VnFinance
Thứ bảy, 05/04/2025, 17:30 PM

Thuế quan mới của ông Trump: Cú sốc lớn đối với ngành dầu mỏ vùng Vịnh

Tuyên bố về “Ngày Giải phóng” của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 2/4 đã gây chấn động thị trường toàn cầu, đánh dấu một bước leo thang mạnh mẽ trong căng thẳng thương mại với loạt thuế quan trả đũa quy mô lớn.

Thuế quan mới của ông Trump: Cú sốc lớn đối với ngành dầu mỏ vùng Vịnh
Chính sách thuế mới của ông Trump phá vỡ các quy tắc thương mại đã tồn tại hàng thập kỷ, đẩy các nền kinh tế thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) vào tình thế bấp bênh. Ảnh AFP

Động thái này phá vỡ các quy tắc thương mại đã tồn tại hàng thập kỷ, đẩy các nền kinh tế thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) - bao gồm UAE, Ả Rập Xê Út, Qatar, Kuwait, Bahrain và Oman - vào tình thế bấp bênh. Khi xuất khẩu dầu khí chiếm từ 40-60% GDP, khu vực này đối mặt với một bối cảnh kinh tế đầy bất ổn, quan hệ Mỹ-GCC căng thẳng và sự chuyển hướng nhanh chóng sang các thị trường thay thế, đặc biệt là Trung Quốc.

Tuyên bố của ông Trump đã ảnh hưởng mạnh tới thị trường năng lượng. Giá dầu Brent tương lai lao dốc 3,2%, xuống còn 72,98 USD/thùng, trong khi dầu WTI của Mỹ giảm 3,4% xuống 69,70 USD/thùng - mức sụt giảm mạnh nhất trong nhiều tuần qua. Đợt bán tháo này phản ánh lo ngại của giới đầu tư rằng các mức thuế mới của ông Trump, bao gồm mức áp thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu, và thuế cao hơn đối với một số quốc gia, có thể châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại toàn cầu, kìm hãm tăng trưởng kinh tế và kéo giảm nhu cầu dầu mỏ.

Dù Nhà Trắng đã miễn trừ dầu khí khỏi các mức thuế mới, nhưng ảnh hưởng đối với các nhà xuất khẩu vùng Vịnh vẫn rất nghiêm trọng. “Mỹ là thị trường quan trọng đối với dầu thô và LNG của vùng Vịnh. Ngay cả khi dầu không bị đánh thuế trực tiếp, chi phí cao hơn đối với hóa dầu và nhôm sẽ khiến lợi nhuận bị thu hẹp”, ông Joseph Webster từ Trung tâm Năng lượng Toàn cầu thuộc Hội đồng Đại Tây Dương nhận định.

Sự phụ thuộc lớn vào xuất khẩu dầu khí khiến GCC đặc biệt dễ bị tổn thương. Ả Rập Xê Út, nền kinh tế lớn nhất khu vực, xuất khẩu khoảng 10% sản lượng dầu thô sang Mỹ, trong khi Qatar là một trong những nhà cung cấp LNG lớn cho thị trường Mỹ. Bất kỳ sự gián đoạn nào trong các dòng chảy này đều có thể buộc các nhà khai thác vùng Vịnh phải gánh thêm chi phí hoặc tìm kiếm thị trường thay thế - một nhiệm vụ không hề dễ dàng khi nhu cầu tại châu Á đang dần bão hòa.

Ngoài dầu mỏ, các nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại của GCC không sẵn sàng đối phó với làn sóng bảo hộ kéo dài. Chẳng hạn như, UAE và Bahrain dựa nhiều vào hoạt động tái xuất thông qua các trung tâm logistics như cảng Jebel Ali ở Dubai. Nếu chuỗi cung ứng toàn cầu đình trệ, các mạng lưới này có thể bị tê liệt, trong khi kế hoạch đa dạng hóa kinh tế theo Tầm nhìn 2030 của Ả Rập Xê Út có nguy cơ chững lại nếu nhà đầu tư nước ngoài rút lui vì bất ổn.

“Các nền kinh tế nhỏ của GCC không thể tránh khỏi ảnh hưởng này. Chiến lược cắt xén thương mại quốc tế của ông Trump gây tổn thương nghiêm trọng cho khu vực này”, Valentina Pasquali, nhà phân tích tại AGBI, nhận định.

Các mức thuế mới cũng có nguy cơ làm suy yếu liên minh Mỹ-GCC vốn đã tồn tại hàng thập kỷ, dựa trên nguyên tắc trao đổi dầu mỏ lấy an ninh. Quan điểm thương mại cứng rắn của ông Trump, kết hợp với chính sách đối đầu Iran, đang đẩy Washington vào thế đối lập với các lãnh đạo vùng Vịnh, những người muốn duy trì các mối quan hệ kinh tế ổn định.

