Thị trường ngày 5/1: Dầu lao dốc 5%, vàng cao nhất 7 tháng, giá cà phê, ngũ cốc giảm
Thị trường hàng hóa thế giới vừa trải qua một phiên biến động mạnh theo cả hai chiều. Trong khi giá vàng, khí đốt và cao su tăng khá mạnh thì các mặt hàng khác lại giảm sâu. Đáng chú ý, giá dầu mất hơn 5% chỉ trong một phiên.

Dầu giảm hơn 5%
Giá dầu giảm hơn 4 USD/thùng do các nhà đầu tư lo lắng về nhu cầu nhiên liệu khi nền kinh tế toàn cầu chậm lại và số ca nhiễm COVID-19 gia tăng ở Trung Quốc.
Hợp đồng dầu Brent kết thúc phiên giảm 4,26 USD, tương đương 5,2%, xuống 77,84 USD/thùng. Hợp đồng dầu Tây Texas của Mỹ (WTI) giảm 4,09 USD, tương đương 5,3%, xuống 72,84 USD/thùng.
Các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, dữ liệu từ Trung Quốc cho thấy mặc dù không có biến thể virus COVID-19 mới nào được tìm thấy ở đó, nhưng đang trong đợt bùng phát dịch gần đây, với dịch bệnh lây lan nhanh chóng và có một số ca tử vong.
Tình trạng của nền kinh tế toàn cầu và các đợt tăng lãi suất của ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến giá dầu thô.
Khí đốt tăng 5% ở Mỹ, giảm ở châu Âu
Giá khí đốt tự nhiên của Mỹ đã tăng khoảng 5% vào thứ Tư từ mức thấp nhất trong 10 tháng trong phiên giao dịch trước đó do dự báo nhu cầu xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) cao hơn dự kiến trong hai tuần tới.
Khí đốt giao tháng 2 kết thúc phiên tăng 18,4 cent, tương đương 4,6%, lên mức 4,172 USD/mmBtu. Vào thứ Ba (3/1), hợp đồng này đã giảm khoảng 11% xuống mức thấp nhất kể từ ngày 11/2/2022.
Trái với xu hướng tăng ở Mỹ, giá khí đốt bán buôn ở Anh và Hà Lan đều giảm trong phiên vừa qua do thời tiết tiếp tục ôn hòa làm hạn chế nhu cầu khí đốt để sưởi ấm và cho phép châu Âu gia tăng lượng khí dự trữ.
Hợp đồng khí đốt kỳ hạn tháng 2 tại Hà Lan đã giảm 3,65 euro xuống 68,90 euro mỗi megawatt giờ (MWh). Hồi tháng 3/2022, đã có thời điểm giá khí đốt tại châu Âu vọt lên mức cao kỷ lục 345 euro/MWh.
Vàng cao nhất gần 7 tháng
Giá vàng duy trì ở mức cao nhất trong vòng gần 7 tháng sau khi biên bản cuộc họp tháng 12 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố cho thấy tất cả các nhà hoạch định chính sách của họ vẫn cam kết chống lạm phát, nhưng đồng ý về sự cần thiết phải giảm tốc độ tăng lãi suất vào năm 2023.
Kết thúc phiên, giá vàng giao ngay tăng 0,7% lên 1.851,41 USD/ounce, trước đó có lúc tăng 1,4% lên mức giá cao nhất kể từ ngày 13/6/2022; vàng kỳ hạn tháng 2/2023 tăng 0,7% lên 1.859 USD.
Theo biên bản cuộc họp chính sách ngày 13-14/12/2022, các quan chức của Fed đều thừa nhận rằng nằm vừa qua họ đã đạt được "tiến bộ đáng kể" trong việc tăng lãi suất đủ để giảm lạm phát.
Tai Wong, một nhà giao dịch cao cấp của Heraeus Precious Metals ở New York, cho biết: “Vàng đang giữ ổn định ở mức khá cao mặc dù biên bản của Fed nêu rõ rằng lãi suất sẽ tiếp tục tăng và sẽ không có đợt cắt giảm lãi suất nào vào năm 2023, trái ngược với những gì thị trường dự đoán”.
Đồng thấp nhất 2 tháng
Giá đồng giảm xuống mức thấp nhất trong 2 tháng khi thị trường tập trung vào vấn đề tăng trưởng kinh tế và nhu cầu chậm lại.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) giảm 0,9% xuống 8.247 USD/tấn vào lúc đóng cửa, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 30 tháng 11 ở mức 8.188 USD.
Số ca nhiễm COVID gia tăng tại quốc gia tiêu dùng hàng đầu thế giới, Trung Quốc, làm gia tăng lo ngại về nhu cầu vốn đang chịu áp lực từ hoạt động công nghiệp toàn cầu suy yếu.
