Thủ tướng: "Phải sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư đã dành dụm"
"Đầu tư công vừa là động lực, vừa là nguồn lực phát triển, chúng ta đã dành dụm để có nguồn vốn thì đầu tư phải có hiệu quả, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, tránh đầu tư xong lại triệt tiêu nguồn lực, phải đi kiểm điểm, xử lý", Thủ tướng phát biểu.
Sáng ngày 21/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc đôn đốc đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Phát biểu kết luận, Thủ tướng cho biết, Báo cáo và ý kiến phát biểu tại Hội nghị đã chỉ ra rất cụ thể các tồn tại, hạn chế, gồm 39 nhóm vấn đề vướng mắc quy định tại các nghị định của Chính phủ và văn bản pháp luật liên quan đến 7 lĩnh vực đất đai, bảo vệ môi trường, đấu thầu, ngân sách và công sản, xây dựng, tài nguyên và khoáng sản, đầu tư công.
Lưu ý một số tồn tại, hạn chế cụ thể, Thủ tướng nêu rõ, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021 (năm 2022 đạt 93,42% kế hoạch, cùng kỳ năm 2021 đạt 95,11% kế hoạch). Trong đó, 7 bộ, cơ quan Trung ương có tỉ lệ giải ngân dưới 50% kế hoạch. Còn nhiều bộ, cơ quan Trung ương và địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 với tổng số tiền trên 28,6 nghìn tỷ đồng.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng phê bình các bộ, cơ quan, địa phương này, yêu cầu nghiêm túc phân tích nguyên nhân, kiểm điểm trách nhiệm, quyết liệt triển khai các giải pháp để cải thiện giải ngân vốn đầu tư công.
Thủ tướng cũng nêu rõ một số vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách chưa điều chỉnh phù hợp yêu cầu thực tiễn; chuyển đổi số trong đầu tư công còn hạn chế. Một số dự án có giá nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh và nhiều nơi còn thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu; tăng chi phí doanh nghiệp; chậm trễ trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư.
Công tác xây dựng kế hoạch, chuẩn bị dự án còn nhiều tồn tại, hạn chế, chưa có thứ tự ưu tiên dự án đầu tư trọng tâm, trọng điểm và tránh dàn trải. "Một số vùng sâu, vùng xa thiếu nhiều thứ, nhưng quan trọng nhất là thiếu điện và sóng viễn thông, thì nên tập trung cho lĩnh vực này", Thủ tướng lấy ví dụ.
Tại một số nơi, cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu còn thiếu quyết tâm, chưa sâu sát, cụ thể, chưa tập trung xử lý dứt điểm các khó khăn, vướng mắc của các dự án; năng lực của nhiều ban quản lý dự án, cán bộ chuyên môn, nhà thầu còn yếu; ý thức chấp hành pháp luật, ý thức tôn trọng kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công chưa cao; sự phối hợp giữa các cơ quan còn thiếu chặt chẽ, quyết liệt, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả… Kỷ luật, kỷ cương trong công tác triển khai kế hoạch đầu tư công còn chưa nghiêm. Phân cấp, phân quyền cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, việc triển khai hỗ trợ 2% lãi suất còn chậm, mới đạt 0,2%; nguồn tăng thu, tiết kiệm chi năm 2021 sau khi sử dụng để hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động còn dư hơn 2,8 nghìn tỷ đồng, cần sớm đề xuất cụ thể phương án xử lý; còn 14.151 tỷ đồng kế hoạch vốn của Chương trình chưa được báo cáo UBTVQH, cần khẩn trương báo cáo để giao kế hoạch trước ngày 31/3.
Về 3 chương trình mục tiêu quốc gia, còn 3 văn bản hướng dẫn thực hiện một số nội dung, dự án thành phần chưa ban hành; tỉ lệ giải ngân vốn nguồn ngân sách Trung ương năm 2022, tính đến 30/1/2023, mới đạt 57% kế hoạch, trong đó một số tỉnh giải ngân dưới 20%.
Các đại biểu cũng đã thẳng thắn đánh giá, nhận diện rõ nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên, bao gồm cả mặt chủ quan, khách quan và các cơ quan, đơn vị liên quan, cấp ủy, chính quyền địa phương đều có trách nhiệm, nhất là trong khâu tổ chức thực hiện, tư vấn, kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn… Một bộ phận cán bộ công chức chưa quyết liệt với công việc, thậm chí sợ trách nhiệm.