“Chính sách “có qua có lại” của ông Trump đang làm lung lay trật tự thương mại truyền thống”, Barbara C. Matthews, chuyên gia thương mại tại Hội đồng Đại Tây Dương, bình luận.

Ông Ellen Wald từ Trung tâm Ả Rập tại Washington DC cũng cho rằng: “Các quốc gia vùng Vịnh từ lâu đã cố cân bằng quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng các mức thuế này có thể đẩy họ ngày càng nghiêng về Bắc Kinh”.

Thực tế, các thỏa thuận thương mại miễn thuế cùng nhu cầu dầu mỏ khổng lồ của Trung Quốc khiến nước này trở thành lựa chọn thay thế hấp dẫn. Saudi Aramco và Adnoc đã tăng cường đầu tư vào các nhà máy lọc dầu tại Trung Quốc - một xu hướng có thể tăng tốc nếu cánh cửa vào thị trường Mỹ ngày càng thu hẹp.

Trong khi một số quốc gia như Canada dọa áp thuế đáp trả, các nước vùng Vịnh không có nhiều đòn bẩy tương tự. “Dòng dầu có thể dễ dàng chuyển hướng - nếu cắt nguồn cung cho Mỹ, vùng Vịnh chỉ việc bán sang châu Á, nhưng giá sẽ thấp hơn do tình trạng dư cung”, ông Joseph Webster nhận định.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo rằng, nếu căng thẳng thương mại tiếp tục kéo dài, thị trường có thể dư thừa 1,5 triệu thùng dầu mỗi ngày vào cuối năm 2025, buộc OPEC+ phải cắt giảm sản lượng một lần nữa. Kịch bản này sẽ gây thêm áp lực lên ngân sách các nước vùng Vịnh, vốn vẫn đang phục hồi sau cú sốc giá dầu.

“Ngày Giải phóng” của ông Trump có thể là biểu tượng cho chủ quyền kinh tế của Mỹ, nhưng với vùng Vịnh, đó là một thực tế khắc nghiệt: Mô hình kinh tế dựa vào dầu mỏ đang bị đe dọa, các liên minh trở nên mong manh và nhu cầu đa dạng hóa ngày càng cấp bách.

Giới phân tích nhận định rằng, trong những tháng tới, các nhà lãnh đạo vùng Vịnh sẽ phải đưa ra quyết định quan trọng, hoặc đối phó với cơn bão thương mại của ông Trump, hoặc nhanh chóng xoay trục về phía Đông. Một điều chắc chắn: Các quy tắc thương mại toàn cầu đang thay đổi, và các nước GCC buộc phải thích nghi nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.

Nh.Thạch/AFP


Đầu tư dầu khí thế giới lao dốc
Đầu tư dầu khí thế giới lao dốc

Ngành dầu mỏ thế giới đang đứng trước nguy cơ phải cắt giảm mạnh đầu tư vào hoạt động thăm dò và khai thác từ năm 2025. Nguyên nhân chính là tình trạng dư thừa...

Tin Thị trường: Giá dầu thế giới duy trì sắc đỏ phiên đầu tuần
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới duy trì sắc đỏ phiên đầu tuần

Giá dầu thế giới hôm nay duy trì sắc đỏ; Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm nhẹ; trong khi Ấn Độ đang giảm mua LNG do giá tăng vọt.

Hàng ngàn mặt hàng giảm giá tới 50% trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Hàng ngàn mặt hàng giảm giá tới 50% trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5/2025 kéo dài 5 ngày là dịp các địa điểm mua sắm tung ra nhiều chương trình khuyến mại “khủng” để thu hút khách hàng, kích cầu tiêu dùng nội địa.

Giá vàng giảm xuống dưới 120 triệu đồng
Giá vàng giảm xuống dưới 120 triệu đồng

Giá vàng trong nước liên tiếp giảm cùng chiều với thị trường thế giới ngay phiên đầu tuần, tính đến cuối sáng, vàng SJC đã giảm 1,5 triệu đồng/lượng.

Ngành dầu mỏ thế giới đang đối mặt với nhiều bất ổn
Ngành dầu mỏ thế giới đang đối mặt với nhiều bất ổn

Ngành dầu mỏ toàn cầu đang bước vào một giai đoạn đầy thử thách khi giá dầu tụt xuống dưới 60 USD/thùng – mức thấp nhất kể từ năm 2021 đến nay. Tình trạng cắt...

Vé bay nhiều chặng hết chỗ, tàu hỏa và xe khách vẫn còn ghế trống dịp 30/4
Vé bay nhiều chặng hết chỗ, tàu hỏa và xe khách vẫn còn ghế trống dịp 30/4

Trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4-1/5, các hãng vận tải khuyến nghị hành khách chủ động mua vé sớm, sắp xếp thời gian để đến đúng giờ và tránh tình trạng quá tải đi...

