Tin bất động sản ngày 25/3: Doanh nghiệp chưa tròn một tuổi được chọn làm chủ khu đô thị gần 10.000 tỷ ở Hà Nam
Tin bất động sản ngày 25 3 đáng chú ý với thông tin Công ty Cổ phần Mặt Trời Hà Nam – doanh nghiệp non trẻ chưa tròn 1 tuổi được tỉnh Hà Nam chấp thuận là nhà đầu tư của Khu đô thị thời đại và đổi mới sáng tạo tại phường Lam Hạ (TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) với tổng mức đầu tư lên đến gần 10.000 tỷ đồng và UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị phía Tây thị trấn Nhã Nam (Khu phố Cầu Thượng - Cầu Trắng), huyện Tân Yên (tỷ lệ 1 500)...
Doanh nghiệp chưa tròn một tuổi được chọn làm chủ khu đô thị gần 10.000 tỷ ở Hà Nam
Theo thông tin từ Công ty Cổ phần Mặt Trời Hà Nam, doanh nghiệp này đã được UBND tỉnh Hà Nam ban hành quyết định về việc chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị thời đại và đổi mới sáng tạo tại phường Lam Hạ, TP Phủ Lý.
Trước đó, hồi cuối năm 2022, UBND tỉnh Hà Nam có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Thời đại và Đổi mới sáng tạo và Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng phát thông báo tìm chủ cho dự án này.
Diện tích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Thời đại và Đổi mới sáng tạo khoảng 202,88ha. Tổng vốn đầu tư dự kiến 9.625 tỷ đồng. Trong đó, sơ bộ chi phí thực hiện dự án 9.135,57 tỷ đồng, sơ bộ chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư 489,9 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, dự án sẽ đầu tư xây dựng toàn bộ các căn nhà tại các lô đất ở mới theo quy hoạch với tổng diện tích sử dụng đất khoảng 40,51ha, mật độ xây dựng 60-90%, tầng cao xây dựng 3-5 tầng. Đầu tư nhà ở xã hội theo quy hoạch với diện tích sử dụng đất khoảng 7,9ha, mật độ xây dựng 60-90%, tầng cao xây dựng từ 3-9 tầng.
Đất tái định cư diện tích khoảng 1,37ha, sau khi hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch nhà đầu tư bàn giao cho cơ quan nhà nước quản lý để bố trí tái định cư theo quy định.
Đất hỗn hợp có chức năng ở (chung cư) kết hợp thương mại dịch vụ diện tích khoảng 10,6ha, chiều cao từ 06-09 tầng, mật độ xây dựng 40-60%. Đất hỗn hợp không có chức năng ở (là công trình thương mại, dịch vụ, văn phòng, khách sạn,…) diện tích khoảng 33,6ha, tầng cao từ 06-09 tầng và 10-20 tầng, mật độ xây dựng 40-60%.
Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày nhà đầu tư được giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định chuyển mục đích sử dụng đất của cấp có thẩm quyền.
Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần Mặt Trời Hà Nam là doanh nghiệp non trẻ, được thành lập vào tháng 5/2022, hiện có trụ sở tại TP Phủ Lý, Hà Nam. Như vậy, đến thời điểm được chấp thuận là nhà đầu tư của Khu đô thị thời đại và đổi mới sáng tạo doanh nghiệp này chưa tròn 1 tuổi.
Vốn điều lệ ban đầu của Mặt trời Hà Nam là 1.010 tỷ đồng, góp bởi nhóm cổ đông sáng lập gồm 1 pháp nhân và 6 thể nhân. Đến tháng 10/2022, Mặt trời Hà Nam đã tăng vốn lên 2.533 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với thời điểm sáng lập.
Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của Mặt trời Hà Nam là ông Trịnh Xuân Nam, sinh năm 1971, trú tại Hà Nội.
Đường cao tốc phải có quy mô tối thiểu 4 làn xe hoàn chỉnh
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ về Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) và Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình.
Thông báo nêu rõ, tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) không chỉ phục vụ phát triển cho tỉnh Bình Phước và Đắk Nông, mà còn có vai trò quan trọng cho phát triển cả vùng Tây Nguyên kết nối khu vực Đông Nam Bộ.
Đối với tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình, cùng với tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông khi hoàn thành sẽ kết nối Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình đến Hải Phòng, tạo động lực phát triển cho cả vùng Đông Bắc bộ.
Với tầm quan trọng của các tuyến đường này; trên cơ sở có đủ căn cứ chính trị, căn cứ pháp lý và thực tiễn, việc sớm triển khai đầu tư 2 tuyến đường nêu trên theo phương thức đối tác công tư là rất cần thiết.
