Thành phố Hồ Chí Minh: Đạt nhiều kết quả trong quản lý và sử dụng đất đai giai đoạn 2021-2022
UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Quản lý đất đai và phương hướng sử dụng đất đai hiệu quả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” giai đoạn 2023-2025; đồng thời, đánh giá kết quả thực hiện Đề án này trong giai đoạn 2021-2022.
Theo đó, kế hoạch nhằm kế thừa, phát huy những kết quả đạt được và tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp trong Đề án “Quản lý đất đai và phương hướng sử dụng đất đai hiệu quả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” giai đoạn năm 2021-2022, nâng cao hiệu lực, hiệu quả và sử dụng đất, từng bước đi vào thực tiễn nhằm hoàn thiện hơn nữa các cơ sở pháp lý; xây dựng, đồng bộ hệ thống quản lý đất đai, tập trung giải quyết những vấn đề bất cập, hạn chế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh.
Kế hoạch cũng nhằm công khai, minh bạch trong quá trình quản lý, xử lý các hồ sơ liên quan đến lĩnh vực đất đai; xây dựng được cơ chế giám sát, lấy ý kiến phản hồi, tiếp thu và điều chỉnh các quy định, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng; hướng đến phân chia hợp lý lợi ích đạt được từ sự phát triển bền vững, tạo sự đồng thuận của người dân, của nhà đầu tư trong quá trình cùng Nhà nước tập trung triển khai xây dựng phát triển đô thị Thành phố Hồ Chí Minh theo quy hoạch.
Trong Kế hoạch, UBND Thành phố đã đánh giá kết quả thực hiện Đề án “Quản lý đất đai và phương hướng sử dụng đất đai hiệu quả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021-2022.
Cụ thể, nội dung của Đề án giai đoạn 2021-2022 tập trung nghiên cứu 6 nhóm vấn đề gồm: (1) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Thành phố; (2) Đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai; (3) Tài chính đất đai; (4) Quản lý tài sản công là nhà, đất do Nhà nước quản lý; (5) Hành chính về đất đai; (6) Cơ chế hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất. Các nhóm vấn đề chính mang tính nghiên cứu khoa học cao nên đòi hỏi thời gian thực hiện qua nhiều khâu. Kết quả đạt được trong giai đoạn 2021-2022 tùy theo nhóm, có nhóm đã cơ bản hoàn thành, có nhóm còn đang triển khai thực hiện.
Đánh giá kết quả thực hiện, Đề án “Quản lý đất đai và phương hướng sử dụng đất đai hiệu quả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” giai đoạn năm 2021-2022 (Đề án) được ban hành đã giúp nhận diện được những bất cập về pháp luật đất đai trong công tác quản lý Nhà nước để từ đó đề xuất với các cơ quan, ban, ngành Trung ương các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc quản lý, khai thác, sử dụng đất đặc biệt là lĩnh vực đất công. Các chương trình, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cụ thể đã được xác định và có lộ trình thực hiện.
Đề án thuộc chương trình đột phá đổi mới quản lý Thành phố Hồ Chí Minh. Có những đóng góp vào dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, với nhiều ý kiến xác thực; là nền tảng để Thành phố bổ sung sửa đổi dự thảo Nghị quyết 54 mới, trong đó có đề xuất các mô hình huy động nguồn lực từ đất như mô hình tiêu TOD, mô hình BT…
Hiện các công cụ nhằm phục vụ cho công tác quản lý đất đai cơ bản hoàn thành và sẽ đưa vào ứng dụng hỗ trợ cho công tác quản lý đất đai được chặt chẽ. Đồng thời, căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, có thể đưa ra các phương án sử dụng đất đai được hiệu quả hơn.
Các công tác liên quan đến thủ tục hành chính, giao dịch của người dân như cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, giao dịch bảo đảm, chuyển nhượng, thừa kế… từng bước được thực hiện thông qua phần mềm có thể lưu vào hệ thống cơ sở dữ liệu. Có thể truy xuất để quản lý, thực hiện chuyển thông tin địa chính đến cơ quan thuế. Ngoài ra, còn có thể quản lý về quy trình, thời gian, tiến độ thực hiện tốt công tác cải cách hành chính.
Trong quá trình triển khai xây dựng Chương trình và Đề án, Thành ủy, UBND Thành phố có sự quan tâm, chỉ đạo và định hướng chủ trương kịp thời, có sự phối hợp góp ý của các Sở, ngành và quận, huyện giúp cho việc tham mưu xây dựng Đề án được thuận lợi hơn.
Việc lãnh đạo, triển khai thực hiện Đề án có sự chỉ đạo chặt chẽ, có sự phân công trách nhiệm, thành viên giám sát của đơn vị chủ trì và Ban Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phụ trách chịu trách nhiệm chỉ đạo rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, trong quá trình thực hiện Đề án, nhìn chung các Sở, ngành và UBND quận, huyện, UBND thành phố Thủ Đức phối hợp tương đối tốt. Tuy nhiên, tiến độ thời gian có lĩnh vực còn chậm do đó kết quả thực hiện Đề án chưa hoàn thành đồng bộ.
