VnFinance
Thứ năm, 26/01/2023, 17:04 PM

Thanh tra việc kinh doanh xăng dầu trên cả nước trong năm 2023

Theo Kế hoạch thanh tra năm 2023, Bộ Công Thương đã yêu cầu Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố sẽ phối hợp với Sở KH&CN, Sở Công Thương, Cục Thuế, Công an tỉnh, Sở NN&PTNT, Tổng cục Quản lý thị trường tiến hành thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về kinh doanh xăng dầu, kinh doanh khí trên cả nước.

Nhiều cửa hàng bán lẻ xăng dầu đóng cửa vì càng bán càng lỗ
 

Chia sẻ về hoạt động điều hành xăng dầu năm 2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên thừa nhận: Năm 2022 là một năm đặc biệt khó khăn đối với thị trường xăng dầu trong nước, khi giá xăng dầu tăng cao và biến động bất thường với biên độ lớn theo giá xăng dầu thế giới, xung đột địa chính trị và cạnh tranh giữa các nước lớn, đặc biệt là cuộc xung đột vũ trang giữa Nga - Ukraine và các biện pháp trừng phạt đối với Nga đã gây khủng hoảng về nguồn cung xăng dầu trên phạm vi toàn cầu, dẫn tới một số thời điểm đã xảy ra tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ ở một số địa phương.

Theo Bộ trưởng, thực hiện những chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ, kịp thời và hiệu quả các giải pháp nhằm bảo đảm nguồn cung xăng dầu trong nước. "Nhờ đó, từ giữa tháng 11 năm 2022 đến nay, thị trường xăng dầu trong nước đã ổn định, nguồn cung xăng dầu được bảo đảm, các cửa hàng bán xăng, dầu hoạt động bình thường, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu sử dụng xăng dầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp", Bộ trưởng cho biết.

Đối với việc điều hành xăng dầu trong năm 2023, Bộ trưởng khẳng định: Bộ Công Thương sẽ tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện nghiêm phương án nhập khẩu bổ sung đã được phân giao, bảo đảm duy trì nguồn cung liên tục cho thị trường trong nước, kiên quyết không để xảy ra thiếu hụt nguồn cung trong mọi tình huống.

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong việc rà soát, cập nhật, điều chỉnh kịp thời các chi phí kinh doanh xăng dầu, bảo đảm phù hợp với thực tế phát sinh để khuyến khích các doanh nghiệp tạo nguồn cung ổn định cho thị trường; theo dõi diễn biến giá xăng dầu thế giới để có giải pháp điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp; sử dụng linh hoạt, hiệu quả công cụ Quỹ Bình ổn giá theo quy định của pháp luật, góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng; chú trọng tuyên truyền về tình hình cung cầu, giá cả để ổn định tâm lý người dân, doanh nghiệp; khẩn trương rà soát, tham mưu với Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83/2014-NĐ/CP và Nghị định số 95/2021-NĐ/CP của Chính phủ, bảo đảm khoa học, hợp lý, hiệu quả, khả thi, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và công tác quản lý nhà nước, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, người dân và doanh nghiệp; thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành kinh doanh xăng dầu tại các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối và tổng địa lý kinh doanh xăng dầu trên toàn quốc, bảo đảm công khai, minh bạch, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý kinh doanh xăng dầu trên phạm vi cả nước.

"Theo Kế hoạch thanh tra năm 2023, Bộ Công Thương đã yêu cầu Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố sẽ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương, Cục Thuế, Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Quản lý thị trường tiến hành thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về kinh doanh xăng dầu, kinh doanh khí trên cả nước", Bộ trưởng thông tin.

5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm của ngành Công thương năm 2023

Bộ trưởng chia sẻ: Để khắc phục những khó khăn, thách thức, tiếp tục thực hiện thắng lợi và toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2023 được giao, ngành công thương sẽ tập trung vào 5 nhóm nhiệm vụ trong tâm.

Một là, tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các chủ trương, chính sách có liên quan về phát triển công nghiệp, thương mại. Khẩn trương xây dựng Kế hoạch hành động và tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023; trong đó, chú trọng các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh; đẩy nhanh triển khai các dự án phát triển công nghiệp, thương mại, nhất là các dự án trọng điểm để sớm đưa các dự án vào hoạt động, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế đất nước.

