Thủ tướng: "5 tăng", "5 giảm", "5 tăng tốc, bứt phá" để thúc đẩy tăng trưởng
Định hướng chỉ đạo, điều hành năm 2024, Thủ tướng khái quát bằng ba cụm từ: "5 tăng", "5 giảm", "5 tăng tốc, bứt phá", trong đó có tăng tốc, bứt phá về số hóa và giảm lãi suất cho vay...
Như VnMedia đã đưa tin về Hội nghị Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, kết luận tại Hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh: năm 2024 là năm tăng tốc, bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch 5 năm 2021-2025. Để đạt được mục tiêu đề ra đòi hỏi quyết tâm, nỗ lực rất lớn trong bối cảnh tình hình tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Mục tiêu tổng quát đã được đề ra trong Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ: Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; đồng thời, chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế, gìn giữ môi trường hòa bình và điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước.
Một số mục tiêu cụ thể là tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 6-6,5%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân ở mức 4-4,5%; tỉ lệ nợ xấu nội bảng (không bao gồm các ngân hàng thương mại yếu kém) dưới 3%...; tăng trưởng tín dụng đạt 15%.
![]() |
Định hướng chỉ đạo, điều hành, Thủ tướng khái quát bằng ba cụm từ: "5 tăng", "5 giảm", "5 tăng tốc, bứt phá":
"Năm tăng" gồm: Tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ tín dụng, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, các động lực tăng trưởng truyền thống và các động lực tăng trưởng mới; tăng tháo gỡ vướng mắc pháp lý và chất lượng tín dụng; tăng cường phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Nhà nước, ngân hàng, doanh nghiệp và năng lực quản trị điều hành của ngân hàng, của thị trường tài chính; tăng công khai, minh bạch về lãi suất huy động, cho vay và chống tín dụng đen; tăng cường giám sát kiểm tra và phòng ngừa rủi ro, chống tham nhũng, tiêu cực.
"Năm giảm" gồm: Giảm lãi suất cho vay; giảm chi phí giao dịch, hoạt động; giảm thủ tục hành chính; giảm phiền hà, sách nhiễu; giảm tiêu cực, lợi ích nhóm, "sân sau"…
"Năm tăng tốc, bứt phá" gồm: Tăng tốc, bứt phá về số hóa; tăng tốc, bứt phá về chất lượng dịch vụ; tăng tốc, bứt phá về chất lượng nguồn nhân lực; tăng tốc, bứt phá về hạ tầng ngân hàng; tăng tốc, bứt phá về phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Quan điểm chỉ đạo điều hành là: Bám sát tình hình và yêu cầu thực tiễn, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả. Không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhưng cũng không hoang mang, dao động; phải kiên trì, kiên định, kiên quyết thực hiện được các mục tiêu chiến lược đề ra; không điều hành "giật cục". Không ngừng đổi mới, chủ động, linh hoạt, sáng tạo, nhanh chóng "xoay chuyển tình thế", "chuyển đổi trạng thái". Giữ vững đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng với tinh thần: Đã nỗ lực rồi thì nỗ lực hơn nữa, đã quyết tâm rồi thì quyết tâm cao hơn nữa, đã hiệu quả rồi thì hiệu quả hơn nữa.
Nhấn mạnh ngân hàng phải đặt mình vào địa vị doanh nghiệp và doanh nghiệp phải đặt mình vào địa vị của ngân hàng, "trong anh có tôi, trong tôi có anh". Về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, Thủ tướng yêu cầu:
NHNN quán triệt và quyết liệt triển khai có hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ theo các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị; các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, nhất là Nghị quyết số 01, 02/NQ/CP và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tiền tệ, tín dụng, tỷ giá, lãi suất..., gần nhất là Công điện số 18/CĐ-TTg về điều hành tăng trưởng tín dụng.
Kịp thời xây dựng các nghị định, ban hành các thông tư để thi hành Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Theo dõi sát tình hình thế giới, trong nước để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, nhất là điều hành hài hòa, hợp lý giữa lãi suất và tỷ giá. Điều hành tăng trưởng tín dụng hiệu quả, gắn với bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống tổ chức tín dụng.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng; nghiêm cấm việc cấp tín dụng không đúng quy định pháp luật, không đúng đối tượng. Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách tiền tệ, tín dụng, tỷ giá, lãi suất…
Đối với các tổ chức tín dụng, Thủ tướng yêu cầu cụ thể hóa các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và NHNN thành các văn bản chỉ đạo hướng dẫn trong toàn hệ thống của từng ngân hàng thương mại.
Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của các tổ chức tín dụng nhà nước; tăng cường trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh của tổ chức tín dụng trong việc chia sẻ, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp theo quan điểm "Lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ" và "cùng thắng".
Quyết liệt triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng, hướng tín dụng vào sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo an toàn, hiệu quả và kiểm soát rủi ro thanh khoản.
Thủ tướng lưu ý thêm, rút kinh nghiệm từ các gói tín dụng ưu tiên đã làm tốt và chưa tốt, tiếp tục ưu tiên cân đối nguồn vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ cho các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có nông nghiệp; rà soát, phân loại các dự án bất động sản để kịp thời có giải pháp tín dụng phù hợp đối với từng doanh nghiệp, từng dự án đủ điều kiện; có tín dụng phù hợp với lĩnh vực BOT, BT giao thông, các dự án trọng điểm, lĩnh vực xăng dầu; tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách...
Tăng cường cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng thông qua khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; đẩy mạnh triển khai cho vay qua các hình thức điện tử, trực tuyến. Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ tín dụng ngân hàng phù hợp từng phân đoạn khách hàng và thị trường, loại hình, nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, nhất là các nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp phục vụ đời sống, tiêu dùng của người dân.
Tích cực, chủ động triển khai có hiệu quả, thiết thực chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp bằng các hình thức phù hợp. Tiếp tục triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định của Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, đảm bảo thực hiện đúng quy định, giám sát chặt chẽ, an toàn, phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng để trục lợi.
Tiếp tục tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay; thực hiện nghiêm túc việc công bố lãi suất cho vay bình quân để doanh nghiệp, người dân thuận lợi trong việc lựa chọn ngân hàng vay vốn.
Đối với các bộ, ngành liên quan, Thủ tướng giao Bộ Tài chính tiếp tục điều hành chính sách tài khóa phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tiền tệ. Rà soát, hoàn thiện các quy định liên quan đến chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, phát triển thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn dài hạn hiệu quả của doanh nghiệp. Tập trung triển khai giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
TIN LIÊN QUAN
-
Thủ tướng yêu cầu có giải pháp tín dụng với từng doanh nghiệp bất động sản
-
Thủ tướng chủ trì tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh
-
Điều chỉnh một số chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025
-
Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công tại 3 địa phương
-
Hà Nội: Đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp đầu tư,
-
Dự án 20.000 tỷ đồng của Tập đoàn FLC tại Quảng Bình giờ ra sao?
Tham vọng trở thành “ông lớn” BĐS, Kosy Group kinh doanh thế nào?
Chủ tịch Tập đoàn Kosy từng đặt mục tiêu giai đoạn 2025 – 2029, trong lĩnh vực BĐS, doanh nghiệp cố gắng phải triển khai, hoàn thành cơ bản ít nhất 6 dự án...
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ tung siêu dự án 2.000 tỷ đồng: Nhà máy cà phê lớn nhất Đông Nam Á sắp xuất hiện
Nhà máy có tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, được triển khai theo 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 có quy mô gần 1.000 tỷ đồng.
Tỷ phú thứ 5 thế giới để mắt tới tập đoàn dầu khí nhà nước Mexico
Tập đoàn năng lượng nhà nước Mexico, Pemex, đang đàm phán với tỷ phú Carlos Slim về khả năng ông sẽ đầu tư vào hai mỏ dầu khí đầy tiềm năng của nước này, theo...
Việt Nam thu hút nhiều công ty dược quốc tế giá trị lên tới 10 tỷ USD
Thị trường dược phẩm Việt Nam đã thu hút sự chú ý của nhiều công ty dược phẩm quốc tế. Dự báo, thị trường này sẽ đạt giá trị lên tới 10 tỷ USD vào năm 2026...
“Cá mập” bất động sản Thái Lan chuẩn bị mở thêm khu công nghiệp 500ha tại Việt Nam
Amata VN - công ty con của Amata Corporation, ông lớn bất động sản Thái Lan muốn đầu tư khu công nghiệp với diện tích khoảng 500ha tại Việt Nam ngay trong năm nay.
CTCP Tổng Bách Hóa đang đi nước cờ gì khi đóng vai trò lớn trong dự án trở lại của Tân Hoàng Minh?