Thường trực Chính phủ nhấn mạnh, các địa phương trong điều kiện nguồn vốn ngân sách có hạn, cần nghiên cứu phương án khả thi, hiệu quả nhất, phù hợp với điều kiện cân đối vốn từ nay đến năm 2025.
Cụ thể, đối với Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình, Thủ tướng Chính phủ đã giao UBND tỉnh Thái Bình là cơ quan có thẩm quyền triển khai dự án và chỉ đạo về phương án đầu tư.
UBND tỉnh Thái Bình tiếp tục hoàn thiện phương án đầu tư, lưu ý rà soát lại tổng thể phương án đầu tư bảo đảm tính đúng, tính đủ sát thực tế, khả thi, phù hợp với quy định; trong đó lưu ý dự toán công trình (suất vốn đầu tư).
Đối với đề nghị của UBND tỉnh Ninh Bình về việc tách đoạn qua địa phận tỉnh Ninh Bình và giao UBND tỉnh Ninh Bình là cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư công; đề nghị của UBND tỉnh Thái Bình về phương án nghiên cứu đầu tư đoạn trên địa bàn tỉnh Nam Định - Thái Bình theo phương thức đối tác công tư.
Thủ tướng Chính phủ đã giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với Bộ KH &ĐT và các địa phương liên quan tính toán lại phương án bảo đảm hiệu quả, khả thi, đúng quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 4/2023.
UBND Thái Bình làm việc với Bộ GTVT và các nhà tư vấn tăng tỷ lệ thu xếp vốn của nhà đầu tư tham gia Dự án, đảm bảo phần vốn góp của Nhà nước không vượt quá 50% tổng mức đầu tư (phân kỳ từ nay đến năm 2025).
Đối với Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước), Thủ tướng Chính phủ đã giao UBND tỉnh Bình Phước là cơ quan có thẩm quyền triển khai dự án và chỉ đạo về phương án đầu tư.
Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Bình Phước tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp để hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án, trong đó Nhà nước đầu tư góp vốn dưới 10.000 tỷ đồng; nghiên cứu đầu tư giai đoạn l với quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh để bảo đảm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Để sớm tổ chức triển khai các dự án có hiệu quả thiết thực, Thường trực Chính phủ yêu cầu các cơ quan liên quan chuẩn bị đầu tư cần tích cực hơn, kỹ lưỡng hơn và chất lượng hơn.
Các đơn vị tư vấn phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, nghiên cứu dự án cần bám sát thực tiễn, dứt khoát không để tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; bảo đảm cân bằng lợi ích của nhà nước, người dân và nhà đầu tư.
Đường cao tốc phải có quy mô tối thiểu 4 làn xe hoàn chỉnh theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, tránh lãng phí, khó khăn khi đầu tư mở rộng. Phạm vi giải phóng mặt bằng thực hiện một lần theo quy mô hoàn chỉnh.
Việc triển khai các dự án nêu trên theo phương thức đối tác công tư (PPP) cần đảm bảo đúng quy định của pháp luật hiện hành, nhất là tại khoản 2 Điều 26 của Luật Đầu tư theo phương thức PPP.
Đa dạng nguồn vốn đầu tư, kết hợp nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn của nhà đầu tư, vốn vay nước ngoài và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Bình Phước: Vay 4.960 tỷ đồng làm dự án về thích ứng biến đổi khí hậu
Chiều ngày 24/3, bà Trần Tuệ Hiền - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước đã chủ trì buổi làm việc trực tuyến với đoàn công tác của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Nội dung làm việc về tiến độ thực hiện công tác chuẩn bị dự án cơ sở hạ tầng định hướng phát triển bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu tỉnh Bình Phước. Đây là dự án mà Bình Phước dự định sử dụng một phần nguồn vốn vay ưu đãi nói trên của ADB để thực hiện.
Tại buổi làm việc, đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Bình Phước đã báo cáo với đại diện lãnh đạo ADB về sơ bộ quy mô và nội dung đầu tư của dự án.
Theo đó, dự án cơ sở hạ tầng định hướng phát triển bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu tỉnh Bình Phước dự kiến gồm 3 hợp phần, gồm: Hợp phần 1, cải tạo suối Rạt chống ngập lụt cho khu vực giáp ranh TP Đồng Xoài và huyện Đồng Phú thích ứng biến đổi khí hậu; Hợp phần 2, cải thiện kết nối mạng lưới đường bộ; Hợp phần 3, hỗ trợ tăng cường năng lực thể chế, chính sách. Trên cơ sở đó, Bình Phước mong muốn ADB quan tâm, xem xét thúc đẩy để dự án sớm được triển khai trong giai đoạn 2021-2025.