Hai là, chú trọng nâng cao chất lượng và tính chủ động trong tham mưu thể chế hóa kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý. Hoàn thành có chất lượng và đúng thời hạn các nhiệm vụ được giao tại Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ năm 2023 và các dự án sửa đổi, bổ sung các luật, các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành; đồng thời, tiếp tục rà soát, tham mưu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện những cơ chế, chính sách còn bất cập, chồng chéo, cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh và đề xuất cấp có thẩm quyền cho thực hiện thí điểm những quy định, chính sách có tính đột phá để khơi thông và giải phóng các nguồn lực, nhất là nguồn xã hội hóa trong đầu tư phát triển Ngành.

Ba là, tập trung tham mưu cho Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Khẩn trương xây dựng Luật Phát triển công nghiệp và cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp có tính nền tảng, góp phần nâng cao năng lực tự chủ của nền công nghiệp quốc gia. Tích cực tham mưu tổng kết cơ chế, chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là việc thực hiện chính sách thu hút đầu tư FDI trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại; từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm khuyến khích, ràng buộc các doanh nghiệp FDI có sự lan tỏa, chia sẻ, hỗ trợ thực chất các doanh nghiệp trong nước để thúc đẩy chuyển giao công nghệ, phát triển kỹ năng quản trị, hình thành các chuỗi cung ứng vật tư, nguyên liệu và cụm liên kết ngành, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt để từng bước tham gia sâu vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Bốn là, chủ động rà soát, tham mưu cho cấp có thẩm quyền đàm phán, ký kết các cơ chế hợp tác song phương và đa phương mới; đồng thời, tiếp tục phát huy tốt vai trò của hệ thống cơ quan Thương vụ Việt Nam ở ngoài nước, góp phần hỗ trợ các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp khai thác có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết để mở rộng, đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng và mặt hàng xuất nhập khẩu. Chú trọng hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu, thúc đẩy xuất khẩu bền vững.

Tiếp tục đổi mới công tác xúc tiến thương mại, kết hợp chặt chẽ giữa thương mại truyền thống với hiện đại, khai thác hiệu quả thị trường nội địa 100 triệu dân còn nhiều tiềm năng; đồng thời, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả, thị trường các mặt hàng thiết yếu để điều hành phù hợp, hiệu quả. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận xuất xứ, cạnh tranh không bình đẳng; nâng cao năng lực phòng vệ thương mại... bảo đảm môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất và lợi ích người tiêu dùng trong nước, phù hợp với các cam kết quốc tế.

Năm là, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành và ý thức chấp hành gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ theo đúng phương châm điều hành của Chính phủ là "Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả". Tiếp tục đổi mới lề lối, phương thức làm việc, đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh; chủ động phối hợp xử lý công việc gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong toàn hệ thống, góp phần thực hiện thắng lợi, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ được Lãnh đạo Đảng và Nhà nước giao.​


Giá dầu hôm nay (18/4): Dầu thô tiếp đà giảm
Giá dầu hôm nay (18/4): Dầu thô tiếp đà giảm

Giá dầu thế giới hôm nay (18/4) giảm sau khi Mỹ cho biết sẽ khôi phục các lệnh trừng phạt dầu mỏ đối với Venezuela, trong khi Liên minh châu Âu...

Giá dầu hôm nay (17/4): Dầu thô quay đầu giảm
Giá dầu hôm nay (17/4): Dầu thô quay đầu giảm

Giá dầu thế giới hôm nay (17/4) quay đầu giảm khi những cơn gió ngược kinh tế gây áp lực lên tâm lý nhà đầu tư...

Ngày mai (17/4), giá xăng có thể tăng vượt 25 nghìn đồng/lít
Ngày mai (17/4), giá xăng có thể tăng vượt 25 nghìn đồng/lít

Trong kỳ điều hành ngày mai (17/4), giá xăng được dự báo có thể tăng khoảng 300 đồng/lít – 450 đồng/lít (nếu cơ quan quản lý không tác động đến Quỹ bình ổn giá)....

Cuộc xung đột Iran - Israel làm đảo lộn dự tính về giá dầu của OPEC+
Cuộc xung đột Iran - Israel làm đảo lộn dự tính về giá dầu của OPEC+

Tình hình địa chính trị của Trung Đông, mới đây nhất là cuộc tấn công của Iran nhằm vào Israel, đang làm xáo trộn các yếu tố cần thiết để OPEC+ thiết lập một mức giá dầu hoàn hảo - không quá cao và cũng không quá thấp - the

Giá heo hơi hôm nay 14/4: Miền Bắc điều chỉnh tăng
Giá heo hơi hôm nay 14/4: Miền Bắc điều chỉnh tăng

Giá heo hơi hôm nay 14/4 tại miền Bắc điều chỉnh tăng trong tuần qua, miền Trung ổn định, miền Nam tăng giảm không đồng nhất.