Cảnh báo: Đầu tư dầu mỏ toàn cầu có nguy cơ chững lại!
Cảnh báo: Đầu tư dầu mỏ toàn cầu có nguy cơ chững lại!

Ngành dầu mỏ toàn cầu đang bước vào giai đoạn “gió ngược” khi giá dầu tụt xuống dưới ngưỡng 60 USD/thùng – mức thấp nhất kể từ năm 2021. Điều này khiến các nhà khai...

100 ngày sau lễ nhậm chức của Tổng thống Trump: Mỹ hiện đang khai thác bao nhiêu dầu mỗi ngày?
100 ngày sau lễ nhậm chức của Tổng thống Trump: Mỹ hiện đang khai thác bao nhiêu dầu mỗi ngày?

Theo báo cáo Triển vọng Năng lượng Ngắn hạn (STEO) vừa được Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố đầu tháng này, sản lượng dầu thô của Mỹ trong quý II năm...

Tin Thị trường: Giá dầu hôm nay xanh trở lại
Tin Thị trường: Giá dầu hôm nay xanh trở lại

Giá dầu thế giới hôm nay trở lại sắc xanh; Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm mạnh...

Giá xăng tăng sau 2 lần giảm liên tiếp
Giá xăng tăng sau 2 lần giảm liên tiếp

Từ 15h ngày 24/4/2025, mỗi lít xăng E5 RON 92 tăng 740 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 782 đồng/lít; giá dầu cũng tăng.

Dự báo về khí đốt tự nhiên và dầu mỏ: Sắp có sự bứt phá mới
Dự báo về khí đốt tự nhiên và dầu mỏ: Sắp có sự bứt phá mới

Giá dầu WTI tăng 0,7% lên 62,87 USD/thùng nhờ hoạt động chốt lời, song tâm lý thị trường vẫn chịu sức ép từ rủi ro kinh tế và căng thẳng địa chính trị.

Bộ Công an công bố danh sách 12 loại sữa giả, tiếp tục điều tra 72 sản phẩm sữa
Bộ Công an công bố danh sách 12 loại sữa giả, tiếp tục điều tra 72 sản phẩm sữa

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã xác định 12 sản phẩm sữa giả có chỉ tiêu chất lượng một số chất chính chỉ đạt dưới 70% so với mức công bố...

Giới buôn bán dầu mỏ lao đao vì thị trường đầy biến động
Giới buôn bán dầu mỏ lao đao vì thị trường đầy biến động

Cách đây không lâu, các nhà giao dịch dầu vẫn còn than phiền vì thị trường quá êm ả, giá dầu đi ngang suốt nhiều tuần khiến họ gần như không thể kiếm lời. Thế...

Kinh doanh, dịch vụ nhanh nhạy 'bắt trend' dịp 30/4 - 1/5
Kinh doanh, dịch vụ nhanh nhạy "bắt trend" dịp 30/4 - 1/5

30/4 - 1/5 không chỉ là kỳ nghỉ lễ, mà còn là thời điểm để tinh thần yêu nước thăng hoa - theo cách rất mới, qua những sản phẩm, dịch vụ “bắt trend yêu...

VPI dự báo giá xăng dầu đảo chiều tăng 2,2 - 3,8% trong kỳ điều hành ngày 24/4
VPI dự báo giá xăng dầu đảo chiều tăng 2,2 - 3,8% trong kỳ điều hành ngày 24/4

Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 24/4/2025, giá xăng dầu có thể đảo chiều tăng từ...

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang định hình lại thị trường LPG toàn cầu
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang định hình lại thị trường LPG toàn cầu

Thị trường khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) toàn cầu đang phải đối mặt với sự biến động, khi mức thuế cao đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ buộc người mua Trung Quốc...

Căng thẳng địa chính trị thắng thế tình trạng u ám trên thị trường dầu mỏ
Căng thẳng địa chính trị thắng thế tình trạng u ám trên thị trường dầu mỏ

Dù triển vọng dài hạn cho thấy nhu cầu dầu đang chững lại, giá dầu vẫn có thể bật tăng trong ngắn hạn, do những biến động khó lường từ địa chính trị và thay...

Tin thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay trở lại sắc đỏ
Tin thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay trở lại sắc đỏ

Giá dầu thế giới hôm nay trở lại sắc đỏ; Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm; trong khi Indonesia tăng cường nhập khẩu năng lượng Mỹ để tránh thuế quan.

Giá dầu thế giới có thể giảm tới mức nào?
Giá dầu thế giới có thể giảm tới mức nào?

Giá dầu Brent trong năm 2025 liệu có thể rơi xuống mức bao nhiêu? Đó là câu hỏi mà AFP đã đặt ra cho Diana Furchtgott-Roth, Giám đốc Trung tâm Khí hậu, Năng lượng và...

VnFinance
vnfinance.vn
VnFinance
VnFinance
VnFinance