CTCP Tổng Bách Hoá và Tập đoàn Tân Hoàng Minh vừa khởi công dự án Khu nhà ở tại số 486 đường Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì....
Trăn trở lớn nhất của doanh nghiệp là giảm thủ tục hành chính
Các chuyên gia kinh tế tham dự Diễn đàn kinh tế Việt Nam năm 2025 đều có chung cảm nhận rằng, đất nước đang có bầu không khí và niềm tin mạnh mẽ vào cơ...
VietinBank iPay Mobile chính thức ra mắt tính năng OTT Voice
VietinBank chính thức ra mắt tính năng OTT Voice, một bước đột phá trong dịch vụ ngân hàng số, mang đến cho khách hàng trải nghiệm thông báo biến động số dư qua giọng nói....
Đông Anh có trở thành “mỏ vàng” giúp Viglacera (VGC) thắng lớn với dự án nhà ở xã hội?
Trong bối cảnh quỹ nhà ở thương mại tại Hà Nội ngày càng đắt đỏ, dự án này được kỳ vọng sẽ góp phần giải bài toán nhà ở cho người thu nhập thấp.
Petrovietnam - Trụ cột kinh tế Việt Nam và bước chuyển mình trong kỷ nguyên năng lượng mới
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu biến động không ngừng, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) không chỉ khẳng định vai trò là “đầu tàu” kinh tế của Việt Nam mà còn cho thấy khả năng thích ứng đáng kinh ngạc trước những thách thức lớn.
Rót gần 4.000 tỷ đồng xây siêu dự án KCN tại Thái Nguyên, Viglacera đang toan tính điều gì?
Dự án Khu công nghiệp (KCN) Sông Công II - Giai đoạn 2 có quy mô 296,24 ha với tổng vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng.
Nộp ngân sách cao kỷ lục, Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long đang thắng lớn
Tập đoàn Hoà Phát đang "ăn nên làm ra" và đóng ngân sách Nhà nước cao kỷ lục trong năm qua. Tuy nhiên, sự cạnh tranh từ thép nhập khẩu và bài toán thị trường...
Siêu sự kiện ngày hội văn hóa SHB & T&T Group - Dấu ấn vững bước vào kỷ nguyên mới
Lần đầu tiên trong lịch sử một ngày hội văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam được tổ chức với quy mô hoành tráng chưa từng có, lấy cảm hứng từ Thế vận hội....
Vì sao hãng nhôm Dinostar được Vingroup "chọn mặt gửi vàng" cho siêu dự án Top 10 thế giới?
Mới đây, Công ty Cổ phần Nhôm Ngọc Diệp (thương hiệu nhôm Dinostar) vừa được lựa chọn làm nhà cung cấp nhôm xây dựng cho dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm...
Mô hình nhà máy điện mặt trời nổi: Bước đột phá xanh cho nuôi trồng thủy sản
Theo TS. Dư Văn Toán, nếu Việt Nam áp dụng mô hình lắp đặt nhà máy điện mặt trời nổi cung cấp điện cho trang trại nuôi cá sẽ giúp giảm thiểu đáng kể khí...
Ông Lê Quang Vinh giữ chức Tổng giám đốc Vietcombank
Ông Lê Quang Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban điều hành Vietcombank giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy, Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc ngân hàng kể từ ngày 07/3/2025.
Hòa Phát nộp ngân sách hơn 13.400 tỷ đồng năm 2024, cao nhất từ trước đến nay
Năm 2024, Tập đoàn Hòa Phát đã nộp vào ngân sách Nhà nước hơn 13.400 tỷ đồng, cao nhất kể từ khi Hòa Phát hoạt động theo mô hình Tập đoàn và niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).
Thị trường thời trang Việt Nam sẽ đạt 3,5 tỷ USD trong năm nay?
Theo báo cáo mới nhất từ FiinGroup, thị trường thời trang Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, với dự báo sẽ đạt giá trị 3,5 tỷ USD vào năm 2025, cùng tốc...
Idico-Long Sơn phát hành cổ phiếu để thu hút đầu tư
Gần đây, Idico-Long Sơn đã phát hành thành công lô cổ phiếu, thu về hơn 934 tỷ đồng từ các nhà đầu tư chiến lược, tạo cơ sở cho doanh nghiệp bước vào sân chơi...
Xem nhiều