ADB hy vọng sớm nhận được báo cáo đề xuất dự án từ tỉnh Bình Phước, sẽ nhanh chóng rà soát để bảo đảm các nội dung đề xuất phù hợp với yêu cầu thích ứng biến đổi khí hậu mà ngân hàng đã trao đổi với tỉnh.
Ngoài ra, ADB cũng lưu ý với Bình Phước một số vấn đề trong việc hoàn thiện hồ sơ để đủ điều kiện vay lại vốn của ADB và cam kết sẽ song hành với tỉnh để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.
Trong buổi làm việc, bà Trần Tuệ Hiền đánh giá cao vai trò ADB đối với sự phát triển của tỉnh. Bà Hiền khẳng định, Bình Phước sẽ sớm hoàn chỉnh hồ sơ dự án và chuyển đến ADB để đảm bảo tính nhất quán và phù hợp yêu cầu của ADB. Đồng thời bà Hiền đề nghị phía ADB quan tâm, sớm xem xét hỗ trợ Bình Phước thực hiện các thủ tục theo đúng quy định, để Bình Phước sớm thực hiện dự án.
Dự án cơ sở hạ tầng định hướng phát triển bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu tỉnh Bình Phước là một trong các dự án quan trọng, mang tầm chiến lược của tỉnh giai đoạn 2021-2025 và các giai đoạn tiếp theo trong chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông kết nối nội vùng và liên vùng.
Sau khi dự án hoàn thành sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng xanh, bền vững. Đặc biệt, dự án sẽ góp phần quan trọng trong việc giải quyết nguyên nhân căn bản để có cơ sở giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết xây dựng khu đô thị tại huyện Tân Yên
UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị phía Tây thị trấn Nhã Nam (Khu phố Cầu Thượng - Cầu Trắng), huyện Tân Yên (tỷ lệ 1/500).
Theo đó, khu vực lập quy hoạch thuộc địa giới hành chính của thị trấn Nhã Nam, huyện Tân Yên. Ranh giới được giới hạn phía Bắc giáp khu dân cư Phúc Thành; phía Nam giáp khu đất nông nghiệp thị trấn Nhã Nam; phía Tây giáp khu dân cư Phúc Thành; phía Đông giáp khu dân cư Cầu Thượng và kênh Đào.
Diện tích nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 27,19ha, dân số dự kiến khoảng 3.000 - 3.600 người. Khu đô thị phía Tây thị trấn Nhã Nam có tính chất là khu vực phát triển đô thị mới có kiến trúc cảnh quan đẹp được đầu tư xây dựng hiện đại, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
Nguyên tắc Đồ án quy hoạch chi tiết phải phù hợp với các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt, các tiêu chuẩn, quy chuẩn và hiện trạng khu vực nghiên cứu. Tuân thủ những quy định về bảo vệ hành lang an toàn của các công trình hạ tầng kỹ thuật đi qua khu vực. Phân tích, đánh giá nhu cầu dân cư, mô hình ở phù hợp cho khu vực. Khai thác triệt để điều kiện địa hình tự nhiên để tạo ra không gian hợp lý trong khu vực.
Các hạng mục cần đầu tư xây dựng bao gồm: Công trình hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông nội bộ, bãi đỗ xe, cấp nước, thoát nước, cấp điện, chiếu sáng, thông tin liên lạc, ga rác, trạm xử lý nước thải...; công trình như nhà ở, vườn hoa, khu vui chơi,...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 13/1: Nhiều bất cập trong việc áp dụng bảng giá đất mới
Giao dịch bất động sản nhà phố, biệt thự tăng mạnh bất ngờ trong dịp cận Tết; Đồng Nai tập trung tháo gỡ khó khăn cho 135 dự án bất động sản;...
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Chủ đầu tư dự án Oceanami Luxury Home & Resort bị phạt 115 triệu đồng
Vingroup sẽ triển khai khu công nghiệp và nhà ở xanh tại Thái Nguyên; Hà Nam kêu gọi đầu tư cho Khu đô thị 6.300 tỷ đồng; Bình Dương “gỡ vướng”...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 11/1: Hà Nội thu hồi hơn 1,5ha đất tại Khu đô thị Tây Hồ Tây
Đà Nẵng sẽ đấu giá sân vận động Chi Lăng; Đồng Nai khởi động trung tâm thương mại hơn 6.000 tỷ tại TP Biên Hòa; Hà Nội điều chỉnh quy hoạch...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 10/1: Bình Thuận thu hồi dự án du lịch, resort ‘treo’ hơn 20 năm
Hơn 13.000 "sổ đỏ" đã ký chưa được trao cho người dân; Thị trường bất động sản TP.HCM phục hồi mạnh trong năm 2024;.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 9/1: Thanh tra dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2
Nghệ An thu hút 1.200 tỷ đồng đầu tư dự án WHA Industrial Zone 2; Một công ty xây dựng không phép ở Đồng Nai bị xử phạt gần 1,2 tỷ đồng;...