![]() |
"Phải sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư đã dành dụm"
Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh khơi thông nguồn lực, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, triển khai Chương trình phục hồi và phát triển KTXH và 3 chương trình mục tiêu quốc gia có vai trò, ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, góp phần tháo gỡ các nút thắt về hạ tầng giao thông, giáo dục, văn hóa, y tế, xã hội…; bảo đảm an ninh quốc phòng; giải quyết việc làm, tăng cường an sinh xã hội; tạo động lực mới, không gian phát triển mới, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; tăng cường kết nối địa phương, kết nối vùng; duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững…
"Đầu tư công vừa là động lực, vừa là nguồn lực phát triển, chúng ta đã dành dụm để có nguồn vốn thì đầu tư phải có hiệu quả, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, tránh đầu tư xong lại triệt tiêu nguồn lực, phải đi kiểm điểm, xử lý", Thủ tướng phát biểu.
Khẩn trương tháo gỡ các nút thắt, điểm nghẽn về pháp lý
Về các nhiệm vụ, giải pháp, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương phân bổ chi tiết toàn bộ kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023; tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại các nghị quyết của Chính phủ, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải.
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm, bảo đảm sự linh hoạt, chủ động trong điều hành kế hoạch gắn chỉ đạo với kiểm tra, đôn đốc.
Lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án và tuân thủ nghiêm kế hoạch theo từng tháng, quý. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hiện trường, đôn đốc các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ thi công. Phân công cụ thể lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện; bám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn và chịu trách nhiệm về kết quả giải ngân của từng dự án, coi đây là căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành công việc được giao trong năm 2023.
Về nguyên vật liệu cho các dự án, Thủ tướng yêu cầu giao trực tiếp mỏ vật liệu xây dựng thông thường cho ban quản lý dự án, chủ đầu tư, nhà thầu thi công, không để xảy ra việc giao không đúng đối tượng, mua đi bán lại;Kiểm tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ giá vật liệu xây dựng theo quy định;
Về triển khai Chương trình phục hồi và phát triển KTXH, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc. Ngân hàng Nhà nước khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 31/2022/NĐ-CP trong quý I để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2%.
Về 3 chương trình mục tiêu quốc gia, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc; Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì trình Chính phủ sửa đổi ngay Nghị định 27 năm 2022 quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Các bộ, cơ quan, địa phương triển khai ngay các công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
TIN LIÊN QUAN
-
Phấn đấu ít nhất 95% vốn đầu tư công được giải ngân trong năm 2023
-
Hưởng lợi “sóng” đầu tư công, một cổ phiếu vật liệu xây dựng tăng gấp đôi sau 3 tháng
-
Chứng khoán được dự báo tạo đáy dài hạn, VFS gợi ý 5 chủ đề đầu tư "đón sóng" năm 2023
-
TP HCM giải ngân hơn 25.000 tỷ đồng vốn đầu tư công
-
Hà Nội tăng cường thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về đầu tư công
-
Thống đốc NHNN: Không đặt ra room tín dụng riêng cho bất động sản
-
Lãi suất ngân hàng đang giảm ra sao?
-
Góc nhìn CTCK: Xu hướng tích cực chưa bị vi phạm, VN-Index hướng tới 1.150 điểm
Cần có giải pháp cấp bách để doanh nghiệp "khoẻ" lên, giữ chân người lao động
Dựa trên kết quả điều tra một số doanh nghiệp (DN) ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn quý I/2023, Cục Thống kê Đà Nẵng cho biết có hơn 20%...
Tìm cách lấy lại đà tăng trưởng xuất khẩu
Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, năm 2023, Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch xuất nhập khẩu 800 tỷ USD. Tuy nhiên, 3 tháng đầu năm mới đạt 154 tỷ USD.
EVN lỗ 26 nghìn tỷ, giá điện năm 2023 "còn phụ thuộc nhiều yếu tố"
Nếu không tính thu nhập từ sản xuất khác, chỉ tính thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh điện thì năm 2022 EVN lỗ 26.235 tỷ đồng.
