Triển vọng u ám cho các nền kinh tế phát triển, nước Anh tồi tệ nhất
Một năm khó khăn được dự báo đang ở phía trước đối với nền kinh tế toàn cầu và nền kinh tế của một số quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn các quốc gia khác.
Với việc năm 2023 vừa đến, nhiều chủ ngân hàng, các nhà kinh tế học và lãnh đạo các doanh nghiệp đều đã đồng loạt cảnh báo về việc chuẩn bị đón nhận sự suy giảm kinh tế toàn cầu và điều này sẽ khiến nhiều quốc gia rơi vào suy thoái. Cuối tuần qua, Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho biết có tới 1/3 nền kinh tế toàn cầu có thể rơi vào suy thoái trong năm nay, đồng thời cảnh báo về một “năm khó khăn” phía trước đối với thế giới.
Bà Georgieva cho biết sự co hẹp lại đồng thời ở ba nền kinh tế lớn là Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU) và Trung Quốc sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, vì các quốc gia giàu có sẽ không thể thoát khỏi suy thoái kinh tế.
Vương quốc Anh gặp rắc rối
Với những tác động kéo dài dai dẳng của đại dịch Covid-19 và cuộc chiến Ukraine tiếp tục kéo thụt lùi tốc độ tăng trưởng trong thời gian còn lại của năm 2023, một số quốc gia phát triển sẽ phải đối mặt với tình trạng tồi tệ hơn nhiều so với những quốc gia khác.
Vương quốc Anh đang phải đối mặt với “cuộc suy thoái sâu hơn và kéo dài hơn” so với bất kỳ quốc gia nào trong nhóm các nước phát triển G7 - một diễn đàn chính sách toàn cầu đại diện cho bảy nền kinh tế tiên tiến nhất thế giới, vì khoảng 4/5 các nhà kinh tế học cho rằng Vương quốc Anh sẽ phải chịu gánh nặng của một cuộc suy thoái kéo dài hơn nữa hơn so với các nước còn lại trong nhóm, một cuộc khảo sát của Thời báo Tài chính (Financial Times) được công bố hồi đầu tuần cho biết.
Tờ Thời báo Tài chính đã thăm dò ý kiến của 101 nhà kinh tế học tại Vương quốc Anh về triển vọng kinh tế của quốc gia này so với các quốc gia G7 khác, nhận thấy rằng “phần lớn” các nhà kinh tế được khảo sát tin rằng Vương quốc Anh đang phải đối mặt với một đợt suy giảm kinh tế nghiêm trọng hơn nhiều và sẽ mất nhiều thời gian hơn để phục hồi sau đó.
Các nhà kinh tế đồng ý rằng lạm phát cao liên tục, lực lượng lao động bị thu hẹp, quan hệ thương mại với EU suy giảm và nguy cơ đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng do chiến tranh Ukraine gây ra là những yếu tố hàng đầu dẫn đến triển vọng tương đối ảm đạm của nền kinh tế Vương quốc Anh.
“Vương quốc Anh đang chịu một cú sốc năng lượng tồi tệ như ở châu Âu, một vấn đề lạm phát…tồi tệ như ở Mỹ, đồng thời cũng đối mặt với vấn đề thiếu nguồn cung lao động do sự kết hợp của Brexit và cuộc khủng hoảng của Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS),” ông Ricardo Reis - một nhà kinh tế được thăm dò và cũng là giáo sư tại Trường Kinh tế London, cho biết trong cuộc khảo sát.
Một năm khó khăn phía trước
Các nhà kinh tế được khảo sát dự đoán lạm phát sẽ trở lại bình thường vào năm 2024 khi lạm phát bắt đầu giảm bớt, nhưng phần còn lại của năm nay có thể sẽ là một chặng đường dài đối với nền kinh tế Vương quốc Anh.
Cuộc khảo sát cho thấy gánh nặng có thể sẽ đổ lên vai người tiêu dùng khi lạm phát gia tăng trong khi chi phí đi vay tăng lên cùng với việc Ngân hàng Trung ương Anh tăng lãi suất. Các từ được các nhà kinh tế sử dụng để mô tả triển vọng của người tiêu dùng trong năm tới trải dài từ “khủng khiếp” đến “khốn khổ”.
Lạm phát hàng năm ở Vương quốc Anh đạt 10,7% vào tháng trước và giống như nhiều quốc gia, ngân hàng trung ương Vương quốc Anh đã sử dụng một loạt các đợt tăng lãi suất vào năm ngoái để chống lạm phát.
Ngân hàng Trung ương Anh đã tăng lãi suất một lần nữa tại cuộc họp cuối cùng của năm 2022 vào tháng 12, cho thấy họ đã sẵn sàng “phản ứng mạnh” bằng nhiều đợt tăng lãi suất hơn nếu lạm phát có dấu hiệu kéo dài vào năm 2023.
Các nhà kinh tế được tờ Thời báo Tài chính khảo sát cho biết lạm phát có thể tiếp tục tăng cao một cách khó chịu dưới hình thức giá năng lượng tăng cao trong năm nay do dư chấn từ cuộc chiến ở Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trả đũa các biện pháp trừng phạt của phương Tây bằng cách hạn chế nghiêm ngặt khả năng Châu Âu có thể tiếp cận với khí đốt tự nhiên của Nga, khiến giá năng lượng tăng vọt vào năm ngoái. Việc siết chặt nguồn cung đã gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng ở Vương quốc Anh, do quốc gia này phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên để sản xuất 40% điện năng và 84% nguồn năng lượng phục vụ cho sưởi ấm, và không giống như EU, Anh có khả năng lưu trữ khí đốt rất hạn chế để sử dụng lại trong thời gian nhu cầu năng lượng cao tăng lên cao.