Lúa mì, ngô thấp nhất 2 tuần
Giá lúa mì và ngô Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong 2 tuần do lo ngại về nhu cầu suy yếu bao trùm thị trường hàng hóa.
Các nhà phân tích cho biết những lo lắng của nhà đầu tư về những cơn gió ngược kinh tế, bao gồm cả tác động của sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19 ở Trung Quốc, đang khuyến khích việc bán hàng hóa.
Giá lúa mì kỳ hạn giao dịch nhiều nhất đã kết thúc phiên với mức giảm 30 US cent xuống 7,45-1/2 USD/bushel trên sàn Chicago. Mức thấp nhất trong phiên là mức thấp nhất kể từ ngày 19/12, là 7,44-1/4 USD.
Giá ngô hợp đồng giao dịch nhiều nhất cũng giảm 16-3/4 cent xuống 6,53-3/4 USD/bushel, sau khi có lúc chạm mức thấp nhất kể từ ngày 21 tháng 12, là 6,52-1/2 USD.
Trong khi đó, giá đậu tương giảm 8-3/4 cent và kết thúc ở mức 14,83-1/2 USD/bushel, sau khi tăng trong phiên giao dịch do lo ngại về hạn hán nghiêm trọng ở Argentina.
Cà phê Arabica thấp nhất 3 tuần
Giá cà phê arabica kỳ hạn trên sàn ICE giảm 3% xuống mức thấp nhất trong ba tuần vào thứ Tư, một phần do thời tiết thuận lợi cho sự phát triển cây trồng ở nhà sản xuất hàng đầu thế giới – Brazil.
Theo đó, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 3 giảm 5 cent, tương đương 3%, xuống 1,613 USD/lb, sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tuần, là 1,5925 USD.
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 3 tăng 21 USD, tương đương 1,1%, lên 1.873 USD/tấn.
Đường giảm
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3 giảm 0,4% xuống 19,63 cent/lb, sau khi chạm mức thấp nhất trong ba tuần là 19,51 cent trước đó.
Các đại lý cho biết những thay đổi trong chính sách nhiên liệu của Brazil dưới thời tân tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva của nước này có thể sẽ ủng hộ việc sử dụng mía để sản xuất đường hơn là ethanol.
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 3 cũng giảm 4,40 USD, tương đương 0,8%, xuống 543,10 USD/tấn.
Dầu cọ giảm từ mức cao gần 5 tuần
Giá dầu cọ kỳ hạn của Malaysia giảm trong phiên thứ Tư (4/1) sau khi tăng lên mức cao gần 5 tuần trong phiên giao dịch trước đó, mặc dự đoán về việc thắt chặt nguồn cung đã hạn chế đà giảm.
Hợp đồng dầu cọ kỳ hạn giao tháng 3 trên Sàn giao dịch phái sinh Bursa Malaysia kết thúc phiên giảm 82 ringgit, tương đương 1,93%, xuống 4.171 ringgit (948,39 USD)/tấn.
Xuất khẩu từ nhà sản xuất hàng đầu Indonesia dự kiến sẽ giảm trong năm nay sau khi phán quyết bảo vệ nguồn cung trong nước làm giảm hạn ngạch xuất khẩu ra nước ngoài.
Cao su tăng
Giá cao su trên thị trường châu Á đồng loạt tăng do những người tham gia thị trường vẫn lạc quan về sự phục hồi nhu cầu sau COVID ở thị trường nhập khẩu cao su hàng đầu thế giới - Trung Quốc, ngay cả khi dữ liệu cho thấy hoạt động của nhà máy bị thu hẹp ảnh hưởng đến tâm lý các nhà giao dịch.
Hợp đồng cao su giao tháng 6 của Sàn giao dịch Osaka (OSE) kết thúc phiên tăng 4,0 yên, tương đương 1,8%, lên 222,0 yên ($1,70)/kg.
Hợp đồng cao su giao tháng 5 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 240 NDT lên 13.080 NDT (1.899 USD)/tấn.
Quặng sắt giảm
Giá quặng sắt giảm sau một phiên giao dịch đầy biến động do sự gián đoạn một số hoạt động ở Trung Quốc vì dịch COVID-19 và những lo ngại kéo dài về thị trường bất động sản yếu kém lấn át sự lạc quan xung quanh các biện pháp kích thích kinh tế và mở cửa trở lại của nước này.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 5 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc kết thúc phiên giảm 0,4% xuống 846,5 nhân dân tệ (122,94 USD)/tấn, mặc dù tăng lúc đầu phiên.
Trên Sàn giao dịch Singapore, hợp đồng giao tháng 2 giảm 1,2% xuống 114,70 USD/tấn.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 5/1:
Tin tức kinh tế ngày 4/7: Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục mới về kim ngạch
Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục mới về kim ngạch; Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn, giảm thuế; Thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm đạt mức tăng trưởng vượt trội… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 4/7.
