Tại sao dòng dầu của Nga qua Biển Đỏ không bị tấn công?
Các tàu chở dầu của Nga đã tiếp tục đi qua Biển Đỏ mà hầu như không bị gián đoạn bởi các cuộc tấn công của Houthi, nhằm vào hoạt động vận tải và đối mặt với rủi ro thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh, theo các Giám đốc điều hành vận tải, nhà phân tích và dữ liệu dòng chảy.
![]() |
Nga ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào thương mại qua Kênh đào Suez và Biển Đỏ kể từ khi xảy ra cuộc xung đột Ukraine, dẫn đến việc châu Âu áp đặt các lệnh trừng phạt đối với hàng nhập khẩu của Nga và buộc Moscow phải xuất khẩu phần lớn dầu thô sang Trung Quốc và Ấn Độ. Trước cuộc xung đột, Nga xuất khẩu nhiều hơn sang châu Âu.
Theo công ty phân tích dầu mỏ Vortexa, số lượng tàu Nga đi qua Biển Đỏ đã giảm nhẹ kể từ tháng 12/2023, nhưng lưu lượng tàu trong tuần tính đến ngày 29/1 vẫn cao hơn khoảng 20% so với mức trung bình vào năm 2023.
Điều đó trái ngược với sự gián đoạn hành trình của các tàu chở dầu khác qua Biển Đỏ trong hai tuần qua.
Các chuyến hàng dầu diesel và nhiên liệu máy bay từ Trung Đông và châu Á đến châu Âu - một trong những tuyến đường thương mại dầu mỏ chính từ đông sang tây - gần như bị đình trệ trong những ngày sau đợt tấn công trả đũa đầu tiên do Mỹ dẫn đầu vào Yemen vào tháng 11/1, theo dữ liệu Vortexa.
Theo Reuters, Nga có quan hệ chặt chẽ với Iran, nước ủng hộ lực lượng Houthi và điều đó có thể đã giúp ngăn chặn các cuộc tấn công đối với tàu chở dầu của họ. Hãng thông tấn nhà nước Nga TASS ngày 19/1 cũng đưa tin, dẫn lời quan chức Houthi đảm bảo an toàn qua lại ở Biển Đỏ cho tàu bè của Nga và Trung Quốc.
Các tàu chở dầu của Nga phần lớn không có liên kết với Israel, Mỹ hay Anh. Nhóm phiến quân Houthi cho biết họ đang nhắm mục tiêu vào các tàu kết nối với các quốc gia đó trong các cuộc tấn công, để thể hiện tình đoàn kết với người Palestine ở Gaza.
Các biện pháp trừng phạt của G7 đối với hoạt động buôn bán dầu mỏ của Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine đã góp phần vào sự tăng trưởng nhanh chóng của đội tàu ngầm vận chuyển dầu thô và nhiên liệu bị trừng phạt. Những tàu này được thuê bởi các công ty thường đăng ký bên ngoài các quốc gia đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga. Họ cũng sử dụng các dịch vụ hàng hải và bảo hiểm từ các quốc gia không áp đặt lệnh trừng phạt.
Với ít mối liên hệ rõ ràng hơn với các công ty phương Tây, những con tàu đó ít có khả năng trở thành mục tiêu hơn.
Nhà giao dịch dầu mỏ kỳ cựu Adi Imsirovic cho biết: “Hầu hết dầu thô và nhiên liệu của Nga được vận chuyển bởi đội tàu ngầm, vì vậy nó khó có thể nằm trong tầm ngắm của các cuộc tấn công của Houthi”.
"Người Houthi đang nhắm mục tiêu vào các tàu có liên kết với một số quốc gia."
Nhà phân tích Mary Melton của Vortexa cho biết, nhiều tàu chở hàng hóa của Nga cho thấy họ không bị ràng buộc với Israel thông qua tín hiệu từ hệ thống nhận dạng tự động (AIS) – hệ thống phát công khai thông tin bao gồm vị trí và điểm đến của tàu.
Nga, một đối tác của các cường quốc Ả Rập chủ chốt như Ả Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, ngoài mối quan hệ với Iran, đã lên án cái mà họ gọi là các cuộc tấn công 'vô trách nhiệm' .
Các quan chức Trung Quốc đã gây áp lực buộc Iran phải kiềm chế các cuộc tấn công vào tàu ở Biển Đỏ, và đảm bảo những cuộc tấn công đó không làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc, các nguồn tin và một nhà ngoại giao Iran nói với Reuters vào tuần trước.
Dữ liệu của Kpler cho thấy bốn tàu chở dầu thô Urals của Nga đã đi qua eo biển Bab-el-Mandab và ba tàu khác đi về phía nam qua Biển Đỏ kể từ cuộc tấn công vào tàu Trafigura vào ngày 26 tháng 1.
Yến Anh/Reuters
TIN LIÊN QUAN
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ
Trong 5 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với sự mở rộng về quy mô lực lượng lao động và cải thiện chất lượng...
Quy mô nền kinh tế AI tại Việt Nam dự kiến đạt 120 - 130 tỷ USD
Ngày 12/6, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia-NIC (Bộ Tài chính) phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Tập đoàn Tư vấn Boston Consulting Group (BCG)...
Người dân, doanh nghiệp tiếp tục dùng giấy tờ cũ sau sáp nhập
Sáng 12/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, giảm số tỉnh, thành phố từ 63 xuống còn 34. Nghị quyết có...
Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vì e dè "hơi nóng" thắt chặt chi tiêu
111,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 5 tháng đầu năm theo các hình thức khác nhau, tăng so với cùng kỳ 2024...
Đề xuất miễn thuế thu nhập cá nhân với nhân lực công nghiệp công nghệ số
Ngày 9/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ...
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 1, liên tục đổi hướng di chuyển
Sáng ngày 11/6, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão số 1. Dự báo bão sẽ tiếp tục mạnh thêm và liên tục đổi hướng di chuyển.
Tình hình kinh tế xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2025
Theo số liệu từ Cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2025 tiếp tục cho thấy xu hướng tích cực, với nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng...
Xem nhiều