Vấn đề lạm phát của đất nước càng trở nên trầm trọng hơn do lực lượng lao động bị thu hẹp. Trong vài năm qua, Anh đã chứng kiến số lượng công nhân bỏ việc kỷ lục, chủ yếu là do các bệnh mãn tính và các vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia, số lượng công nhân nghỉ việc vì ốm đau đã tăng 500.000 người trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến tháng 11 năm 2022.
Lực lượng lao động bị thu hẹp cũng đã gây thiệt hại cho các dịch vụ công cộng ở Vương quốc Anh. Lực lượng lao động chăm sóc xã hội của đất nước đã giảm 50.000 người vào năm ngoái do tranh chấp tiền lương và bệnh tật, lần giảm đầu tiên trong một thập kỷ.
-
Yen Nhật có phiên tăng mạnh nhất 24 năm khi NHTW bất ngờ "hành động", euro, bảng Anh, Bitcoin, vàng cũng tăng mạnh, USD lao...
-
USD tăng trở lại, euro và bảng Anh giảm, thị trường chờ đợi bài phát biểu của chủ tịch Fed
-
USD lao dốc, yen Nhật, bảng Anh, vàng và bitcoin tăng vọt sau dữ liệu CPI của Mỹ
-
USD đi ngang, vàng tăng mạnh, bitcoin, bảng Anh và euro lao dốc
Cần rà soát lại nội dung Điều 15 dự thảo Luật Thuế GTGT
Mới đây, tại Tọa đàm “Áp thuế giá trị gia tăng phân bón: Vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững” do Tạp chí Năng lượng Mới/PetroTimes tổ chức, đại biểu Quốc hội...
Nguyên nhân chậm tiến độ giai đoạn 1 sân bay Long Thành
Chiều 20/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận hội trường về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành).
Mỹ tăng sản lượng dầu khí có kích hoạt phản ứng mới từ OPEC+?
Trong một báo cáo từ Stratas Advisors gửi đến AFP vào cuối ngày thứ Năm, công ty này cảnh báo rằng các dấu hiệu cho thấy Mỹ đang tăng cường sản lượng dầu có thể kích thích phản ứng từ OPEC+.
6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm từ ngày 14/1/2025
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu khai thác bay đêm từ 0h - 24h hàng ngày tại 6 Cảng hàng không từ ngày 14/1/2025.
Giá xăng dầu hôm nay 16/11: Thấp nhất trong 1 tháng trở lại đây, RON 95 sẽ còn giảm tiếp!
Cập nhật giá xăng dầu mới nhất chiều ngày 16/11.
Thành phố Hồ Chí Minh: Thành lập Tổ công tác giải quyết thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vừa ban hành Quyết định thành lập Tổ công tác giải quyết thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở thương mại,...
UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh trên địa bàn tỉnh,...
Hội nghị Ban Thường vụ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (mở rộng) lần thứ 5 - nhiệm kỳ V
Ngày 15/11, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (mở rộng) lần thứ 5 – Nhiệm kỳ V...
Kinh tế số Việt Nam giữ vững mức tăng trưởng ấn tượng
Theo Báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á của Google, Temasek và Bain & Company, năm 2024, kinh tế số Việt Nam tiếp tục giữ đà tăng trưởng hai con số...
Miễn, giảm và ghi nợ tiền sử dụng đất cho hộ khó khăn
Theo phản ánh của cử tri tỉnh Cà Mau, hiện nay vẫn còn nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không đủ điều kiện đăng ký quyền sử dụng đất,...
VPI dự báo giá xăng dầu giảm từ 0,5 - 2% trong kỳ điều hành ngày 14/11
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 14/11/2024,...
Meta (Facebook), Google, Apple... nắm giữ 90% thị phần thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam
Theo Tổng cục Thuế, các nhà cung cấp lớn như Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netflix, Apple... hiện nắm giữ khoảng 90% thị phần doanh thu từ dịch vụ thương mại điện tử...
Một số điểm sáng kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2024
Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế thế giới 10 tháng năm 2024 tiếp tục đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức nhưng dần ổn định khi thương mại hàng hóa...
Hà Nội: Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ số hoá Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải vừa ký Công văn số 3710/UBND-KSTTHC ngày 8/11/2024 về việc chuẩn bị mở rộng khai thác dữ liệu đất đai...
Hàng hóa mua từ sàn TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký tại Việt Nam sẽ không được thông quan
Ngày 8/11, Tổng cục Hải quan yêu cầu hải quan các địa phương không thông quan với những tờ khai vận chuyển hàng hóa có khai thông tin website...
Đại biểu Quốc hội đề nghị NHNN xem xét mua lại vàng miếng từ người dân
Theo Đại biểu Phạm Văn Hòa, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bán vàng miếng nhưng không mua lại từ thị trường, khiến người dân phải bán vàng ở "chợ đen"....
Việt Nam sẽ tiếp tục siết chặt quản lý các hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới
Thông tin tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long cho biết, Bộ Công Thương đã tích cực chỉ đạo...
4 nhóm giải pháp trọng tâm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95% theo kế hoạch Thủ tướng giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu nhiều giải pháp cho Chính phủ,...
Cân nhắc bổ sung quy định về ngưỡng nợ thuế tối thiểu áp dụng tạm hoãn xuất cảnh
Liên quan đến chính sách tạm hoãn xuất cảnh với người nợ thuế nhận được nhiều quan tâm của dư luận thời gian qua, Bộ Tài chính đã có thông báo cụ thể về nội dung này.