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 xuống dưới 20.000 đồng/lít
Theo thông báo từ Liên Bộ Công Thương - Tài chính, kỳ điều hành ngày 3/7, giá các mặt hàng xăng dầu đồng loạt giảm mạnh, đưa giá xăng RON 95 xuống dưới...
VPI dự báo giá xăng dầu giảm mạnh từ 6,8 - 7,5% trong kỳ điều hành ngày 3/7
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 3/7/2025,...
Cuộc chiến chống hàng giả: Không thể thắng nếu thực thi vẫn lỏng lẻo
Dù hành lang pháp lý chống hàng giả, hàng nhái đã được xây dựng tương đối đầy đủ, tuy nhiên theo các chuyên gia, điểm yếu nằm ở khâu thực thi,...
Giá bán lẻ xăng dầu đồng loạt giảm từ 0h ngày 1/7
Từ 0h00 ngày 1/7/2025, giá bán lẻ xăng dầu trong nước chính thức giảm đồng loạt theo thông báo của liên Bộ Công Thương - Tài chính, nhờ hiệu lực của chính sách giảm 2%...
Giá dầu hôm nay 1/7 duy trì sắc đỏ
Giá dầu thô khởi đầu tuần giao dịch với xu hướng giảm khi giới đầu tư dự đoán OPEC+ sẽ tiếp tục tăng nguồn cung vào tháng tới.
OPEC+ sẽ linh hoạt quyết định sản lượng dầu trong tháng 8
OPEC+ sẽ đưa ra quyết định về sản lượng dầu trong tháng 8 một cách linh hoạt tại cuộc họp sắp tới vào ngày 6/7, Nga xác nhận thông tin này, cũng như nhấn mạnh...
Giá khí đốt “lao dốc không phanh” trong tuần qua
Trong báo cáo gửi AFP hôm thứ Sáu, nhóm phân tích EBW Analytics Group cho biết giá khí đốt giao tháng 7 đã “lao dốc không phanh” trong tuần qua.
Giá dầu hôm nay 30/6 dự báo giảm nhẹ
Tuần vừa qua, giá dầu thế giới chứng kiến những phiên tăng, giảm trái chiều.
Giá dầu hôm nay 27/6 duy trì đà tăng nhẹ
Giá dầu thế giới duy trì đà tăng nhẹ khi nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tại Mỹ ở mức cao.
Giá xăng dầu tiếp tục đồng loạt tăng
Trong kỳ điều chỉnh ngày 26/6, giá xăng dầu tiếp tục tăng phiên thứ 5 liên tiếp. Từ đầu năm đến nay, xăng RON 95 tăng 15 lần, giảm 11 lần.
Giá dầu hôm nay 26/6 nhích tăng nhẹ
Giá dầu thế giới sáng nay nhích tăng nhẹ sau khi giảm mạnh trong các phiên giao dịch đầu tuần.
Bô Y tế cảnh báo khẩn vụ phát hiện dầu ăn cho động vật được dùng cho người
Dầu chăn nuôi bị hô biến thành dầu ăn cho người, len lỏi vào bếp ăn, hàng quán, vừa bị lực lượng chức năng phát hiện tại Hưng Yên.
VPI dự báo giá xăng vẫn duy trì đà tăng 2,8-3,2% trong kỳ điều hành ngày 26/6
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 26/6/2025, giá xăng bán lẻ có thể vẫn duy trì...
Giá dầu hôm nay 25/6 tăng nhẹ trở lại sau khi giảm mạnh
Giá dầu thế giới tiếp tục ghi nhận đà giảm mạnh khi thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Iran làm hạ nhiệt rủi ro nguồn cung dầu tại Trung Đông.
Cú sốc địa chính trị thế giới: Giá dầu sẽ đi về đâu?
Việc Mỹ không kích các cơ sở hạt nhân của Iran liệu có tiếp tục đẩy giá dầu tăng cao, hay thị trường sẽ phớt lờ nguy cơ Iran phong tỏa eo biển Hormuz và...
Xuất khẩu 'vàng đen' của Việt Nam tiếp tục tăng mạnh
Thống kê của Cục Hải quan cho thấy, 5 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu hạt tiêu - mặt hàng được ví như “vàng đen” của Việt Nam - đạt 99.900 tấn...
Giá dầu hôm nay 24/6 quay đầu giảm mạnh
Giá dầu thế giới bất ngờ giảm mạnh sau khi Iran tấn công một căn cứ quân sự của Mỹ tại Qatar.
Những yếu tố nào chi phối thị trường dầu khí thế giới tuần qua?
Thị trường dầu mỏ toàn cầu lại một lần nữa xoay quanh nước Mỹ, khi cả yếu tố cung – cầu lẫn địa chính trị đều tạo nên bức tranh khó đoán.
Xem nhiều