Giá phân bón hôm nay 14/4: Kali Nga bột đỏ giảm
Giá phân bón hôm nay 14/4: Kali Nga bột đỏ giảm

Cập nhật giá phân bón hôm nay 14/4/2024.

Giá tiêu hôm nay 14/4: Cao nhất 90.500 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 14/4: Cao nhất 90.500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 14/4 dao động trong khoảng 89.500 - 90.500 đồng/kg.

Giá cà phê liên tục lập đỉnh, Việt Nam giữ vững ngôi đầu
Giá cà phê liên tục lập đỉnh, Việt Nam giữ vững ngôi đầu

Giá cà phê Arabica tăng lên mức cao nhất trong 30 tháng trước lo ngại về nguồn cung vụ mới. Giá Robusta thiết lập mức đỉnh mới, có lúc lên tới 3.900 USD/tấn. Giá cà phê Robusta thiết lập mức đỉnh mới trong 30 năm, có lúc lên tới 3.900 USD/tấn.

Giá heo hơi hôm nay 13/4: Tăng trở lại ở cả 3 miền
Giá heo hơi hôm nay 13/4: Tăng trở lại ở cả 3 miền

Giá heo hơi hôm nay 13/4 ghi nhận tăng trở lại ở cả 3 miền.

Giá tiêu hôm nay 13/4: Giảm về dưới mốc 90.000 đồng
Giá tiêu hôm nay 13/4: Giảm về dưới mốc 90.000 đồng

Giá tiêu hôm nay 13/4 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm về dưới mốc 90.000 đồng/kg.

Giá phân bón hôm nay 13/4: DAP Đình Vũ ổn định
Giá phân bón hôm nay 13/4: DAP Đình Vũ ổn định

Cập nhật giá phân bón hôm nay 13/4/2024.

Giá cà phê hôm nay 13/4: Tiếp tục tăng mạnh, đạt mức 109.000 đồng
Giá cà phê hôm nay 13/4: Tiếp tục tăng mạnh, đạt mức 109.000 đồng

Giá cà phê hôm nay 13/4 tiếp tục tăng chưa có dấu hiệu dừng lại, chạm mốc 109.000 đồng/kg.

Giá phân bón hôm nay 12/4: Kali Uzbekistan ổn định
Giá phân bón hôm nay 12/4: Kali Uzbekistan ổn định

Cập nhật giá phân bón hôm nay 12/4/2024.

Giá cà phê hôm nay 12/4: Tiếp tục tăng mạnh, phá mốc 107.000 đồng
Giá cà phê hôm nay 12/4: Tiếp tục tăng mạnh, phá mốc 107.000 đồng

Giá cà phê hôm nay 12/4 tại thị trường trong nước hôm nay tăng mạnh vượt mốc 107.000 đồng. Trên thế giới Robusta và Arabica cùng xu hướng tăng.

Giá tiêu hôm nay 12/4: Tiếp tục giảm
Giá tiêu hôm nay 12/4: Tiếp tục giảm

Giá tiêu hôm nay 12/4 tại thị trường trong nước tiếp tục nối dài đà giảm tại một số địa phương.

Giá heo hơi hôm nay 12/4: Miền Nam điều chỉnh giảm
Giá heo hơi hôm nay 12/4: Miền Nam điều chỉnh giảm

Giá heo hơi hôm nay 12/4 miền Bắc và miền Trung không ghi nhận thay đổi về giá, miền Nam điều chỉnh giảm 1.000 đồng/kg

Giá xăng RON95 đảo chiều tăng, lên gần 25 nghìn đồng/lít
Giá xăng RON95 đảo chiều tăng, lên gần 25 nghìn đồng/lít

Kể từ 15h chiều nay (11/4), giá xăng RON95 được điều chỉnh tăng 20 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành lên 24.821 đồng/lít; dầu điêzen 0.05S và dầu hỏa tăng...

Giá tiêu hôm nay 11/4: Tiếp tục giảm mạnh
Giá tiêu hôm nay 11/4: Tiếp tục giảm mạnh

Giá tiêu hôm nay 11/4 tiếp tục giảm mạnh từ 500 - 1.000 đồng/kg tại khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Giá cà phê hôm nay 11/4: Trong nước áp sát mốc 106.000 đồng
Giá cà phê hôm nay 11/4: Trong nước áp sát mốc 106.000 đồng

Giá cà phê hôm nay 11/4 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng tiệm cận mốc 106.000 đồng. Trên thế giới, Robusta tăng 49 USD/tấn,...

VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance