức ép lên tốc độ tăng trưởng nền kinh tế.
Ngoài ra, kinh tế Mỹ ổn định sẽ xoa dịu phần nào những gì mà các quốc gia phải chịu đựng những điều trên bằng cách xuất khẩu hàng hóa sang nền kinh tế số 1 thế giới.
Nhưng khi đồng USD mạnh lên vì nước Mỹ đang trên đà suy thoái, tất cả sẽ gặp khó khăn.
Scott Wren, Chiến lược gia thị trường toàn cầu tại Wells Fargo Investment Institute, cho biết: “Chúng tôi mong muốn sức mạnh của đồng USD vẫn tiếp tục được duy trì trong giai đoạn gần đến trung hạn”.
Việc này khiến nhiều nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách thắc mắc liệu Sri Lanka có phải chỉ là sự khởi đầu. Rủi ro biến động tại các thị trường mới nổi có thể lan ra cả hệ thống tài chính toàn cầu.
IMF đã ước tính rằng 60% các quốc gia có thu nhập thấp đang hoặc có nguy cơ cao về nợ Chính phủ, tăng khoảng 10% so với 10 năm trước. Dù vậy cũng có những khác biệt cơ bản giữa tình hình hiện tại và các cuộc khủng hoảng trong quá khứ.
Trái phiếu phát hành bằng USD hiện không quá phổ biến như trước đây. Các quốc gia lớn như Brazil, Mexico và Indonesia “thường không vay nhiều bằng ngoại tệ và hiện nắm giữ đủ dự trữ ngoại hối để kiểm soát gánh nặng nợ nước ngoài của họ”, Brad Setser tại CFR cho biết.
Thêm vào đó, giá các mặt hàng như dầu mỏ và kim loại cơ bản vẫn ở mức cao. Điều đó giúp các nền kinh tế mới nổi, vốn là những quốc gia xuất khẩu lớn, có nguồn thu ngoại tệ ổn định nhờ xuất khẩu.
Lạm phát cũng thúc đẩy các Ngân hàng Trung ương ở nhiều thị trường mới nổi bắt đầu tăng lãi suất sớm hơn Mỹ hay Anh. Brazil khởi động quá trình này từ tháng 3/2021 và đến nay đã nâng lãi 12 lần liên tục.
Xem thêm: Tỷ giá ngoại tệ hôm nay ngày 23/4: Đồng Đô la Mỹ và Đô la Úc đều tăng mạnh
TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc phát hiện mỏ vàng “khủng” hơn 1.000 tấn
Một mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở miền nam Trung Quốc, ước tính trị giá khoảng 83 tỷ USD.
Ngân hàng phải đảm bảo dữ liệu khách hàng được an toàn, bảo mật
Ngân hàng Nhà nước vừa qua đã ban hành Thông tư 50/2024/TT-NHNN quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng.
Điểm tin ngân hàng ngày 22/11: Dư nợ tín dụng đã được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt 3,28 triệu tỷ
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD; OCB ưu tiên tiếp vốn cho doanh nghiệp start-up; Người nhà Phó Chủ tịch VIB dự chi hàng trăm tỷ...
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
9 tháng đầu năm 2024, VietinBank dẫn đầu ngành ngân hàng khi tổng thu nhập hoạt động (TOI) tăng trưởng 16%, đạt hơn 60.600 tỷ đồng, bỏ xa ngân hàng BIDV và Vietcombank.
Eximbank hút về hơn 2.000 tỷ đồng từ trái phiếu
Từ đầu năm đến nay, Eximbank đã huy động thành công 2 lô trái phiếu với lãi suất 5,3%/năm, hút về 2.100 tỷ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận và lãi dự thu tại Eximbank...
Điểm tin ngân hàng ngày 21/11: Ngân hàng không được khuyến mại khi nhận tiền gửi
Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp; ABBank và BaoViet Bank tăng mạnh lãi suất huy động kỳ hạn ngắn;...
Bitcoin phá kỷ lục vượt ngưỡng 94.000 USD
Theo CoinMarketCap, giá Bitcoin bất ngờ vượt qua mốc 94.000 USD vào rạng sáng 20/11 (giờ Việt Nam), vừa đủ phá kỷ lục thiết lập vào ngày 14/11.
OCB chi 1.000 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn
Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa công bố kết quả mua lại trái phiếu trước hạn.
Lãi suất tiết kiệm tháng 11 tăng trở lại, gửi tiền ngân hàng nào có lãi suất cao nhất?
Lãi suất huy động nhích lên góp phần kích thích dòng tiền nhàn rỗi chảy vào hệ thống ngân hàng. Theo thống kê đã có hơn 15 ngân hàng điều chỉnh lãi suất...
Techcombank nhận giải thưởng Sáng tạo xuất sắc từ Oracle
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã trở thành ngân hàng duy nhất tại khu vực Đông Nam Á nhận giải thưởng Đổi mới xuất sắc - Innovation Excellence Award...
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng
VietinBank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động giao dịch giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ người dùng trước các gian lận, lừa đảo...
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
Sau 9 tháng đầu năm 2024, ngân hàng SHB đã thực hiện 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2024. Quy mô tài sản, dư nợ cho vay khách hàng và tiền gửi của khách hàng...
Giá vàng hôm nay (20/11): Thị trường thế giới tăng mạnh
Giá vàng thế giới hôm nay (20/11) tăng trong bối cảnh cuộc chiến tranh Nga - Ukraine đang có dấu hiệu leo thang khiến vàng trở nên hấp dẫn...
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
9 tháng đầu năm 2024, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - mã: TCB) thu về hơn 26.900 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 18.000 tỷ đồng.
Điểm tin ngân hàng ngày 19/11: MSB rao bán khoản nợ 1.141 tỷ đồng của công ty Tài Nguyên
Vicem ghi nhận lỗ gần 8.000 tỷ đồng từ các khoản đầu tư tài chính; Giá vàng tăng mạnh, Ngân hàng Nhà nước công bố giá bán vàng miếng SJC;...
Vì sao vàng không còn “lấp lánh” sau chiến thắng của Donald Trump?
Sau khi tăng cao trong phần lớn thời gian của năm nay, giá vàng đột nhiên không còn hấp dẫn nữa kể từ khi Donald Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Agribank đẩy mạnh cho vay qua tổ vay vốn - tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng
Với vai trò chủ lực đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong nhiều năm qua, Agribank đã và đang triển khai nhiều giải pháp tăng khả năng tiếp cận...
VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024
Mới đây, trong khuôn khổ Lễ trao giải cuộc bình chọn Doanh nghiệp Niêm yết 2024 - Hội nghị Doanh nghiệp Niêm yết 2024 do Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX)...
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?
Giai đoạn 2019-2022, doanh thu từ dịch vụ kinh doanh bảo hiểm của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank - mã: MBB) tăng trưởng rất nhanh nhờ lợi thế vận hành...