Hà Nội sẽ xây thêm 9 cầu vượt sông Hồng
Theo lãnh đạo TP Hà Nội cho biết đang tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng thêm 9 cầu vượt sông Hồng (hiện nay đã có 9 cầu).
Thành phố Hồ Chí Minh: Hơn 5.700 nhà, đất được cấp Giấy chứng nhận lần đầu
Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh vừa có báo cáo kết quả thực hiện công tác tài nguyên và môi trường năm 2024...
Lắng nghe thanh âm Tết Việt tại đường hoa Home Hanoi Xuan 2025
Chào đón năm mới Ất Tỵ, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 trở lại với chủ đề đặc biệt “Bản hòa ca Tết Việt”, không chỉ là một lễ hội xuân,...
Vốn ngoại 'rót' hơn 1,8 tỷ USD vào bất động sản
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giải ngân vào hoạt động kinh doanh bất động sản Việt Nam đạt 1,84 tỷ USD trong năm 2024, tăng 60% so với năm ngoái.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 8/1: Điều chỉnh tiến độ dự án nghỉ dưỡng 16 triệu USD Vinacapital Hội An
Sóc Sơn sắp có Khu công nghiệp sạch quy mô hơn 300 ha; Phát hiện sai sót trong quản lý bảo vệ môi trường tại các KCN Đồng Nai;...
CEO Nguyễn Quang Huy: Tạo mã QR trên sổ đỏ tiện ích nhưng cũng nhiều rủi ro
Theo chuyên gia Nguyễn Quang Huy - CEO Khoa Tài chính Ngân hàng (Đại học Nguyễn Trãi), các mã QR trên sổ đỏ sẽ mang lại nhiều tiện ích trong việc xác minh...
Các địa phương sẽ phải đăng ký chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội năm 2025
Bộ Xây dựng vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo một số nội dung triển khai kế hoạch phát triển...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 7/1: Bắc Ninh thanh tra toàn diện hai dự án tại thành phố Từ Sơn
Dự báo giá bất động sản Hà Nội khó tăng "đột biến" trong thời gian tới; Thúc tiến độ dự án cầu hơn 2.000 tỷ đồng nối Bắc Ninh với Hải Dương...
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Hà Nội phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 cho các quận, huyện
Đồng Nai xem xét đề xuất xây dựng khu công nghiệp quy mô 500 ha gần sân bay Long Thành; Hoàn thiện thể chế để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh,...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 4/1: Thanh tra việc cấp sổ đỏ, quỹ nhà tái định cư bỏ trống
TPHCM hướng đến thành phố đa trung tâm vào năm 2050; Sau gần một thập kỷ, dự án hơn 100 tỷ đồng giữa lòng thành phố Thanh Hóa vẫn dở dang; Chủ tịch Hà Nội...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 3/1: Quảng Nam thúc đẩy tiến độ 3 dự án của Bách Đạt An
Hà Nội phát triển 4 khu công nghệ cao, 23 khu công nghiệp; Duyệt chủ trương đầu tư khu công nghiệp hơn 300 ha tại Đắk Lắk;...
Chung cư cao cấp và hạng sang tiếp tục “áp đảo” thị trường bất động sản năm 2025
Theo ông Trần Quang Trung, Giám đốc phát triển kinh doanh OneHousing, nhà đầu tư sẽ có thêm lựa chọn “xuống tiền” trong năm 2025, tuy nhiên phân khúc chung cư...
Loạt chính sách mới sẽ thay đổi diện mạo thị trường bất động sản?
Năm 2024, thị trường bất động sản Việt Nam bước vào một giai đoạn quan trọng khi các bộ luật liên quan được sửa đổi và có hiệu lực...
Năm 2024, nguồn cung bất động sản tăng gần 81 nghìn sản phẩm
Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), tính chung cả năm 2024, toàn thị trường ghi nhận khoảng gần 81 nghìn sản phẩm bất động sản (BĐS) chào bán, tăng hơn 40% so với năm 2023.