HoSE tiếp tục nhắc nhở Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình do không công bố thông tin
Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HoSE) có công văn nhắc nhở Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình do không công bố thông tin quyết định về việc không còn là công ty mẹ của các công ty có liên quan theo quy định.
Tổng nợ gần 80.000 tỷ đồng, Tập đoàn Masan sẽ cân đối tài chính năm 2023 ra sao?
Giữa lúc thị trường ngân hàng toàn cầu đầy biến động, Tập đoàn Masan thông báo vẫn giải ngân thành công 375 triệu USD thuộc phần bảo lãnh của khoản vay hợp...
Thiên Tân không còn là cổ đông lớn của DIC Corp (DIG)
Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư (CTCP) Phát triển Xây dựng (mã DIG-HOSE) báo cáo về ngày trở thành cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thiên Tân. Thiên Tân vừa thông báo đã bán ra hơn 2,7 triệu cổ phiếu DIG vào ngày 27 3.
Ông chủ dự án NHS Trung Văn: Lợi nhuận thấp, cầm cố tài sản liên quan dự án nhà ở xã hội
Dù lên kế hoạch lợi nhuận/vốn đạt 30% trở lên nhưng năm 2021, chỉ tiêu này tại NHS Group - ông chủ dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn chỉ là… 0,23%...
Toàn cảnh kinh tế Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2023
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I năm 2020...
Bị cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền, Amazon có thể phải bồi thường đến 172 tỷ đô la
Ngày 24/3 vừa qua, tòa án liên bang Seattle chính thức đưa ra phán quyết Amazon đã vi phạm luật chống độc quyền trong vụ kiện của nhóm khách hàng tại 18 tiểu bang...
Đại gia ngành thép Hòa Phát đang thế chấp ngân hàng những tài sản gì?
Hiện nay, chủ nợ lớn nhất tại Tập đoàn Hòa Phát là một trong 4 ngân hàng quốc doanh. Tài sản bảo đảm cho các khoản vay này khá đa dạng từ tiền gửi,...
Các công ty chứng khoán tiếp tục cuộc đua tăng vốn điều lệ
Động thái lên kế hoạch tăng vốn của các công ty chứng khoán diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến không thuận lợi như giai đoạn trước...
Gần 34.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong quý 1/2023
Tính chung quý I năm 2023, cả nước có gần 34 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 310,3 nghìn tỷ đồng.
BaoViet Bank vẫn chưa "sạch" nợ xấu tại VAMC
Tính đến cuối năm 2022, BaoViet Bank còn gần 2.624 tỷ đồng nợ xấu ở VAMC, tăng 20% so với đầu năm và con số đã được trích lập dự phòng là gần 865 tỷ...
Phải chăng dòng tiền giá rẻ quay trở lại trái phiếu doanh nghiệp?
Theo dữ liệu của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), từ đầu tháng 3/2023, một số doanh nghiệp đã huy động được tiền thông qua kênh trái phiếu...
Doanh nghiệp đang bị dồn vào sức ép không hoàn thành kế hoạch kinh doanh
Nói về những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải, ông Phạm Đình Đoàn- Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái cho rằng, doanh nghiệp đang bị dồn...
Trúng thầu ngàn tỷ, Cường Thịnh Thi Group kinh doanh ra sao?
Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Cường Thịnh Thi là “đại gia” xây dựng hàng đầu tỉnh Ninh Bình với tổng giá trị trúng thầu lên đến 17.912 tỷ đồng.
Doanh thu của Thế giới Di động ảm đạm sau 2 tháng đầu năm
Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (mã ck: MWG) vừa công bố kết quả kinh doanh 2 tháng đầu năm 2023. Theo đó, trong 2 tháng đầu năm, Thế giới Di...
Nền tảng mạng xã hội Twitter định giá còn 1/2 giá trị kể từ khi về tay tỷ phú Elon Musk
Tháng 10/2022, Tỷ phú Elon Musk đã chi ra 44 tỷ USD để mua lại Twitter và hiện nay nền tảng mạng xã hội này được định giá ở mức 20 tỷ USD...
Các nhà đầu tư nước ngoài “rót” 5,45 tỷ USD vào Việt Nam
Tính đến ngày 20/3/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt gần 5,45 tỷ USD...