Nội dung của Đề án nhằm phục vụ nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đất đai, nhằm triển khai vào thực tiễn để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh nên khi được thông qua, nhận được nhiều quan tâm, chú ý của dư luận xã hội. Đề án là cơ sở định hướng lớn cho phép Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở, ngành liên quan tập trung nghiên cứu 6 nhóm vấn đề chính, về quy định pháp luật, thực tiễn cuộc sống để nhận diện những bất cập; xác định vấn đề tập trung giải quyết; đề xuất những giải pháp phù hợp.
Tuy nhiên, nhiều nội dung công việc triển khai theo kế hoạch chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện. Đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc triển khai thực hiện Đề án quản lý đất đai hiệu quả trong thời gian qua còn chậm.
Những khó khăn, vướng mắc về thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như các thủ tục chuẩn bị để dự án được triển khai còn chậm (do dịch bệnh, công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ...).
TIN LIÊN QUAN
-
Đề xuất 9 giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các dự án nhà ở xã hội
-
Thành phố Hồ Chí Minh bổ sung 7.200 tỷ đồng vào kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025
-
Thành phố Hồ Chí Minh thu hồi đất 31 dự án trong năm 2024
-
Thành phố Hồ Chí Minh làm gì để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội
-
70% vướng mắc của thị trường bất động sản liên quan tới pháp lý
-
Từ Tổ công tác của Thủ tướng, thị trường bất động sản ngược dòng “vượt khó”
-
Bảo hiểm nhân thọ Cathay Life Việt Nam và Mirae Asset Prévoir đang là đối tác ngân hàng nào?
-
Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng
IMF thúc giục Trung Quốc cải tổ nền kinh tế
IMF thúc giục các nhà lãnh đạo Trung Quốc hành động quyết đoán hơn để thúc đẩy nền kinh tế của họ nếu không muốn chứng kiến tăng trưởng kinh tế suy giảm mạnh.
Thành phố Hồ Chí Minh ban hành quy định diện tích tách thửa
UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định số 100/2024 quy định điều kiện tách thửa, hợp thửa và diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn Thành phố.
Bộ Tài chính cập nhật 2 kịch bản tăng CPI bình quân năm 2024
Bộ Tài chính nhận định, vẫn còn một số yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá trong những tháng còn lại của năm 2024...
Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024
Các chính sách liên quan đến vấn đề kinh tế như hỗ trợ phát triển hợp tác xã, thông tư quy định về giao dịch chứng khoán; thông tư quy định về mức lãi suất...
Bão Kong-rey diễn biến khó lường, dự báo sẽ đổ bộ Biển Đông
Sáng sớm 28/10, áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 6 - Trami) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên đất liền ven biển các tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Cơ quan khí tượng đang theo dõi sát sao cơn bão Kong-rey mới.
Không khoan nhượng trong “cuộc chiến” thương mại điện tử
Thương mại điện tử, nền tảng giải trí… là những lĩnh vực đang phát triển nóng tại Việt Nam trong những năm gần đây với doanh thu và lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng...
Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)
Ngày 28/10, tại Dubai, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE Thani bin Ahmed Al Zeyoudi ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (Hiệp định CEPA).
Chính sách cho nhà ở xã hội chưa khuyến khích được nhà đầu tư
Đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng, do chính sách của Nhà nước trên các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, đất đai...
Hà Nội có 14 dự án nhà ở đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Sở Xây dựng Hà Nội vừa phê duyệt 14 dự án nhà ở mới đủ điều kiện kinh doanh. Trong đó phần lớn là các loại hình biệt thự, shophouse, chung cư cao cấp...
Nga vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã xếp hạng Nga là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới dựa trên sức mua tương đương (PPP).
Nhà đầu tư tích trữ vàng trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ
Theo các chiến lược gia tại Ngân hàng Hoa Kỳ (Bank of America - BofA), các nhà đầu tư đang tiếp tục mua vàng trước thềm cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ...
Chính phủ yêu cầu rà soát các quy định về thuế sử dụng đất khi áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024
Tại Nghị quyết 188/NQ-CP, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát các quy định của pháp luật về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất...
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi
Ngày 24/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia
Ngày 23/10/2024, Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 485/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ tại buổi làm việc với các doanh nghiệp xây dựng...
Đường sắt nhẹ (LRT) mà Sun Group đề xuất tại TPHCM: “đáp án xanh” cho giao thông đô thị và kết nối liên vùng
3 thập kỷ trước Philippines, Singapore, Malaysia… đã có đường sắt nhẹ (LRT). Tại Việt Nam, đề xuất của Sun Group về tuyến đường sắt nhẹ gần 100km chạy dọc theo sông Sài Gòn...
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cảnh báo rủi ro gia tăng
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm tới và cảnh báo về những rủi ro ngày càng gia tăng từ cuộc chiến bảo hộ thương mại,...
Trước 31/10 các địa phương phải ban hành đầy đủ văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương tập trung ban hành đầy đủ các nội dung được giao quy định chi tiết trong Luật Đất đai...
Thành phố Hồ Chí Minh công bố bảng giá đất mới, giá cao nhất 687,2 triệu đồng/m2
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vừa ký Quyết định số 79/2024 của UBND Thành phố về sửa đổi,...
Giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia: Còn nhiều bất cập
Theo Bộ Tài chính, tâm lý sợ sai, lúng túng khi áp dụng các quy định, e dè trong việc thực hiện các cơ chế đặc thù… của nhiều địa phương là những bất cập trong giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia hiện nay.